Phiếu bài tập tuần Toán 9 - Tuần 14

 

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 9 TUẦN 14

Đại số 9 :                    Ôn tập chương II

Hình học 9:   §4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

Bài 1: Cho hàm s $y = 2mx + m - 1$ có đồ thị là (d1)

1. Tìm m đ:

a.  Hàm số đng biế; hàm số nghch biến ?

b.  (d1) đi qua đim A(1;2)?

c.  (d1) cắt trc tung ti đim có tung độ bng -2  ?                   

d.  (d1) cắt trc hoành ti đim có hoành độ bng -1  ?

e.  (d1) cắt đưng thng $y = x + 1$  tại một điểm trên trc tung; trên trc hoành ?

f.   (d1) cắt đưng thng $y = 3x -2$  ti đim có hnh độ bng 2  ?

g.  (d1) cắt đưng thng $y = x -5$  tại điểm có tung độ bằng -3  ?

h.  (d1) cắt đưng thng $2x-y=1$  ?

i.   (d1) song song với đường thẳng $y =  - \dfrac{1}{3}x + 1$  ?   ?

j.   (d1)  trùng vi đưng thng $ - 2x - y = 5$ ?

k.  (d1) vuông góc vi đưng thng $x - y = 2$ ?

2. Tìm tọa độ giao đim ca hai đưng thng (d1):  $y = 3x - 2$      (d2): $2y - x = 1$

3. Tìm m để 3 đưng thng sau đng quy:

         (d1) : y = 2x – 3                  (d2): y = x – 1                  (d3): y = (m – 1)x + 2

Bài 2: Cho hình thang ABCD ($\widehat{A}=\widehat{D}={{90}^{0}}$), AB = 4cm, BC= 13cm, CD = 9cm.

  1. Tính độ dài AD.

          b) Chứng minh rằng AD tiếp xúc với đường tròn có đường kính là BC.

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A.

a) Dựng đường tròn tâm I đi qua B, tiếp xúc với AC, có I thuộc cạnh BC

b) Cho AB = 24cm; AC = 32cm. Tính bán kính đường tròn (I)

 

Bài 4: Hãy nối mỗi ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng

a) Nếu đường thẳng a và đường tròn $\left( O;\,\,R \right)$ cắt nhau

1) thì $d\ge R$

b) Nếu đường thẳng a và đường tròn $\left( O;\,\,R \right)$ tiếp xúc nhau

2) thì $d<R$

c) Nếu đường thẳng a và đường tròn $\left( O;\,\,R \right)$ không giao nhau

3) thì $d=R$

 

4) thì $d>R$

 

 

- Hết –

 

 

 

 

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1           $y=2m.x+m1$

a) Hàm số đồng biến khi m > 0 và nghịch biến khi m < 0

b.  $({{d}_{1}})$đi qua đim A(1;2)$\Leftrightarrow $  $2=2m.1+m-1$ $\Leftrightarrow $$3m\text{ }=\text{ }3$ $\Leftrightarrow $ m = 1

c.  $({{d}_{1}})$ cắt trc tung ti đim có tung độ bng nên toạ độ giao điểm của $({{d}_{1}})$và Oy  là $M(0;-2)$

M thuộc $({{d}_{1}})$ nên ta có $-2=m-1\Leftrightarrow m=-1$     

d.  $({{d}_{1}})$cắt trc hoành ti đim có hoành độ bng nên toạ độ giao điểm của $({{d}_{1}})$ và Ox là $N(-1;0)$

N thuộc $({{d}_{1}})$ nên ta có $0=2m.(-1)+m-1\Leftrightarrow 1=-m\Leftrightarrow m=1$

e.  $({{d}_{1}})$cắt đưng thng y = x + 1  tại một điểm trên trc tung; trên trc hoành ?

$({{d}_{1}})$cắt $y=x+1$trên trục tung

$({{d}_{1}})$cắt $y=x+1$ trên trục hoành

$y=x+1$ cắt trục tung tại $A\left( 0;\text{ }1 \right)$

$({{d}_{1}})$ cắt $y=x+1$ trên trục tung khi:$\left\{ \begin{array}{l}
2m \ne 1\\
1 = m - 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne \dfrac{1}{2}\\
m = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 2$

Vậy m = 2 thì $({{d}_{1}})$cắt $y=x+1$trên trục tung

 

$y=x+1$ cắt trục hoành tại $B\left( -1;\text{ }0 \right)$

$({{d}_{1}})$ cắt $y=x+1$ trên trục hoành khi:

$\left\{ \begin{array}{l}
2m \ne 1\\
0 = 2m.( - 1) + m - 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne \dfrac{1}{2}\\
m = 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 1$

Vậy m = 1 thì $({{d}_{1}})$cắt $y=x+1$ trên trục hoành

 

f.   $({{d}_{1}})$cắt đưng thng $y=3x-2$ ti đim có hnh độ bng

Gọi $C(2;{{y}_{C}})$ là giao điểm của (d1)  đưng thng $y=3x-2$ . Do C thuộc $y=3x-2$ nên ta có${{y}_{C}}=3.2-2=4$ vậy $C(2;4)$

$({{d}_{1}})$cắt đưng thng $y=3x-2$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2m \ne 3\\
C \in ({d_1})
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne \dfrac{3}{2}\\
4 = 2m.2 + m - 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 1$

Vậy m = 1 thì  $({{d}_{1}})$cắt đường thng $y=3x-2$ ti đim có hnh độ bng

g.  (d1) cắt đưng thng $y\text{ }=\text{ }x~-~5$ tại điểm có tung độ bằng?  -3  ?

Gọi $D({{x}_{D}};-3)$ là giao điểm của (d1)  đưng thng $y=x-5$ . Do D thuộc $y=x-5$ nên ta có$-3={{x}_{D}}-5\Leftrightarrow {{x}_{D}}=2$ vậy $D(2;-3)$

$({{d}_{1}})$cắt đưng thng $y=x-5$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2m \ne 1\\
D \in ({d_1})
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne \dfrac{1}{2}\\
 - 3 = 2m.2 + m - 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow m = \dfrac{{ - 2}}{5}$

Vậy $m=-\dfrac{2}{5}$ thì  $({{d}_{1}})$cắt đường thng $y=x-5$ ti đim  có tung độ bằng -3.

h.  (d1) cắt đưng thng 2x – y = 1. Ta có: $2x\text{ }\text{ }y\text{ }=\text{ }1\Leftrightarrow y=2x-1$

$({{d}_{1}})$ cắt $y=2x-1$ khi $2m\ne 2\Leftrightarrow m\ne 1$

i.   (d1) song song với đường thẳng 2x-y=1  .

Song song $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2m = \dfrac{{ - 1}}{3}\\
m - 1 \ne 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m = \dfrac{{ - 1}}{6}\\
m \ne 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow m = \dfrac{{ - 1}}{6}$

j.   (d1)  trùng vi đưng thng $-2x-y=5$ . Ta có $-2x-y=5\Leftrightarrow y=-2x-5$

Trung nhau$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2m =  - 2\\
m - 1 =  - 5
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m =  - 1\\
m =  - 4
\end{array} \right. \Leftrightarrow m \in \emptyset $. Vậy không có giá trị nào của m thoả mãn điều kiện đề toán.

k.  (d1) vuông góc vi đưng thng $x-y=2$. Ta có $x-y=2\Leftrightarrow y=x-2$

Vuông góc $\Leftrightarrow 2m.1=-1\Leftrightarrow m=\dfrac{-1}{2}$

2. Tọa độ giao đim ca 2 đồ thị

$2y-x=1\Leftrightarrow y=\dfrac{x}{2}+\dfrac{1}{2}$; $y\text{ }=\text{ }3x\text{ }-\text{ }2$.

Ta có $3\ne \dfrac{1}{2}$ nên đồ thị hàm số của hai hàm đã cho cắt nhau.

Giả sử $E({{x}_{E}};{{y}_{E}})$ là giao điểm cần tìm. Do E thuộc $y\text{ }=\text{ }3x\text{ }-\text{ }2$nên ta có ${{y}_{E}}\text{ }=\text{ }3{{x}_{E}}\text{ }-\text{ }2$

Do E thuộc $2y-x=1$ nên ta có $2{{y}_{E}}-{{x}_{E}}=1$

Thay ${{y}_{E}}\text{ }=\text{ }3{{x}_{E}}\text{ }-\text{ }2$ vào $2{{y}_{E}}-{{x}_{E}}=1$ ta có:

$2(3{{x}_{E}}-2)-{{x}_{E}}=1\Leftrightarrow 6{{x}_{E}}-4-{{x}_{E}}=1\Leftrightarrow 5{{x}_{E}}=5\Leftrightarrow {{x}_{E}}=1$

Thay ${{x}_{E}}\text{ }=\text{ }1$ ta có ${{y}_{E}}\text{ }=\text{ }3.1\text{ }-\text{ }2=1$

Vậy giao điểm của hai đường thẳng cần tìm có là E(1; 1)

 

3. Giải tương tự bài 1 ý 2. Tìm được tọa độ giao đim ca (d1) và (d2) là H (2; 1) 

Để (d1), (d2) và (d3) đồng quy thì đưng thng (d3):  $y=(m-1)x+2m~$ phải đi qua đim H(2;1)  

 $\Leftrightarrow $ 1 = (m – 1).2 + 2m$\Leftrightarrow $  4m = 3  $\Leftrightarrow m=\dfrac{3}{4}$

Vậy với $m=\dfrac{3}{4}$thì d1, d2 và d3 đồng quy.

Bài 2:

a) Hạ $BK\bot CD$

Dễ dàng chứng minh được tứ giác $ABKD$là hình chữ nhật

Trong tam giác $\Delta BKC$ vuông tại $K$có: $\begin{array}{l}
B{C^2} = B{K^2} + K{C^2}\\
 \Leftrightarrow B{K^2} = {13^2} - {5^2} = 169 - 25 = 144\\
 \Leftrightarrow BK = 12cm
\end{array}$

Vậy $AD=BK=12cm$

b) Gọi $I$ là trung điểm $BC$

Đường tròn tâm $(I)$ đường kính $BC$ có bán kính $R=\dfrac{BC}{2}=6,5cm$

Gọi H là trung điểm của AD, khi đó IH là đường trung bình của hình thang ABCD

Có $d=IH=\dfrac{AB+CD}{2}=\dfrac{4+9}{2}=6,5cm$ và IH // AB // CD

Mặt khác ABCD là hình thang vuông nên $IH\bot AD$ ( $AB\bot AD$, IH// AB ) (1)

Do $d=R$ nên H thuộc đường tròn $(I)$(2) .

Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ AD tiếp xúc với đường tròn có đường kính là BC.

Bài 3: a) Phân tích:

Giả sử dựng được đường tròn tâm I thoả mãn điều kiện đề toán

Ta có AC tiếp xúc với (I) nên $ID\bot AC$ mà $AB\bot AC$

Do đó AB // ID $\Rightarrow $ $\widehat{ABD}=\widehat{BDI}$ ( hai góc so le trong)

Mà B, D thuộc (I) nên BI = ID hay $\Delta BID$ cân tại I

$\Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{DBC}$ hay BD là tia phân giác của góc ABC.

 

 

Cách dựng

Dựng phân giác BD. Dựng đường vuông góc với AC tại D, cắt BC tại I. Đường tròn$\left( I;ID \right)$ là đường tròn cần dựng

Chứng minh:   Xét (I) có $I\in BC$

Theo cách dựng dễ dàng chỉ ra AB // ID $\Rightarrow $ $\widehat{ABD}=\widehat{BDI}$ (so le trong) mà $\widehat{ABD}=\widehat{DBC}$(do BD là phân giác) $\Rightarrow \widehat{IBD}=\widehat{IDB}$ hay B thuộc (I, ID) mà $D\in AC;ID\bot AC$ nên AC tiếp xúc với (I, ID)

Biện luận: Bài toán có 1 nghiệm hình.

b) Cho AB = 24cm; AC = 32cm. Tính bán kính đường tròn (I)

Áp dụng định lý Pytago vào tam giác ABC vuông tại A ta có: $B{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}$

$\Rightarrow BC=\sqrt{{{24}^{2}}+{{32}^{2}}}=40$ (cm).

Đặt ID = x (cm), ta có ID = IB = x (cm) $\Rightarrow IC=BC-BI=40-x$ (cm)

Do ID// AB nên ta có $\dfrac{ID}{AB}=\dfrac{CI}{CB}$ $\Rightarrow \dfrac{x}{24}=\dfrac{40-x}{40}$ $\Leftrightarrow 40x=24(40-x)\Leftrightarrow 40x=960-24x\Leftrightarrow x=\dfrac{960}{64}=15$ (cm). Vậy bán kính cần tìm là 15 cm.

Bài 4:                                     

a nối với 2

b nối với 3

c nối với 4

 

 

- Hết -

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản