Lời giải chi tiết - trang 1

 

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

1) Giải phương trình $(x+1)(2-x)=0$.

2) Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy,$ gọi $A,\,B$ lần lượt là giao điểm của đường thẳng $(d)\,y=-2x+4$ với trục $Ox,\,Oy$. Tính diện tích tam giác $OAB$.

3) Cho tam giác $ABC$ có $AB=6\,cm,\,\,AC=8\,cm,\,BC=10\,cm$. Tính chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$.

4) Một hình lăng trụ đứng có chiều cao bằng $8\,cm$ và mặt đáy là tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt bằng $5\,cm,\,12\,cm$. Tính thể tích của hình lăng trụ đó.

(2,0đ)

1)

+ Ta có $(x + 1)(2 - x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x + 1 = 0\\
2 - x = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x =  - 1\\
x = 2.
\end{array} \right.$

0,25

+ Vậy tất cả các nghiệm $x$ của phương trình là:  $-1;2$.

0,25

2)

+$A$ là giao điểm của $(d)$ với trục $Ox$, suy ra  $A(2;0)$;

+ $B$ là giao điểm của $(d)$ với trục $Oy$, suy ra  $B(0;4)$;                                                        

0,25

+ Tam giác $OAB$ vuông tại $O$.

Diện tích tam giác $OAB$ là:

 $\dfrac{1}{2}.OA.OB=\dfrac{1}{2}.2.4=4$ (đvdt).

0,25

3)

+ Vì ${{6}^{2}}+{{8}^{2}}={{10}^{2}}=100\Rightarrow A{{B}^{2}}+C{{A}^{2}}=B{{C}^{2}}\Rightarrow $ $\Delta ABC$ vuông tại $A$.

0,25

+ Bán kính đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$ là

 $R=\dfrac{BC}{2}=5\,(cm)$.

+ Chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ là: $2\pi .R=10\pi \,(cm)$.

0,5

4)

+ Diện tích của một mặt đáy là: $\mathbf{S}=\dfrac{1}{2}.5.12=30\,\,(c{{m}^{2}})$.

0,25

+ Thể tích hình lăng trụ là: $\mathbf{V}=\mathbf{S}.\mathbf{h}=30.8=240\,(c{{m}^{3}})$.

 

 

 

 

0,25

Câu 2

Cho biểu thức $P=\left( 1-\dfrac{1}{\sqrt{x}} \right):\left( \dfrac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}}+\dfrac{1-\sqrt{x}}{x+\sqrt{x}} \right)$, (với $x>0$ và $x\ne 1$).

    1) Rút gọn biểu thức $P$.

    2) Tính giá trị của biểu thức $P$ tại $x=\sqrt{2022+4\sqrt{2018}}-\sqrt{2022-4\sqrt{2018}}$.

 

(1,5đ)

1)

+ Ta có $1-\dfrac{1}{\sqrt{x}}=\dfrac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}}$

0,25

Và  $\dfrac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}}+\dfrac{1-\sqrt{x}}{x+\sqrt{x}}=\dfrac{x-1+1-\sqrt{x}}{\left( \sqrt{x}+1 \right)\sqrt{x}}=\dfrac{\left( \sqrt{x}-1 \right)\sqrt{x}}{\left( \sqrt{x}+1 \right)\sqrt{x}}=\dfrac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}+1}$

0,25

nên $P=\dfrac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}}.\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}$

0,25

               $=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}}$.

0,25

2)

+ Có $x=\sqrt{2022+4\sqrt{2018}}-\sqrt{2022-4\sqrt{2018}}$

$=\sqrt{{{\left( \sqrt{2018}+2 \right)}^{2}}}-\sqrt{{{\left( \sqrt{2018}-2 \right)}^{2}}}$

$=\left| \sqrt{2018}+2 \right|-\left| \sqrt{2018}-2 \right|=\sqrt{2018}+2-\sqrt{2018}+2=4$ thỏa mãn điều kiện  $x>0$ và $x\ne 1$.

0,25

+ Vậy giá trị của biểu thức $P$ tại $x=4$ là: $\dfrac{\sqrt{4}+1}{\sqrt{4}}=\dfrac{3}{2}$.

0,25

Câu 3

1) Cho phương trình ${{x}^{2}}-mx-{{m}^{2}}-4=0\text{ }$$(1)$ (với $m$là tham số).

a) Giải phương trình (1) với $m=6$.

b) Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}$ sao cho $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|$ đạt giá trị nhỏ nhất.

2) Giải phương trình $3\sqrt{x+5}+6\sqrt{5-x}=15-3x+4\sqrt{25-{{x}^{2}}}$.

(2,5đ)

1.a)

+ Với $m=6$, phương trình (1)  trở thành: ${{x}^{2}}-6x-40=0\text{ }$.

0,25

+ Tính được  ${{\Delta }^{'}}=49>0$

0,25

+ Với $m=6$, phương trình (1)  có hai nghiệm:

 $x=3-7=-4;\,\,\,x=3+7=10.$

0,25

1.b)

+ Có $\Delta =5{{m}^{2}}+16>0,\forall m$

nên $\forall m$, phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}$.

0,25

+ Ta có ${{x}_{1,2}}=\dfrac{-b\pm \sqrt{\Delta }}{2a}$ nên $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=\dfrac{\sqrt{\Delta }}{\left| a \right|}=\sqrt{5{{m}^{2}}+16}\ge \sqrt{16}=4,\forall m.$

0,25

+ $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=4$ khi và chỉ khi ${{m}^{2}}=0\Leftrightarrow m=0$,  tức là $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|$ đạt giá trị nhỏ nhất tại $m=0$.

* Vậy tất cả các giá trị của tham số $m$ cần tìm là: $0$.

0,25

2)

+ Điều kiện $-5\le x\le 5\,(*)$.

+ Phương trình tương đương với:  $3\left( \sqrt{x+5}+2\sqrt{5-x} \right)=15-3x+4\sqrt{25-{{x}^{2}}}$    

0,25

+ Đặt $t=\,\sqrt{x+5}+2\sqrt{5-x}\Rightarrow 15-3x+4\sqrt{(x+2)(3-x)}={{t}^{2}}-10$. Ta thu được phương trình (ẩn t): ${{t}^{2}}-3t-10=0\Leftrightarrow t=5$ hoặc $t=-2\,$.

0,25

+ Với $t=5$, ta có $\sqrt {x + 5}  + 2\sqrt {5 - x}  = 5 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 5 \le x \le 5\\
4\sqrt {25 - {x^2}}  = 3x
\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
0 \le x \le 5\\
{x^2} = 16
\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 4$

0,25

+ Với $t=-2$, ta có $\sqrt{x+5}+2\sqrt{5-x}=-2$ (vô nghiệm, do với điều kiện (*) thì  $\sqrt{x+5}+2\sqrt{5-x}>0$).

* KL: Vậy tất cả các nghiệm $x$ của phương trình là: $4$.

0,25

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản