Lời giải đề 2: Đề thi thử THPTQG môn Toán trường ĐHSP Hà Nội năm 2018-2019 lần 1 - trang 2

Câu 31.   Hàm số $F\left( x \right)$ là một nguyên hàm của hàm số $y=\frac{1}{x}$ trên $\left( -\infty ;0 \right)$ thỏa mãn $F\left( -2 \right)=0$. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. $F\left( x \right)=\ln {{\left( \frac{-x}{2} \right)}^{{}}}\forall x\in \left( -\infty ;0 \right)$

B. $F\left( x \right)=\ln \left| x \right|+C{}_{{}}\forall x\in \left( -\infty ;0 \right)$ với $C$ là một số thực bất kì.

C. $F\left( x \right)=\ln \left| x \right|+\ln 2\,\,\forall x\in \left( -\infty ;0 \right)$.

D. $F\left( x \right)=\ln \left( -x \right)+C{}_{{}}\forall x\in \left( -\infty ;0 \right)$ với $C$ là một số thực bất kì.

Lời giải

Tác giả : Lê Đình Năng, FB: Lê Năng

Chọn A

Ta có $F\left( x \right)=\int{\frac{1}{x}\text{d}x}=\ln \left| x \right|+C=\ln \left( -x \right)+C$ với $\forall x\in \left( -\infty ;0 \right)$.

Lại có $F\left( -2 \right)=0\Leftrightarrow \ln 2+C=0\Leftrightarrow C=-\ln 2$. Do đó $F\left( x \right)=\ln \left( -x \right)-\ln 2=\ln \left( \frac{-x}{2} \right)$.

Vậy $F\left( x \right)=\ln {{\left( \frac{-x}{2} \right)}^{{}}}\forall x\in \left( -\infty ;0 \right)$.

Lenguyet150682@gmail.com

Câu 32.   Nếu ${{\log }_{3}}5=a$ thì ${{\log }_{45}}75$ bằng

A. $\frac{2+a}{1+2a}$.                                    B. $\frac{1+a}{2+a}$.

C. $\frac{1+2a}{2+a}$.                                        D. $\frac{1+2a}{1+a}$.

Lời giải

Tác giả: Lê Thị Nguyệt  ; Fb: Nguyet Le

Chọn C

Ta có ${{\log }_{45}}75=2.{{\log }_{45}}5+{{\log }_{45}}3$ .

Và ${{\log }_{45}}5=\frac{1}{{{\log }_{5}}45}=\frac{1}{2{{\log }_{5}}3+1}=\frac{1}{\frac{2}{a}+1}=\frac{a}{a+2};{{\log }_{45}}3=\frac{1}{{{\log }_{3}}45}=\frac{1}{2+{{\log }_{3}}5}=\frac{1}{a+2}$ .

Do đó ${{\log }_{45}}75=\frac{2a}{a+2}+\frac{1}{a+2}=\frac{1+2a}{2+a}$.

icloudkb@gmail.com

Câu 33.   Nếu một hình nón có diện tích xung quanh gấp đôi diện tích của hình tròn đáy thì góc ở đỉnh của hình nón bằng

A. $15{}^\circ $.                         B. $60{}^\circ $.         

C. $30{}^\circ $.                         D. $120{}^\circ $.

Lời giải

Tác giả: Thành Nguyễn; Fb: Thành Nguyễn

Chọn B

                                             

Ta có: ${{S}_{xq}}=2{{S}_{d}}\Leftrightarrow \pi rl=2\pi {{r}^{2}}\Leftrightarrow l=2r$.

Suy ra tam giác $SAB$ đều. Vậy góc ở đỉnh của hình nón là $\widehat{ASB}=60{}^\circ $.

hnibna@gmail.com

Câu 34.   Trong không gian tọa độ $Oxyz$, cho điểm $M\left( a\,;\,b\,;\,c \right)$. Tọa độ của véc-tơ $\overrightarrow{MO}$ là

A. $\left( a\,;\,b\,;\,c \right)$.                             B. $\left( -a\,;\,b\,;\,c \right)$.                         

C. $\left( -a\,;\,-b\,;\,-c \right)$.                       D. $\left( -a\,;\,b\,;\,-c \right)$.

Lời giải

Tác giả: Phạm Bình; Fb: Phạm An Bình

Chọn C

Ta có $\overrightarrow{MO}=\left( {{x}_{O}}-{{x}_{M}}\,;\,{{y}_{O}}-{{y}_{M}}\,;\,{{z}_{O}}-{{z}_{M}} \right)=\left( -a\,;\,-b\,;\,-c \right)$.

nguyenthilinh9387@gmail.com

Câu 35.   Xếp ngẫu nhiên 5 bạn An, Bình, Cường, Dũng, Đông ngồi vào một dãy 5 ghế thẳng hàng (mỗi bạn ngồi 1 ghế). Xác suất của biến cố “hai bạn An và Bình không ngồi cạnh nhau” là:

A. $\frac{3}{5}$.                             B. $\frac{2}{5}$.        

C. $\frac{1}{5}$.                            D. $\frac{4}{5}$

Lời giải

Tác giả Fb:linhnguyen

Chọn A

Số phần tử của không gian mẫu: $n\left( \Omega  \right)=5!$

Gọi A:”Hai bạn An và Bình không ngồi cạnh nhau”

Thì $\overline{A}$:”Hai bạn An và Bình ngồi cạnh nhau”

Xếp An và Bình ngồi cạnh nhau coi như 1 phần tử

  • Xếp 1 phần tử (An+Bình) và 3 bạn còn lại theo các thứ tự khác nhau có: 4! Cách
  • Xếp 2 học sinh An và Bình ngồi cạnh nhau có 2! cách

Suy ra $n\left( \overline{A} \right)\text{=4!}\text{.2!}\Rightarrow \text{P}\left( \overline{\text{A}} \right)\text{=}\frac{\text{4!}\text{.2!}}{\text{5!}}=\frac{2}{5}\Rightarrow P\left( A \right)=\frac{3}{5}$.

trungkienta1909@gmail.com

Câu 36.   Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,AB=c,AC=b$. Quay tam giác $ABC$ xung quanh đường thẳng chứa cạnh $AB$ ta được một hình nón có thể tích bằng

A. $\frac{1}{3}\pi b{{c}^{2}}$.                          B. $\frac{1}{3}b{{c}^{2}}$.                                       

C. $\frac{1}{3}{{b}^{2}}c$.                             D. $\frac{1}{3}\pi {{b}^{2}}c$.

Lời giải

Tác giả: Tạ Trung Kiên ; Fb: Trung Kien Ta

Chọn D

                                            

$V=\frac{1}{3}\pi {{r}^{2}}h=\frac{1}{3}\pi {{b}^{2}}c$.

quyetlv.toan@gmail.com

Câu 37.   Cho hàm số $f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây.

                         

Tổng số tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y=\frac{1}{2f\left( x \right)-1}$ là

A. $0$.                            B. $1$.                          C. $2$.                          D. 3.

Lời giải

Tác giả: Lê Văn Quyết  ; Fb:Lê Văn Quyết

Chọn D

Từ bảng biến thiên ta có $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=1$.

Do đó $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=1$. Vậy đồ thị hàm số $y=\frac{1}{2f\left( x \right)-1}$ có 1 đường tiệm cận ngang là đường thẳng $y=1$.

Ta có $2f\left( x \right) - 1 = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = a{\mkern 1mu} \\
x = b
\end{array} \right.$, trong đó $2f\left( x \right) - 1 = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = a{\mkern 1mu} \\
x = b
\end{array} \right.$

$\underset{x\to {{a}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=+\infty$,  $\underset{x\to {{a}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=-\infty$ và $\underset{x\to {{b}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=-\infty$, $\underset{x\to {{b}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2f\left( x \right)-1}=+\infty$.

Vậy đồ thị hàm số $y=\frac{1}{2f\left( x \right)-1}$ có 2 đường tiệm cận ngang là đường thẳng $x=a$ và đường thẳng $x=b$.

Kết luận: Đồ thị hàm số $y=\frac{1}{2f\left( x \right)-1}$ có tất cả 3 đường tiệm cận.

Câu 38.   Trong không gian $Oxyz$, cho $\overrightarrow{a}=\left( 1;2;-3 \right)$, $\overrightarrow{b}=\left( -2;-4;6 \right)$. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. $\overrightarrow{a}=2\overrightarrow{b}$.                                   B. $\overrightarrow{b}=-2\overrightarrow{a}$.

C. $\overrightarrow{a}=-2\overrightarrow{b}$.                                  D. $\overrightarrow{b}=2\overrightarrow{a}$.

Lời giải

Tác giả:Trần Đình Thái  ; Fb:Đình Tháii

Chọn B

Ta có $-2=-2.1;-4=-2.2;6=-2.\left( -3 \right)$suy ra $\overrightarrow{b}=-2\overrightarrow{a}$.

Vanduong247@gmail.com

Câu 39.   Trong không gian tọa độ $Oxyz$ góc giữa hai vectơ $\overrightarrow{i}$ và $\overrightarrow{u}=\left( -\sqrt{3};\,0;\,1 \right)$ là

A. $120{}^\circ $.                               B. $30{}^\circ $.         

C. $60{}^\circ $.                                 D. $150{}^\circ $.

Lời giải

Tác giả: Lê Văn Dương ; Fb: duong.van.581187

Chọn D

Ta có $\overrightarrow{i}=\left( 1;0;0 \right)$

$\Rightarrow $$\cos \left( \overrightarrow{u},\overrightarrow{i} \right)=\frac{\overrightarrow{u}.\overrightarrow{i}}{\left| \overrightarrow{u} \right|.\left| \overrightarrow{i} \right|}=\frac{-\sqrt{3}}{2}$. Vậy $\left( \overrightarrow{u},\overrightarrow{i} \right)=150{}^\circ $.

Tvluatc3tt@gmail.com

Câu 40.   Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho hình hộp $ABCD.{A}'{B}'{C}'{D}'$ có $A\left( 0;0;0 \right)$, $B\left( a;0;0 \right)$; $D\left( 0;2a;0 \right)$, ${A}'\left( 0;0;2a \right)$ với $a\ne 0$. Độ dài đoạn thẳng $A{C}'$ là

A. $\left| a \right|$.                             B. $2\left| a \right|$.   

C. $3\left| a \right|$.                             D. $\frac{3}{2}\left| a \right|$.

Lời giải

Tác giả : Trần Luật, FB: Trần Luật

Chọn C

                                              

Ta có $\overrightarrow{AB}=\left( a;0;0 \right)$; $\overrightarrow{AD}=\left( 0;2a;0 \right)$; $\overrightarrow{A{A}'}=\left( 0;0;2a \right)$.

Theo quy tắc hình hộp ta có $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{A{A}'}=\overrightarrow{A{C}'}$$\Leftrightarrow \overrightarrow{A{C}'}=\left( a;2a;2a \right)$.

Suy ra $AC=\left| \overrightarrow{AC} \right|$$=\sqrt{{{a}^{2}}+{{\left( 2a \right)}^{2}}+{{\left( 2a \right)}^{2}}}=3\left| a \right|$.

Vậy độ dài đoạn thẳng $A{C}'=3\left| a \right|$.

Nguyenvandiep1980@gmail.com

Câu 41.   Cho hình chóp $S.ABC$ với $ABC$ không là tam giác cân. Góc giữa các đường thẳng $SA,SB,SC$ và mặt phẳng $\left( ABC \right)$  bằng nhau. Hình chiếu vuông góc của điểm $S$ lên mặt phẳng $\left( ABC \right)$ là

A. Tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác $ABC$.

B. Trực tâm của tam giác $ABC$.

C. Trọng tâm của tam giác $ABC$.

D. Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác $ABC$.

Lời giải

Tác giả:  Nguyễn Văn Điệp ; Fb:Nguyenvandiep1980@gmail.com

Chọn A

                                     

Gọi $H$  là hình chiếu của điểm $S$ trên mặt phẳng $\left( ABC \right)$, ta có

$\begin{align}

  & \left( SA,\left( ABC \right) \right)=\widehat{SAH} \\

 & \left( SB,\left( ABC \right) \right)=\widehat{SBH} \\

 & \left( SC,\left( ABC \right) \right)=\widehat{SCH} \\

\end{align}$

Từ giả thiết suy ra $\widehat{SAH}=\widehat{SBH}=\widehat{SCH}\Rightarrow \Delta SAH=\Delta SBH=\Delta SCH\Rightarrow HA=HB=HC$ 

Do đó $H$ là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác $ABC$.

Câu 42.   Cho hình chóp $O.ABC$ có $OA\text{ }=\text{ }OB\text{ }=\text{ }OC\text{ }=\text{ }a$ ,$\widehat{AOB}=60{}^\circ $, $\widehat{BOC}=90{}^\circ $, $\widehat{AOC}=120{}^\circ $. Gọi $S$ là trung điểm cạnh $OB$. Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABC$

A. $\frac{a}{4}$                                B. $\frac{a\sqrt{7}}{4}$                                  

C. $\frac{a\sqrt{7}}{2}$                   D. $\frac{a}{2}$

Lời giải

Chọn C

                                       

 

Xét $\Delta AOB$ đều nên cạnh $AB\text{ }=\text{ }a$.

Xét $\vartriangle BOC$ vuông tại O nên $BC=a\sqrt{2}$.

Xét $\vartriangle AOC$ có .$AC=\sqrt{A{{O}^{2}}+C{{O}^{2}}-2.AO.CO.cos{{120}^{0}}}$$=a\sqrt{3}$.

Xét $\vartriangle ABC$ có $A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}=A{{C}^{2}}$ nên tam giác $ABC$ vuông tại $B$ $\Rightarrow $ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là trung điểm $H$ của cạnh $AC$.

Lại có hình chóp $O.ABC$ có $OA=OB=OC=a$ nên $OH\bot (ABC)$.

Xét hình chóp $S.ABC$ có $OH$ là trục đường tròn ngoại tiếp đáy, trong tam giác $OHB$ kẻ trung trực của cạnh $SB$ cắt $OH$ tại $I$ thì $I$ là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp, bán kính $R=IS$ .

                                    

Xét $\vartriangle OHB$ có $\widehat{HOB}=60{}^\circ $,cạnh $OB=a\Rightarrow OE=\frac{3a}{4}$ .

$\Rightarrow IE=OE.\tan 60{}^\circ =\frac{3a\sqrt{3}}{4}$ .

Xét $\vartriangle IES$ vuông tại E : $IS=\sqrt{I{{E}^{2}}+E{{S}^{2}}}=\sqrt{{{\left( \frac{3a\sqrt{3}}{4} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{a}{4} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{7}}{2}$ .

Tác giả: Đỗ Ngọc Tân; FB: Tân Ngọc Đỗ

lethimai0108@gmail.com

Câu 43.   Cho hàm số $y=f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ thỏa mãn $\int{f\left( x \right)\text{d}}x={{\text{e}}^{-2018x}}+C$. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. $f\left( x \right)=2018{{\text{e}}^{-2018x}}$.                                            B. $f\left( x \right)=\frac{{{\text{e}}^{-2018x}}}{2018}$.

C. $f\left( x \right)=\frac{{{\text{e}}^{-2018x}}}{-2018}$.                                               D. $f\left( x \right)=-2018{{\text{e}}^{-2018x}}$.

Lời giải

Tác giả: Lê Mai; Fb: Lê Mai

Chọn D

Ta có $\int{f\left( x \right)\text{d}}x={{\text{e}}^{-2018x}}+C\Rightarrow f\left( x \right)={{\left( {{\text{e}}^{-2018x}} \right)}^{\prime }}=-2018{{\text{e}}^{-2018x}}$.

nguyenth4nhtr11ng@gmail.com

Câu 44 .  Biểu thức $\underset{x\to \frac{\pi }{2}}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin x}{x}$ bằng

A. $0$.                            B. $\frac{2}{\pi }$.     

C. $\frac{\pi }{2}$.                         D. $1$.

Lời giải

Tác giả:Nguyễn Thành Trung  ; Fb:Nguyễn Thành Trung

Chọn B

$\underset{x\to \frac{\pi }{2}}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin x}{x}=\frac{\sin \frac{\pi }{2}}{\frac{\pi }{2}}=\frac{2}{\pi }$.

maisonltt@gmail.com

Câu 45 .  Tập nghiệm của bất phương trình ${{\log }_{0,5}}\left( x-1 \right)>1$ là

A. $\left( -\infty ;-\frac{3}{2} \right)$.                                B. $\left( 1;\frac{3}{2} \right)$.                         

C. $\left( \frac{3}{2};+\infty  \right)$.                                D. $\left[ 1;\frac{3}{2} \right)$.

Lời giải

Tác giả: Nguyễn Thị Mai. Facebook: Mai Nguyen

Chọn B

Bất phương trình$\Leftrightarrow 0<x-1<0,5\Leftrightarrow 1<x<\frac{3}{2}$.

Vậy tập nghiệm bất phương trình đã cho là: $S=\left( 1;\frac{3}{2} \right).$

hungtoan0913@gmail.com

Câu 46.   Cho hàm số $y=f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và có đồ thị như hình bên. Phương trình $f\left( 2\sin x \right)=m$ có đúng ba nghiệm phân biệt thuộc đoạn $\left[ -\pi ;\pi  \right]$ khi và chỉ khi

                                             

A. $m\in \left\{ -3;1 \right\}$.                            B. $m\in \left( -3;1 \right)$.                                       

C. $m\in \left[ -3;1 \right)$.                             D. $m\in \left( -3;1 \right]$.

Lời giải

Tác giả: Hồ Ngọc Hưng; Fb: Ho Ngoc Hung

Chọn A

Ta có bảng biến thiên hàm số $y=g\left( x \right)=2\sin x$ trên $\left[ -\pi ;\pi  \right]$.

                                   

Phương trình $f\left( 2\sin x \right)=m$ có đúng ba nghiệm phân biệt thuộc đoạn $\left[ -\pi ;\pi  \right]$ khi và chỉ khi phương trình $f\left( t \right)=m$ có:

Một nghiệm duy nhất $t=0$, nghiệm còn lại không thuộc $\left[ -2;2 \right]$, khi đó $m\in \varnothing $

hoặc một nghiệm $t=2$ nghiệm còn lại thuộc $\left( -2;2 \right)\backslash \left\{ 0 \right\}$, khi đó $m=1$

hoặc một nghiệm $t=-2$, nghiệm còn lại thuộc $\left( -2;2 \right)\backslash \left\{ 0 \right\}$, khi đó $m=-3$.

Vậy $m\in \left\{ -3;1 \right\}$.

Phamthuonghalong@gmail.com

Câu 47.   Trong không gian tọa độ $Oxyz$, cho $A\left( 2;0;0 \right),B\left( 0;2;0 \right),C\left( 0;0;2 \right)$. Có tất cả bao nhiêu điểm $M$ trong không gian thỏa mãn $M$ không trùng với các điểm $A,B,C$ và $\widehat{AMB}=\widehat{BMC}=\widehat{CMA}=90{}^\circ $?

A. $0$.                            B. $1$.                          C. $2$.                          D. $3$.

Lời giải

Tác giả: Phạm Nguyên Bằng; Fb: Phạm Nguyên Bằng

Chọn C

Gọi $I,J,K$ lần lượt là trung điểm của $AB,BC,CA$.

Do $\widehat{AMB}=\widehat{BMC}=\widehat{CMA}=90{}^\circ $ nên các tam giác $\Delta AMB,\Delta BMC,\Delta CMA$ vuông tại $M$.

Khi đó $IM=\frac{AB}{2};JM=\frac{BC}{2};KM=\frac{AC}{2}$. Mặt khác $AB=BC=AC=2\sqrt{2}$.

Vậy $MI=MJ=MK=\sqrt{2}$. Khi đó $M$ thuộc trục của đường tròn ngoại tiếp đáy $IJK$ và cách $\left( IJK \right)$một khoảng không đổi là $\sqrt{2}$. Khi đó có hai điểm $M$thỏa mãn điều kiện trên.

Binh.thpthauloc2@gmail.com

Câu 48.   Tập hợp các số thực $m$ để phương trình ${{\log }_{2}}x=m$ có nghiệm thực là

A. $\left( 0;\,+\infty  \right)$.                             B. $\left[ 0;\,+\infty  \right)$.                         

C. $\left( -\infty ;\,0 \right)$.                           D. $\mathbb{R}$.

Lời giải

Tác giả: Phạm Văn Bình ; Fb:Phạm Văn Bình

Chọn D

                                    

Điều kiện để phương trình đã cho có nghĩa là $x>0$.

Dễ thấy $\forall m\in \mathbb{R}$ thì đường thẳng $y=m$ luôn cắt đồ thị hàm số $y={{\log }_{2}}x$ tại đúng một điểm.

Vậy tập hợp các số thực $m$ để phương trình ${{\log }_{2}}x=m$ có nghiệm thực là $\forall m\in \mathbb{R}$.

Dangai.kstn.bkhn@gmail.com

Câu 49.   Cho hàm số $f(x)=(1-x_{{}}^{2})_{{}}^{2019}$. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Hàm số đồng biến trên $R$.                                               B. Hàm số đồng biến trên $(-\infty ;0)$.

C. Hàm số nghịch biến trên $(-\infty ;0)$.                              D. Hàm số nghịch biến trên $R$.

Lời giải

Tác giả:  Nguyễn Đăng Ái; Fb: Nguyễn Đăng Ái

Chọn B

Đạo hàm: ${f}'\left( x \right)=2019.\left( 1-x_{{}}^{2} \right)_{{}}^{2018}.{{\left( 1-x_{{}}^{2} \right)}^{\prime }}=2019.\left( 1-x_{{}}^{2} \right)_{{}}^{2018}.\left( -2x \right)$

Nhận thấy ngay: $2019.\left( 1-x_{{}}^{2} \right)_{{}}^{2018}\ge 0$. Nên ta có thể nhận thấy ngay dấu của đạo hàm cùng dấu với $\left( -x \right)$. Ta có bảng biến thiên:

                                                                    

Vậy hàm số đồng biến trên $\left( -\infty ;0 \right)$.

chitoannd@gmail.com

Câu 50.   Hàm số nào trong các hàm số sau đây có một nguyên hàm bằng ${{\cos }^{2}}x$.

A. $y=\frac{{{\cos }^{3}}x}{3}$.                                                B. $y=-\frac{{{\cos }^{3}}x}{3}+C\left( C\in \mathbb{R} \right)$.

C. $y=-\sin 2x$.                                                   D. $y=-\sin 2x+C\left( C\in \mathbb{R} \right)$.

Lời giải

Tác giả: Nguyễn Văn Chí  ; Fb :Nguyễn Văn Chí

Chọn C

Hàm số $F\left( x \right)$ được gọi là một nguyên hàm của $f\left( x \right)$ nếu ${F}'\left( x \right)=f\left( x \right)$.

Ta có: ${{\left( {{\cos }^{2}}x \right)}^{\prime }}=-2\sin x\cos x=-\sin 2x$.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản