Phiếu bài tập tuần Toán 9 - Tuần 04

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 9 TUẦN 04

Đại số 9 § 6, 7: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn bậc hai

Hình học 9:   Luyện tập: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

Bài 1: Rút gọn biểu thức.

$A=(2\sqrt{3}-5\sqrt{27}+4\sqrt{12}):\sqrt{3}$

$B=\sqrt{3}-\sqrt{12}+\sqrt{27}$

$C=\sqrt{27}-2\sqrt{12}-\sqrt{75}$

$D=2\sqrt{3}+3\sqrt{27}-\sqrt{300}$

$M=(3\sqrt{50}-5\sqrt{18}+3\sqrt{8}).\sqrt{2}$

$N=2\sqrt{32}-5\sqrt{27}-4\sqrt{8}+3\sqrt{75}$

Bài 2:    So sánh

1 và $\sqrt{2}$

2 và $\sqrt{2}+1$

2 và $\sqrt{3}$

7 và $5\sqrt{2}$

7 và $\sqrt{47}$

1 và $\sqrt{3}$ - 1           

2$\sqrt{31}$ và 10

-5 và -$\sqrt{29}$

Bài 3:  Rút gọn

$A=\sqrt{1-4a+4{{a}^{2}}}-2a$ với $a\ge 0,5$

$C=\sqrt{x-2\sqrt{x}+1}+\sqrt{x+2\sqrt{x}+1}$ với $x\ge 0$

$B=\sqrt{x-2+2\sqrt{x-3}}$ với $x\ge 3$

$D=\sqrt{x+2\sqrt{x-1}}+\sqrt{x-2\sqrt{x-1}}$ với $x\ge 1$

 

Bài 4:  Cho hình thang ABCD, $\hat A = \hat D = {90^o}$  Hai đường chéo vuông góc với nhau tại O. Biết OB = 5,4cm; OD = 15cm.

  1. Tính diện tích hình thang;
  2. Qua O vẽ một đường thẳng song song với hai đáy, cắt AD và BC lần lượt tại M và N. Tính độ dài MN.

Bài 5:  Cho tam giác nhọn ABC. Ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Trên các đoạn thẳng HA, HB, HC lần lượt lấy các điểm M, N, P sao cho $\widehat {BCM}$ = $\widehat {CAN}$ = $\widehat {APB}$ = ${90^o}$. Chứng minh rằng các tam giác ANP, BMP và CMN là những tam giác cân.

 

 

 

 

 

- Hết –

 

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1: Rút gọn biểu thức.

 

$\begin{array}{l}
A = (2\sqrt 3  - 5\sqrt {27}  + 4\sqrt {12} ):\sqrt 3 \\
 = (2\sqrt 3  - 5.3\sqrt 3  + 4.2\sqrt 3 ):\sqrt 3 \\
 =  - 5\sqrt 3 :\sqrt 3  =  - 5
\end{array}$

$\begin{array}{l}
B = \sqrt 3  - \sqrt {{2^2}.3}  + \sqrt {{3^2}.3} \\
 = \sqrt 3  - 2\sqrt 3  + 3\sqrt 3  = 2\sqrt 3 
\end{array}$

$\begin{array}{l}
C = \sqrt {27}  - 2\sqrt {12}  - \sqrt {75} \\
 = 3\sqrt 3  - 4\sqrt 3  - 5\sqrt 3  =  - 6\sqrt 3 
\end{array}$
$\begin{array}{l}
B = 2\sqrt 3  + 3\sqrt {27}  - \sqrt {300} \\
 = 2\sqrt 3  + 3\sqrt {{3^2}.3}  - \sqrt {{{10}^2}.3} \\
 = 2\sqrt 3  + 3.3.\sqrt 3  - 10\sqrt 3 \\
 = \sqrt 3 
\end{array}$

$\begin{array}{l}
M = (3\sqrt {50}  - 5\sqrt {18}  + 3\sqrt 8 ).\sqrt 2 \\
 = (15\sqrt 2  - 15\sqrt 2  + 6\sqrt 2 ).\sqrt 2 \\
 = 6\sqrt 2 .\sqrt 2  = 12
\end{array}$

$N = 2\sqrt {32}  - 5\sqrt {27}  - 4\sqrt 8  + 3\sqrt {75} $

$ = 2\sqrt {{4^2}.2}  - 5.\sqrt {{3^2}.3}  - 4.\sqrt {{2^2}.2}  + 3.\sqrt {{5^2}.3} $

$ = 8\sqrt 2  - 15\sqrt 3  - 8\sqrt 2  + 15\sqrt 3 $

=0

 

Bài 2:    HD

$\sqrt{1}<\sqrt{2}$

$1+1<\sqrt{2}+1$

$\sqrt{4}>\sqrt{3}$

$\sqrt{49}<\sqrt{50}$

$\sqrt{49}>\sqrt{47}$

$\begin{array}{l}
\sqrt 4  > \sqrt 3 \\
\sqrt 4  - 1 > \sqrt 3  - 1
\end{array}$

$\sqrt{124}>\sqrt{100}$

\[\begin{array}{l}
\sqrt {25}  < \sqrt {29} \\
 - \sqrt {25}  >  - \sqrt {29} 
\end{array}\]

 

Bài 3:  Rút gọn

$\begin{array}{l}
A = \sqrt {1 - 4a + 4{a^2}}  - 2a = \left| {2{\rm{a}} - 1} \right| - 2{\rm{a}}\\
a \ge \frac{1}{2} \Rightarrow A = 2{\rm{a}} - 1 - 2{\rm{a}} =  - 1
\end{array}$

$\begin{array}{l}
C = \sqrt {x - 2\sqrt x  + 1}  + \sqrt {x + 2\sqrt x  + 1} \\
 = \sqrt {{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)}^2}}  + \sqrt {{{\left( {\sqrt x  + 1} \right)}^2}} \\
 = \left| {\sqrt x  - 1} \right| + \left| {\sqrt x  + 1} \right|\\
x \ge 1 \Rightarrow C = \sqrt x  - 1 + \sqrt x  + 1 = 2\sqrt x \\
0 \le x < 1 \Rightarrow C =  - \sqrt x  + 1 + \sqrt x  + 1 = 2
\end{array}$

$\begin{array}{l}
B = \sqrt {x - 2 + 2\sqrt {x - 3} } \\
 = \sqrt {{{\left( {\sqrt {x - 3}  + 1} \right)}^2}} \\
 = \left| {\sqrt {x - 3}  + 1} \right|\\
x > 3 \Rightarrow B = \sqrt {x - 3}  + 1
\end{array}$

$\begin{array}{l}
D = \sqrt {x + 2\sqrt {x - 1} }  + \sqrt {x - 2\sqrt {x - 1} } \\
 = \sqrt {{{\left( {\sqrt {x - 1}  + 1} \right)}^2}}  + \sqrt {{{\left( {\sqrt {x - 1}  - 1} \right)}^2}} \\
 = \left| {\sqrt {x - 1}  + 1} \right| + \left| {\sqrt {x - 1}  - 1} \right|\\
x \ge 2 \Rightarrow D = \sqrt {x - 1}  + 1 + \sqrt {x - 1}  - 1 = 2.\sqrt {x - 1} \\
1 \le x < 2 \Rightarrow D = \sqrt {x - 1}  + 1 - \sqrt {x - 1}  + 1 = 2
\end{array}$

 

 

Description: Description: Description: H

 

Bài 4 * Tìm cách giải  

Đã biết đường chéo BD nên cần tìm đường chéo AC

là có thể tính được diện tích hình thang.

Muốn vậy phải tính OA và OC.

 

* Trình bày lời giải

a) · Xét $\Delta ABD$ vuông tại A có $AO \bot BD$ nên OA2 = OB.OD (hệ thức 2).

Do đó OA2 = 5,4.15 = 81 $ \Rightarrow OA = 9$ (cm).

 ·Xét $\Delta ACD$ vuông tại D có $OD \bot AC$ nên OD2 = OA.OC (hệ thức 2).

 $OC = \frac{{O{D^2}}}{{OA}} = \frac{{{{15}^2}}}{{9}} = 25$  (cm).

Do đó AC = 25 + 9 = 34 (cm); BD = 5,4 + 15 = 20,4 (cm).

Diện tích hình thang ABCD là:  $S = \frac{{AC.BD}}{2} = \frac{{(34.20,4)}}{2} = 346,8$  (cm2).

b) Xét $\Delta ADC$ có OM // CD nên  $\frac{{OM}}{{CD}} = \frac{{AO}}{{AC}}$  (hệ quả của định lí Ta-lét).       (1)

Xét $\Delta BDC$ có ON // CD nên  $\frac{{ON}}{{CD}} = \frac{{BN}}{{BC}}$  (hệ quả của định lí Ta-lét).             (2)

Xét $\Delta ABC$ có ON // AB nên  $\frac{{AO}}{{AC}} = \frac{{BN}}{{BC}}$  (định lí Ta-lét).                                 (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra  $\frac{{OM}}{{CD}} = \frac{{ON}}{{CD}}$  

Do đó OM = ON.

Xét $\Delta AOD$ vuông tại O, $OM \bot AD$  nên $\frac{1}{O{{M}^{2}}}=\frac{1}{O{{A}^{2}}}+\frac{1}{O{{D}^{2}}}$  (hệ thức 4).

Do đó $\Leftrightarrow \frac{1}{O{{M}^{2}}}=\frac{1}{{{9}^{2}}}+\frac{1}{{{15}^{2}}}$ $ \Rightarrow OM \approx 7,7$cm  (cm).

Suy ra MN ≈ 7,7.2 = 15,4 (cm).

 

 

 

 

Bài 5: 

 

a) Xét $\Delta ANC$  vuông tại N, đường cao NE ta có: AN2 = AC.AE (hệ thức 1) (1)

Xét $\Delta APB$  vuông tại P, đường cao PF ta có: AP2 = AB.AF (hệ thức 1)         (2)

Mặt khác $\Delta ABE$  # $\Delta ACF$  (g.g). Suy ra   $\frac{{AB}}{{AC}}  = \frac{{AE}}{{AF}}$  do đó AC.AE = AB.AF.   (3)

Từ (1), (2), (3) ta được AN2 = AP2

hay AN = AP. Vậy $\Delta ANP$  cân tại A.

Chứng minh tương tự ta được  $\Delta BMP$  và $\Delta CMN$  cân.

 

HẾT

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản