Phiếu bài tập tuần Toán 8 - Tuần 26

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 8 TUẦN 26

Đại số 8 :       Kiểm tra chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn

Hình học 8:   Trường hợp đồng dạng thứ ba: Góc - góc

 

†††††††††

Bài 1: Giải các phương trình sau:

a) $4x-~12=0$                        b) $x\left( x+1 \right)-\left( x+2 \right)\left( x-3 \right)=7$                 c) $\frac{x-3}{x+1}=\frac{{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}-1}$

Bài 2:  Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 50km/h. Đến B người đó nghỉ 15 phút rồi quay về A với vận tốc 40km/h. Biết thời gian tổng cộng hết 2 giờ 30 phút. Tính quãng đường AB.

Bài 3:  Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc trung bình 40 km/h. Lúc về người ấy đi với vận tốc  trung bình 30km/h, biết rằng thời gian cả  đi lẫn về hết 3giờ 30 phút. Tính quãng đường AB.

Bài 4:  Giải phương trình : $\frac{x-3}{2011}+\frac{x-2}{2012}=\frac{x-2012}{2}+\frac{x-2011}{3}$

Bài 5: Cho tam giác ABC vuông góc tại A có đường phân giác BD cắt đường cao AH tại I. Chứng minh AD.BD = BI.DC.

Bài 6: Cho hình bình hành ABCD có góc A tù. Từ A, vẽ các đường thẳng vuông góc với BC, CD cắt CD, BC tương ứng tại E  và F. Đường thẳng qua A vuông góc với BD, cắt EF tại M. Chứng minh ME = MF.

Bài 7: Cho tam giác ABC có các trung tuyến AD, BE thỏa mãn điều kiện $\widehat{CAD}=\widehat{CBE}={{30}^{0}}$. Chứng minh ABC là tam giác đều.

 

 

- Hết –

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1:  

a) 4x -  12 = 0

  $\Leftrightarrow $ 4x = 12

  $\Leftrightarrow $ x = 3

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = $\left\{ 3 \right\}$

 

b) $x\left( x+1 \right)-\left( x+2 \right)\left( x-3 \right)=7$

$\Leftrightarrow $ ${{x}^{2}}+x{{x}^{2}}+3x2x+6=7$   $\Leftrightarrow $ 2x = 1$\Leftrightarrow $ x = $\frac{1}{2}$

KL:

 

c)$\frac{{x - 3}}{{x + 1}} = \frac{{{x^2}}}{{{x^2} - 1}}$  

(ĐKXĐ : x$ \ne  \pm 1$ )

Qui đồng và khử mẫu phương trình ta được: 

$\left( {x--3} \right)\left( {x--1} \right) = {x^2}$ $\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow {x^2} - 4x + 3 = {x^2}\\
 \Leftrightarrow x = \frac{3}{4}
\end{array}$

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = $\left\{ {\frac{4}{3}} \right\}$

Bài 2: 15 phút=$\frac{1}{4}(h)$ ; 2 giờ 30 phút =$\frac{5}{2}(h)$

Gọi x là quãng đường AB (x>0)

Thời gian đi : $\frac{x}{50}(h)$

Thời gian về : $\frac{x}{40}(h)$

Theo đề bài ta có phương trình : $\frac{x}{50}+\frac{x}{40}+\frac{1}{4}=\frac{5}{2}$                       

Giải phương trình ta được : x = 50

Vậy quãng đường AB là 50 km.

 

Bài 3: Gọi quảng đường AB dài x (km) ; đk: x > 0

Thời gian đi từ A đến B là $\frac{x}{40}$(giờ)   

Thời gian lúc về là $\frac{x}{30}$(giờ )   

Đổi 3giờ 30 phút = $\frac{7}{2}$giờ

Theo bài toán ta có phương trình :$\frac{x}{40}+\frac{x}{30}=\frac{7}{2}$

$\Leftrightarrow 3x+4x=\,420$

Û x = 60 (t/m)

Vậy quãng đường AB dài 60 km

Bài 4:  $\frac{x-3}{2011}+\frac{x-2}{2012}=\frac{x-2012}{2}+\frac{x-2011}{3}$

$\Leftrightarrow $ $\left( \frac{x-3}{2011}-1 \right)+\left( \frac{x-2}{2012}-1 \right)=\left( \frac{x-2012}{2}-1 \right)+\left( \frac{x-2011}{3}-1 \right)$

$\Leftrightarrow $$\frac{x-2014}{2011}+\frac{x-2014}{2012}=\frac{x-2014}{2}+\frac{x-2014}{3}$

$\Leftrightarrow $$\frac{x-2014}{2011}+\frac{x-2014}{2012}-\frac{x-2014}{2}-\frac{x-2014}{3}=0$

$\Leftrightarrow $$\left( x-2014 \right)\left( \frac{1}{2011}+\frac{1}{2012}-\frac{1}{2}-\frac{1}{3} \right)=0$

 $\Leftrightarrow $x – 2014 = 0    vì $\left( \frac{1}{2011}+\frac{1}{2012}-\frac{1}{2}-\frac{1}{3} \right)\ne 0$

$\Leftrightarrow $ x = 2014

Vậy tập nghiệm của phương trình là S={2014}

Bài 5:

${\Delta \mathrm { IAB }}$và ${\Delta \mathrm { DCB }}$

có $\widehat{ABI}=\widehat{CBD};\widehat{IAB}=\widehat{DCB}$

(hai góc cùng phụ với $\widehat{ABC}$) $\Rightarrow \Delta \text{IAB}\Delta \text{DCB}\Rightarrow \frac{\text{AB}}{\text{BC}}=\frac{\text{BI}}{\text{BD}}$ .

${\Delta $ ABC có BD là đường phân giác nên ${\frac { A B } { B C } = \frac { A D } { D C }}$

Do đó $\frac{\text{BI}}{\text{BD}}=\frac{\text{AD}}{\text{DC}}\Rightarrow \text{AD}.\text{BD}=\text{BI}\text{.DC}$.

Bài 6:

 Từ giả thiết suy ra C là trực tâm ∆AEF nên AC ^ EF .

Kết hợp với BD ^ AM và ED^  AF

theo tính chất góc có cạnh tương ứng vuông góc ta có:

$\widehat{ICD}=\widehat{MFA}$; $\widehat{CDI}=\widehat{M\text{AF}}$  Þ $\Delta ICD~\Delta MFA$ Þ${\frac { \mathrm { IC } } { \mathrm { ID } } = \frac { \mathrm { MF } } { \mathrm { MA } }}$(1)

Tương tự $\Delta ICB\text{ }\Delta MEA$ (g.g) Þ${\frac { \mathrm { IC } } { \mathrm { IB } } = \frac { \mathrm { ME } } { \mathrm { MA } }}$ (2)

Từ (1) và (2) kết hợp với giả thiết IB = ID suy ra ME = MF.

Bài 7:  

 

  Ta có ∆ADC   ∆BEC (g.g) suy ra $\frac{{{\rm{CA}}}}{{{\rm{CB}}}} = \frac{{{\rm{CD}}}}{{{\rm{CE}}}} = \frac{{\frac{1}{2}{\rm{CB}}}}{{\frac{1}{2}{\rm{CA}}}} = \frac{{{\rm{CB}}}}{{{\rm{CA}}}} \Rightarrow {\rm{C}}{{\rm{A}}^2} = {\rm{C}}{{\rm{B}}^2} \Rightarrow {\rm{CA}} = {\rm{CB}}$ (1)

$ \Rightarrow $CA = 2.CD. Mặt khác  (2)

Từ (1) và (2) suy ra ABC là tam giác đều.

 

                                                                        - Hết -

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản