Phiếu bài tập tuần Toán 9 - Tuần 27

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 9 TUẦN 27

Đại số 9          §4+5:   Công thức nghiệm ( CT nghiệm thu gọn) của phương trình bậc hai

Hình học 9:   §6        Cung chứa góc

 

Bài 1:  Dùng công thức nghiệm của phương trình bậc hai để giải các phương trình sau:

  1. ${{x}^{2}}-5x+6=0$.
  1. ${{x}^{2}}-2x-1=0$.
  1. ${{x}^{2}}-2x+10=0$.
  1. $9{{x}^{2}}+12x+4=0$.

 

Bài 2:   Cho tam giác ABC vuông tại A (AB > AC), đường cao AH, trên tia HC lấy điểm D sao cho HD = HB. Đường tròn tâm H bán kính AH cắt AD tại E

a) Chứng minh 4 điểm A, H, E, C cùng nằm trên một đường tròn

b) Chứng minh $CE\bot AD$

Bài 3:    Cho đoạn thẳng BC = 4cm cố định. Một điểm A di động luôn nhìn B và C dưới một góc không đổi là 600. Tính bán kính cung chứa góc chứa điểm A dựng trên đoạn BC.

Bài 4:    Hãy tự lấy 5 ví dụ về phương trình bậc hai ẩn x tuỳ ý và giải các phương trình đó.

 

 

- Hết –

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1

a) ${{x}^{2}}-5x+6=0$

Phương trình có các hệ số $a=1;b=-5;c=6$

$\Delta ={{b}^{2}}-4ac={{5}^{2}}-4.1.6=1>0$

Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

$\,{{x}_{1}}=\dfrac{-b+\sqrt{\Delta }}{2a}=\dfrac{5+1}{2}=3$,${{x}_{2}}=\dfrac{-b-\sqrt{\Delta }}{2a}=\dfrac{5-1}{2}=2$

b) ${{x}^{2}}-2x-1=0$

Phương trình có các hệ số $a=1;b=-2;c=-1$

${\Delta }'={{{b}'}^{2}}-ac={{1}^{2}}+1=2>0$

Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

$\,{{x}_{1}}=\dfrac{-{b}'+\sqrt{{{\Delta }'}}}{a}=1+\sqrt{2}$,$\,{{x}_{2}}=\dfrac{-{b}'-\sqrt{{{\Delta }'}}}{a}=1-\sqrt{2}$

c) ${{x}^{2}}-2x+10=0$

Phương trình có các hệ số $a=1;b=-2;c=10$

${\Delta }'={{{b}'}^{2}}-ac={{1}^{2}}-10=-9<0$

Phương trình vô nghiệm.

d) $9{{x}^{2}}+12x+4=0$

Phương trình có các hệ số $a=9;b=12;c=4$

${\Delta }'={{{b}'}^{2}}-ac={{6}^{2}}-9.4=0$

Phương trình có nghiệm kép: $\,{{x}_{1}}={{x}_{2}}=\dfrac{-{b}'}{a}=\dfrac{-6}{9}=\dfrac{-2}{3}$ .

 

Bài 2:

HD: Có $\widehat{{{C}_{1}}}=\widehat{{{B}_{1}}}$ (hai góc cùng phụ với $\widehat{HAC}$ ) $\widehat{{{A}_{2}}}=\widehat{{{E}_{2}}}$ (tam giác HAE cân tại H)

$\widehat{{{A}_{2}}}=\widehat{{{A}_{1}}}$ (do AH vừa là đường cao, vừa là trung tuyến của tam giác ABD nên tam giác ABD cân tại A). Từ đó $\widehat{{{C}_{1}}}=\widehat{{{E}_{2}}}=\alpha $. Mà 2 góc này cùng nhìn cạnh AH dưới một góc không đổi nên E, C thuộc cung chứa góc $\alpha $dựng trên cạnh AH hay 4 điểm H,E,C,A cùng thuộc một đường tròn.

b) Có $\widehat{AHC}=\widehat{AEC}={{90}^{0}}$ cùng chắn cung AE của đường tròn ngoại tiếp tứ giác AHEC. Nên $CE\bot AD$

 ​​​​

Bài 3:

Quĩ tích điểm A là cung chứa góc 600  dựng trên đoạn BC. Vẽ tia Bx sao cho $\widehat {xBC} = {60^0}$ .Vẽ tia  By ^ Bx. By cắt đường trung trực của BC tại O.

Ta có O là tâm của cung chứa góc và OB là bán kính.

Ta có $BM = \dfrac{1}{2}BC = 2cm;\widehat {MOB} = {60^0}$  

 $OB = \dfrac{{BM}}{{\sin \widehat {BOM}}} = \dfrac{2}{{\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}}} = \dfrac{{4\sqrt 3 }}{3}$  cm.

 

HẾT

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản