Phiếu bài tập tuần Toán 9 - Tuần 17 - KT

Description: Kết quả hình ảnh cho biểu tượng olympic ĐỀ KIỂM TRA TOÁN 9 HỌC KÌ I – ĐỀ 01

 

Bài 1:  (3,5đ) Tính:                           

          a) $A=\sqrt{12}-2\sqrt{48}+\dfrac{7}{5}\sqrt{75}$                                        b) $B=\sqrt{14-6\sqrt{5}}+\sqrt{{{\left( 2-\sqrt{5} \right)}^{2}}}$

          c) $C=\left( \sqrt{6}-\sqrt{2} \right)\sqrt{2+\sqrt{3}}$                               d) $D=\dfrac{5+\sqrt{5}}{\sqrt{5}+2}+\dfrac{\sqrt{5}-5}{\sqrt{5}}-\dfrac{11}{2\sqrt{5}+3}$

Bài 2:  (1,5đ) Cho biểu thức $M=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{6\sqrt{x}-3}{\left( \sqrt{x}-1 \right)\left( \sqrt{x}+2 \right)}$  với x $\ge $ 0 và x$\ne $1  

         a) Rút gọn M.

         b) Tìm số nguyên x để M có giá trị là số nguyên.

 

Bài 3:  (1,5đ) Cho hàm số y = 2x + 4 có đồ thị là (d1)

                     và hàm số y = x + 1 có đồ thị là (d2)          

  1. Vẽ (d1) và (d2) trên cùng một mặt phẳng toạ độ Oxy.                                                         
  2. Xác định các hệ số a, b của đường thẳng (d3): y = ax + b. Biết (d3) song song với (d1) và  (d3) cắt (d2) tại một điểm có hoành độ bằng 2.

 

Bài 4 : Cho đường tròn (O; R) có đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax, By của đường tròn (O) , trên đường tròn (O) lấy một điểm E bất kì (E khác A; B). Tiếp tuyến tại E của đường tròn (O) cắt Ax và By lần lượt tại C, D.

a) Chứng minh: CD = AC + BD.                                                                              (1đ)

b) Vẽ $EF \bot AB$  tại F, BE cắt AC tại K. Chứng minh: AF.AB =KE.EB                 (1đ)

c) EF cắt CB tại I. Chứng minh:  $\Delta $AFC #$\Delta $BFD.

     suy ra FE là tia phân giác của $\widehat {CED}$  .                                                               (0,75đ)

d) EA cắt CF tại M. EB cắt DF tại N. Chứng minh M, I, N thẳng hàng.           (0,75đ)

 

 

- Hết –

 

 

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

 Bài 1

$A=\sqrt{12}-2\sqrt{48}+\dfrac{7}{5}\sqrt{75}=2\sqrt{3}-2.4\sqrt{3}+\dfrac{7}{5}.5\sqrt{3}=...=\sqrt{3}$

1,0

$B=\sqrt{14-6\sqrt{5}}+\sqrt{{{\left( 2-\sqrt{5} \right)}^{2}}}=\sqrt{{{\left( 3-\sqrt{5} \right)}^{2}}}+\sqrt{{{\left( 2-\sqrt{5} \right)}^{2}}}=\left| 3-\sqrt{5} \right|+\left| 2-\sqrt{5} \right|=...=1$

1,0

$C=\left( \sqrt{6}-\sqrt{2} \right)\sqrt{2+\sqrt{3}}=\left( \sqrt{3}-1 \right)\sqrt{2}\sqrt{2+\sqrt{3}}=...=\left( \sqrt{3}-1 \right)\left( \sqrt{3}+1 \right)=2$

0,75

$D=\dfrac{5+\sqrt{5}}{\sqrt{5}+2}+\dfrac{\sqrt{5}-5}{\sqrt{5}}-\dfrac{11}{2\sqrt{5}+3}=\dfrac{(5+\sqrt{5})(\sqrt{5}-2)}{(\sqrt{5}+2)(\sqrt{5}-2)}+\dfrac{\sqrt{5}(1-\sqrt{5})}{\sqrt{5}}-\dfrac{11(2\sqrt{5}-3)}{(2\sqrt{5}+3)(2\sqrt{5}-3)}$

0,5

$=\dfrac{5\sqrt{5}-10+5-2\sqrt{5}}{5-4}+\dfrac{(1-\sqrt{5})}{1}-\dfrac{11(2\sqrt{5}-3)}{20-9}=...=-1$

0,25

Bài 2:

$M=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{6\sqrt{x}-3}{\left( \sqrt{x}-1 \right)\left( \sqrt{x}+2 \right)}$ với x $\ge $ 0 và x$\ne$1                                 

 

$\begin{array}{l}
 = \dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x  + 2} \right)}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}} - \dfrac{{6\sqrt x  - 3}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}\\
 = \dfrac{{x - 4\sqrt x  + 3}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}\\
 = \dfrac{{x - 3\sqrt x  - \sqrt x  + 3}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}\\
 = \dfrac{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  - 3} \right)}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}} = \dfrac{{\sqrt x  - 3}}{{\sqrt x  + 2}}
\end{array}$

 

 

 

 

1

b) $M=\dfrac{\sqrt{x}-3}{\sqrt{x}+2}=\dfrac{\sqrt{x}+2-5}{\sqrt{x}+2}=1-\dfrac{5}{\sqrt{x}+2}$

 

Để M có giá trị nguyên thì 5$\vdots \left( \sqrt{x}+2 \right)$

Mà $\sqrt{x}+2$> 0 $\Rightarrow \sqrt{x}+2\in \left\{ 1;5 \right\}$

$\sqrt{x}+2=1\Leftrightarrow \sqrt{x}=-1$ (vô lí)

$\sqrt{x}+2=5\Leftrightarrow \sqrt{x}=3\Leftrightarrow x=9$(thỏa ĐK).  Vậy x = 9 thì M có giá trị nguyên                

 

0,25

 

 

 

0,25

Bài 3: (1,5đ) – Làm hết ý a được 1 điểm, làm hết ý b được 0,5 điểm

y = 2x + 4 có đồ thị là (d1) và hàm số y = x + 1 có đồ thị là (d2)

Bảng giá trị:

x

0

-2

y = 2x + 4

4

0

 

x

0

1

y = x + 1

1

0

 

Đồ thị hàm số (d1) là đường thẳng đi qua hai điểm (0;4) và (-2; 0)

Đồ thị hàm số (d2) là đường thẳng đi qua hai điểm (0;1) và (1;0)

b)

(d3) // (d1) $\Leftrightarrow a=2$ và b$\ne $4

$\Rightarrow $(d3): y = 2x + b                                                              

Gọi A(2; y0) là giao điểm của (d3) và (d2)

A(2; y0) $\in $(d2) $\Leftrightarrow $y0 = – 2 + 1 = – 1 $\Rightarrow $A(2; –1)

A(2; –1) $\in $ (d3) $\Leftrightarrow $ –1 =2.2 + b $\Leftrightarrow $b = – 5    

                                                                      

Vậy (d3): y = 2x – 5

Bài 4 :

a) Chứng minh: CD = AC + BD.

 Ta có AC = CE  và ED = BD (t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau)   0,5đ

$\Rightarrow $AC + BD = CE + ED = CD                                                   0,5đ                                                                                      

b) Chứng minh:  AF.AB = KE.EB.

Xét $\Delta $ABE nội tiếp đường tròn có AB là đường kính

$\Rightarrow $ $\Delta $ABE vuông tại E               

Xét $\Delta $ABE vuông tại E có đường cao EF $\Rightarrow $AF.AB = AE2  0,5

Xét  $\Delta $ABK vuông tại A có đường cao AE $\Rightarrow $KE.EB = AE2                                              

Vậy AF.AB = KE.EB (= AE2)                                               (0,5đ)

 

c) Chứng minh: $\Delta $AFC # $\Delta $BFD  suy ra FE là tia phân giác góc $\widehat{CFD}$

    Ta có EF // BD // AC  $\Rightarrow \dfrac{CE}{ED}=\dfrac{CI}{IB}=\dfrac{AF}{FB}$(Thales).

       Mà CE = CA và DE = DB ( t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau )

       $ \Rightarrow \frac{{CA}}{{DB}} = \frac{{AF}}{{FB}}$  và $\widehat {CAF} = \widehat {FBD} = {90^O}$

      $\Rightarrow \Delta $AFC  #$\Delta $BFD (cgc)                                                                            0,5đ              

$\Rightarrow \widehat{AFC}=\widehat{BFD}$(góc t/ư)                                                      

$\Rightarrow \widehat{CFE}=\widehat{EFD}$(phụ với 2 góc = nhau) $\Rightarrow $ FE là tia phân giác góc $\widehat{CFD}$          0,25đ

 

d) Chứng minh: M, I, N thẳng hàng

    * CA = CE, OA = OE $\Rightarrow $ OC là đường trung trực của AE,

                                               BE $\bot $AE $\Rightarrow $BK// CO mà O là trung điểm của AB

       $\Rightarrow $C là trung điểm của AK

     EF // AK $\Rightarrow \dfrac{EI}{KC}=\dfrac{BI}{BC}=\dfrac{IF}{CA}$mà AC = KC $\Rightarrow $EI = IF                                           0,25đ

    * Tia IM cắt AC tại P. Tia IN cắt BD tại Q

      $\left. {\begin{array}{*{20}{c}}
{CP//IF \Rightarrow \dfrac{{CP}}{{IF}} = \dfrac{{MP}}{{MI}}}\\
{PA//IE \Rightarrow \dfrac{{PA}}{{IE}} = \dfrac{{MP}}{{MI}}}
\end{array}} \right\} \Rightarrow \dfrac{{CP}}{{IF}} = \dfrac{{PA}}{{IE}} \Rightarrow PC = PA$

   * C/m tương tự  Q là trung điểm của BD

   * $IE//BD\Rightarrow \dfrac{CI}{IB}=\dfrac{CE}{ED}=\dfrac{CA}{BD}=\dfrac{2CP}{2QB}=\dfrac{CP}{QB}$ và $\Rightarrow \widehat{PCI}=\widehat{QBI}$

     Vậy $\Delta PCI\backsim \Delta QBI\left( cgc \right)\Rightarrow \widehat{PIC}=\widehat{QIB}\Rightarrow $ $\widehat{QIB}+\widehat{PIB}=\widehat{PIC}+\widehat{PIB}={{180}^{0}}$

      $\Rightarrow $P, I, Q thẳng hàng $\Rightarrow $ M, I, N thẳng hàng.                                                    0,25đ

 

                      Học sinh có cách giải khác chính xác giáo viên cho trọn điểm.

- Hết –

 

Description: Kết quả hình ảnh cho mẫu hoa văn

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản