I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị và ngược lại.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Viết số thành tổng của hàng trăm, chục, đơn vị.
Phân tích số cho trước thành tổng của các hàng.
Ví dụ: Viết số (123) thành tổng của các hàng trăm, chục, đơn vị.
Giải: (123 = 100 + 20 + 3)
Dạng 2: Tìm số liền trước (hoặc số liền sau) của một số rồi viết số đó dưới dạng tổng.
Bước 1: Tìm số cần viết thành tổng.
+) Số liền trước của số a có giá trị ít hơn a một đơn vị; số liền sau của số a có giá trị nhiều hơn a một đơn vị
+) Số chẵn là các số có hàng đơn vị bằng một trong các số (0;2;4;6;8). Số lẻ là số có hàng đơn vị bằng một trong các chữ số (1;3;5;7;9).
+) Các số lớn nhất có ba chữ số, số chẵn lớn nhất có ba chữ số thường có chữ số hàng trăm là (9); số bé nhất có ba chữ số thì thường chọn số có hàng trăm là (1)
Bước 2: Viết số vừa tìm được dưới dạng tổng của các hàng trăm, chục, đơn vị.
Ví dụ: Viết thành tổng của số chẵn liền sau số (124)
Giải:
Số chẵn liền sau của số (124) là (126)
Ta có: (126 = 100 + 20 + 6).
Dạng 3: So sánh các số trong phạm vi (1000)
So sánh hai hoặc nhiều số có ba chữ số theo thứ tự các hàng từ trái sang phải.
Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: (134…143)
Giải:
Ta có: (134 < 143) (Hai số có ba chữ số, hàng trăm đều là chữ số (1) và hàng chục có (3<4))
Dấu cần điền vào chỗ trống là “<”.
Dạng 4: Thứ tự các số trong phạm vi (1000)
Sắp xếp hoặc điền các số theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
(345;346;….;348)
Giải:
(345;346;347;348)
Số cần điền vào chỗ chấm là (347).