I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Muốn cộng hoặc trừ các số có ba chữ số (không nhớ) ta làm như sau:
+ Đặt tính: Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
+ Tính: Thực hiện tính từ phải sang trái.
Ví dụ: Đặt tính và tính: (156 + 123)
(begin{array}{*{20}{r}}{ + begin{array}{*{20}{c}}{156}\{123}end{array}}\hline{279}end{array})
+) (6) cộng (3) bằng (9) , viết (9)
+) (5) cộng (2) bằng (7) , viết (7)
+) (1) cộng (1) bằng (2) , viết (2)
Vậy: (156 + 123 = 279)
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Tính, đặt tính rồi tính.
Phương pháp chung:
Bước 1: Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
Bước 2: Thực hiện tính từ phải sang trái.
Ví dụ: Đặt tính và tính (123 + 654)
Giải:
$begin{array}{*{20}{r}}{ + begin{array}{*{20}{c}}{123}\{654}end{array}}\hline{777}end{array}$
+) (3) cộng (4) bằng (7), viết (7)
+) (2) cộng (5) bằng (7), viết (7)
+) (1) cộng (6) bằng (7) , viết (7)
Vậy (123 + 654 = 777)
Dạng 2: Toán đố
Phương pháp chung:
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài
Đọc và ghi nhớ các dữ liệu đề bài đã cho, yêu cầu của bài toán.
Bước 2: Phân tích đề
Dựa vào câu hỏi của đề bài, chú ý các từ khóa “tất cả” hay “ còn lại” , xác định phép toán cần sử dụng để tìm lời giải.
Bước 3: Trình bày lời giải và kiểm tra lại đáp án.
Ví dụ: Khối lớp Một có (276) học sinh, khối lớp Hai có nhiều hơn khối lớp Một (13) học sinh. Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh ?
Giải
Khối lớp Hai có số học sinh là:
(276 + 13 = 289) (học sinh)
Đáp số: (289) học sinh.
Dạng 3: Tìm các thành phần còn thiếu $left( {{bf{x}};{bf{y}};{bf{z}}} right)$
Phương pháp chung:
Bước 1: Xác định thành phần chưa biết trong phép tính.
Bước 2: Tìm số hạng hoặc số bị trừ/số trừ còn thiếu.
+ Tìm số hạng còn thiếu: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
+ Tìm số bị trừ còn thiếu: Lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Tìm số trừ còn thiếu: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Bước 3: Trình bày bài và thử lại kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Tìm (x), biết: (x – 151 = 234)
Giải:
(begin{array}{*{20}{l}}{x – 151}&{ = 234}\x&{ = 234 + 151}\x&{ = 385}end{array})
Vậy giá trị của (x) là (385)
(Thử lại: (385 – 151 = 234))