Phiếu bài tập tuần Toán 9 - Tuần 23

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 9 TUẦN 23

Đại số 9                      § 1; Hàm số y = ax2

Hình học 9:               §2: Liên hệ giữa cung và dây.

Bài 1: Cho hàm số $y=\left( 1-\sqrt{m-1} \right){{x}^{2}}$

  1. Tìm điều kiện để hàm số đồng biến khi x < 0.
  2. Tìm điều kiện để hàm số nghịch biến khi x < 0.
  3. Tính m để đồ thị hàm số đi qua điểm $A(-\sqrt{2};2)$.

Bài 2:  Cho hàm số $y=f(x)=\text{a}{{\text{x}}^{2}}$ có đồ thị (P) đi qua $A\left( -3;\,\,\,\dfrac{9}{4} \right)$.

  1. Tính a.
  2. Các điểm nào sau đây thuộc (P): $B(-3\sqrt{2};\,\,4);\,\,C(-2\sqrt{3};\,\,3)$.
  3. Tính $f\left( -\dfrac{\sqrt{3}}{2} \right)$ và tính x nếu f(x) = 8.

Bài 3:   Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O) có AC = 40cm. BC = 48cm. Tính khoảng cách từ O đến BC.

Bài 4: Cho hình bên, biết AB = CD. Chứng minh rằng:

  1. MH = MK.
  2. MB= MD .
  3. Chứng minh tứ giác ABDC là hình thang cân.

 

 

Bài 5:

Cho đường tròn (O; R) và dây AB. Gọi M và N lần lượt là điểm chính giữa các cung nhỏ AB, cung lớn AB và P là trung điểm của dây cung AB.

a) Chứng minh bốn điểm M, N, O, P thẳng hàng.

b)  Xác định số đo của cung nhỏ AB để tứ giác AMBO là hình thoi.

 

 

 

- Hết –

 

 

 

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1           Hàm số $y=\left( 1-\sqrt{m-1} \right){{x}^{2}}$ (ĐK: $m\ge 1$; $m\ne 2$ )

  1. Tìm điều kiện để hàm số đồng biến khi x < 0.

*  Để hàm số đồng biến khi x < 0

               $\Leftrightarrow $$1-\sqrt{m-1}<0\Leftrightarrow \sqrt{m-1}>1\Leftrightarrow m-1>1\Leftrightarrow m>2$

               * Vậy để hàm số đồng biến khi x < 0 $\Leftrightarrow m>2$

  b) Tìm điều kiện để hàm số nghịch biến khi x < 0.

*  Để hàm số nghịch biến khi x < 0

               $\Leftrightarrow $$1-\sqrt{m-1}>0\Leftrightarrow \sqrt{m-1}<1\Leftrightarrow m-1<1\Leftrightarrow m<2$

               * Vậy để hàm số nghịch biến khi x < 0 $\Leftrightarrow 1<m<2$

c) Tính m để đồ thị hàm số đi qua điểm $A(-\sqrt{2};2)$.

                * Để đồ thị hàm số đi qua điểm $A(-\sqrt{2};2)$

                    $\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow \left( {1 - \sqrt {m - 1} } \right){( - \sqrt 2 )^2} = 2 \Leftrightarrow \left( {1 - \sqrt {m - 1} } \right).2 = 2\\
 \Leftrightarrow 1 - \sqrt {m - 1}  = 1 \Leftrightarrow \sqrt {m - 1}  = 0 \Leftrightarrow m - 1 = 0 \Leftrightarrow m = 1(tm)
\end{array}$. KL : vậy m = 1 là giá trị cần tìm.

Bài 2:

a) Đồ thị (P) đi qua $A\left( -3;\,\,\,\dfrac{9}{4} \right)$$\Rightarrow \dfrac{9}{4}=a{{\left( -3 \right)}^{2}}\Rightarrow a=\dfrac{1}{4}$.

b) Thay $B\left( -3\sqrt{2};4 \right)$ vào (P) ta được: $4=\dfrac{1}{4}{{\left( -3\sqrt{2} \right)}^{2}}\Leftrightarrow 4=\dfrac{9}{2}$  (vô lý)

Vậy B không thuộc (P).

Thay $C\left( -2\sqrt{3};3 \right)$ vào (P) ta được: $3=\dfrac{1}{4}{{\left( -2\sqrt{3} \right)}^{2}}\Leftrightarrow 3=3$ (đúng)

Vậy C thuộc (P).

c) Ta có: $f\left( \dfrac{-\sqrt{3}}{2} \right)=\dfrac{1}{4}{{\left( \dfrac{-\sqrt{3}}{2} \right)}^{2}}=\dfrac{3}{16}$.

$f(x)=8\Leftrightarrow \dfrac{1}{4}{{x}^{2}}=8\Leftrightarrow {{x}^{2}}=32\Leftrightarrow x=\pm 4\sqrt{2}$

KL $x=\pm 4\sqrt{2}$ thì $f(x)=8$

 

Bài 3:  

Kẻ đường cao AH. Ta tính được AH = 32cm. Đặt OH = x. Kẻ $OM \bot AC$ .

Ta có: ∆ AMO $\#$  ∆AHC (g.g)

$ \Rightarrow \dfrac{{AO}}{{AC}} = \dfrac{{AM}}{{AH}} \Rightarrow \dfrac{{32 - x}}{{40}} = \dfrac{{20}}{{32}}$ .Từ đó x = 7cm.

 

Bài 4:

  1. AB = CD ⇒ OH = OK.

∆OMH và  ∆OMK có $\widehat {OHM} = \widehat {OKM} = {90^0}$ , OM chung, OH = OK

suy ra ∆OMH = ∆ OMK  MH = MK.

  1. AB = CD mà $OH \bot AB;OK \bot CD$

Suy ra AH = HB = CK = KD. Mặt khác MB = MH – HB; MD = MK – KD. Do đó MB = MD.

  1. Ta có MA = MH + HA; MC = MK + KC suy ra MA = MC.

∆MAC cân tại M

$\widehat {MAC} = \widehat {MCA} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat M}}{2}$

∆MBD cân tại M  

$\widehat {MBD} = \widehat {MDB} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat M}}{2}$

Từ đó suy ra $\widehat {MAC} = \widehat {MBD}$  mà $\widehat {MAC} = \widehat {MCA}$ nên ABDC là hình thang cân.

Bài 5:

Ta có $\overset\frown{MA}=\overset\frown{MB}\Rightarrow $  MA = MB

$\overset\frown{NA}=\overset\frown{NB}\Rightarrow $  NA = NB . Mặt khác PA = PB; OA = OB, nên bốn điểm N, M, O, P thẳng hàng (vì cùng nằm trên đường trung trực của AB).

b) Tứ giác AMBO là hình thoi

$ \Leftrightarrow OA = AM = MB = BO \Leftrightarrow $ $\Delta AOM$  đều

$ \Leftrightarrow \widehat {AOM} = {60^0} \Leftrightarrow \widehat {AOB} = {120^0} \Leftrightarrow $ sđ $\mathop {AMB}\limits^\frown  $  = ${120^0}$  .

 

 

HẾT

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản