Loading [MathJax]/extensions/tex2jax.js

Thực hành xem đồng hồ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Biết cách xem và đọc giờ của đồng hồ đã cho.

– Tính được khoảng thời gian trôi qua giữa hai giờ bất kì.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho.

– Xác định vị trí của kim giờ và kim phút để đọc được giờ mà đồng hồ đang chỉ.

+) Giờ tròn: Kim phút chỉ vào số (12), kim giờ chỉ vào đúng số nào thì em đọc giờ theo số đó.

+) Giờ lẻ:

– Mỗi khoảng của hai số liên tiếp trên mặt đồng hồ là (5) phút.

– Tính số phút đã trôi qua bằng cách nhẩm từ vị trí số  (12) đến vị trí kim phút đang chỉ có bao nhiêu khoảng.

– Giờ có (30) phút còn đọc là giờ rưỡi.

– Giờ có số phút lớn hơn (30) còn có thể đọc bằng giờ kém: Xác định còn bao nhiêu phút nữa thì đến giờ nguyên kế tiếp.

Dạng 2: Quay kim đồng hồ để được giờ tùy ý.

– Xác định vị trí của kim giờ và kim phút của giờ cho trước.

– Quay các kim đến vị trí cần thiết.

Dạng 3: Đọc giờ của buổi chiều.

Giờ của buổi chiều có thể đọc theo kiểu$24$giờ bằng cách lấy giờ mà đồng hồ đang chỉ cộng thêm với $12$.

Ví dụ: (3) giờ chiều còn có thể đọc là (15) giờ.

Dạng 4: Đọc giờ theo 2 cách.

Các giờ chỉ $30$ phút hoặc quá $30$phút thì em có thể đọc theo giờ rưỡi hoặc giờ kém.

Dạng 5: Tính khoảng thời gian trôi qua.

Đếm hoặc nhẩm số giờ và số phút đã trôi qua giữa hai giờ.

Ví dụ:

– Từ (1) giờ chiều đến (4) giờ chiều đã trôi qua (3) giờ ((4 – 1 = 3))

– Từ (12) giờ trưa đến (1) giờ chiều đã trôi qua (1) giờ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *