Phiếu bài tập tuần Toán 9 - Tuần 18 - KTHK1

Description: Kết quả hình ảnh cho biểu tượng olympic ĐỀ KIỂM TRA TOÁN 9 HỌC KÌ I – ĐỀ 02

 

Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau (không sử dụng máy tính):

a) $2\sqrt{27}-\sqrt{\dfrac{16}{3}}-\sqrt{48}-\sqrt{8\dfrac{1}{3}}$

b) $\dfrac{\sqrt{10}-\sqrt{2}}{\sqrt{5}-1}+\dfrac{\sqrt{2}-2}{\sqrt{2}-1}+2016$

c) $\sqrt{9+4\sqrt{5}}-\sqrt{6-2\sqrt{5}}$

Bài 2: Cho biểu thức

               Q=$\left( \dfrac{\sqrt{x}}{1-\sqrt{x}}+\dfrac{\sqrt{x}}{1+\sqrt{x}} \right)+\dfrac{3-\sqrt{x}}{x-1}$    với x  $\ge $    0   x $\ne $ 1

  1. Rút gọn Q
  2. Tìm x để Q = -1  

Bài 3: Cho hàm số y = 2x – 1 có đồ thị là (d1) và hàm số $y=-\dfrac{1}{2}x+4$ có đồ thị là (d2)

a) Vẽ (d1) và (d2) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

            b) Tìm tọa độ giao điểm A của (d1) và (d2) bằng phép tính.

c) Gọi B, C lần lượt là các giao điểm của $\left( {{d}_{1}} \right)$, $\left( {{d}_{2}} \right)$ với trục $Oy$. Tính diện tích tam giác ABC.

Bài 4: Cho $\Delta IEN$ có IN = 10, IE = 26, EN = 24. Vẽ đường tròn (I; IN).

  1. Chứng minh EN là tiếp tuyến của đường tròn (I; IN).
  2. Vẽ tiếp tuyến EM của đường tròn (I; IN), M khác N. Chứng minh $MN \bot IE$.
  3. Tính diện tích $\Delta EMN$.

 

HẾT

 

 

 

 

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1:

$\begin{array}{l}
{\rm{a) }}2\sqrt {27}  - \sqrt {\dfrac{{16}}{3}}  - \sqrt {48}  - \sqrt {8\dfrac{1}{3}} \\
 = 6\sqrt 3  - \dfrac{{4\sqrt 3 }}{3} - 4\sqrt 3  - \dfrac{{5\sqrt 3 }}{3}\\
 = 2\sqrt 3  - 3\sqrt 3  =  - \sqrt 3 
\end{array}$

$b)\text{ }\dfrac{\sqrt{10}-\sqrt{2}}{\sqrt{5}-1}+2016+\dfrac{\sqrt{2}-2}{\sqrt{2}-1}$

$=\dfrac{\sqrt{2}(\sqrt{5}-1)}{\sqrt{5}-1}-\dfrac{\sqrt{2}(\sqrt{2}-1)}{\sqrt{2}-1}+2016$

$=\sqrt{2}-\sqrt{2}+2016$

 = 2016

c)  $\sqrt{9+4\sqrt{5}}-\sqrt{6-2\sqrt{5}}$

$=\sqrt{5+2.2\sqrt{5}+4}-\sqrt{5-2\sqrt{5}+1}$

$=\sqrt{{{\left( \sqrt{5}+2 \right)}^{2}}}-\sqrt{{{\left( \sqrt{5}-1 \right)}^{2}}}$

$=\sqrt{5}+2-\left( \sqrt{5}-1 \right)$

$\begin{array}{l}
 = \sqrt 5  + 2 - \sqrt 5  + 1\\
 = 3
\end{array}$

 

Bài 2:

  1. $Q=\left( \dfrac{\sqrt{x}}{1-\sqrt{x}}+\dfrac{\sqrt{x}}{1+\sqrt{x}} \right)+\dfrac{3-\sqrt{x}}{x-1}$

 = $\dfrac{3\sqrt{x}-3}{1-x}=\dfrac{-3}{1+\sqrt{x}}$

 

$\begin{array}{l}
b)\;Q =  - 1 \Leftrightarrow \dfrac{{ - 3}}{{1 + \sqrt x }} =  - 1\\
 \Leftrightarrow 1 + \sqrt x  = 3\\
 \Leftrightarrow \sqrt x  = 2 \Leftrightarrow x = 4
\end{array}$

Bài 3:

Đường thẳng$\left( {{d}_{1}} \right):y=-3x+3$đi qua hai điểm $P\left( 0;3 \right)$ và $Q\left( 1;0 \right)$

Đường thẳng$\left( {{d}_{2}} \right):y=3x-6$$y=-3x+3$đi qua hai điểm $K\left( 0;-6 \right)$ và $T\left( 2;0 \right)$

Đồ thị:

                                                               $y=-3x+3$                    $y=3x-6$

b) Hoành độ giao điểm của $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$ là nghiệm phương trình: $-3x+3=3x-6\Leftrightarrow x=\dfrac{3}{2}$

Với $x=\dfrac{3}{2}$ ta có$y=-\dfrac{3}{2}$ . Vậy $A\left( \dfrac{3}{2};-\dfrac{3}{2} \right)$ .

c) Ta có $B={{d}_{1}}\cap Oy\Rightarrow B\left( 0;3 \right)$; $C={{d}_{2}}\cap Oy\Rightarrow C\left( 0;-6 \right)$

Gọi H là chân đường cao kẻ từ A đến trục Oy

$\Rightarrow H\left( 0;-\dfrac{3}{2} \right)\Rightarrow AH=\dfrac{3}{2}$

Ta lại có: $BC=OB+OC=3+6=9$. Vậy ${{S}_{\Delta ABC}}=\dfrac{1}{2}AH.BC=\dfrac{1}{2}.\dfrac{3}{2}.9=\dfrac{27}{4}$ (đvdt).

Bài 4:

a) Tam giác IEN có $I{{N}^{2}}+N{{E}^{2}}={{10}^{2}}+{{24}^{2}}=676$

$\Leftrightarrow I{{N}^{2}}+N{{E}^{2}}=I{{E}^{2}}$

Suy ra tam giác IEN vuông tại N

Suy ra $IN\bot NE$                                                            (1)

Mà IN là bán kính của đường tròn $\left( I;IN \right)$            (2)

Từ (1) và (2) suy ra EN là tiếp tuyến của đường tròn $\left( I;IN \right)$

b) Gọi H là giao điểm của $MN$ và $IE$.

Xét $\Delta EHN$ và $\Delta EHM$, ta có:

$EN=EM$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)                  (3)

$\widehat{NEH}=\widehat{MEH}$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)        (4)

$EH$ là cạnh chung                                                                         (5)

Từ (3), (4), (5) suy ra $\Delta EHN=\Delta EHM$

Suy ra $HN=HM$                                                                (6)

Ta lại có $MN$ là dây cung của đường tròn (I;IN)         (7)

Từ (6), (7) suy ra $MN\bot HE$ $\Rightarrow MN\bot IE$

c) Xét tam giác IEN vuông tại N, ta có: $\dfrac{1}{H{{N}^{2}}}=\dfrac{1}{I{{N}^{2}}}+\dfrac{1}{N{{E}^{2}}}$

$\dfrac{1}{H{{N}^{2}}}=\dfrac{1}{{{10}^{2}}}+\dfrac{1}{{{24}^{2}}}\Rightarrow HN=\dfrac{120}{13}$

                     

Xét tam giác EHN vuông tại H, ta có: $H{{E}^{2}}=E{{N}^{2}}-H{{N}^{2}}$

$\Leftrightarrow H{{E}^{2}}={{24}^{2}}-{{\left( \dfrac{120}{13} \right)}^{2}}\Rightarrow HE=\dfrac{288}{13}$

${{S}_{\Delta EHN}}=\dfrac{1}{2}.HN.HE=\dfrac{1}{2}.\dfrac{120}{13}.\dfrac{288}{13}=\dfrac{17280}{169}$ (đvdt).

${{S}_{\Delta EMN}}=2{{S}_{\Delta EHN}}=2.\dfrac{17280}{169}=\dfrac{34560}{169}$ (đvdt).

 

- Hết -

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản