Nửa mặt phẳng

I. Các kiến thức cần nhớ

1. Nửa mặt phẳng

a, Mặt phẳng

– Một mặt bàn, mặt bảng, một tờ giấy trải rộng… cho ta hình ảnh của mặt phẳng.

– Mặt phẳng không bị hạn chế về mọi phía.

b, Nửa mặt phẳng

– Hình gồm đường thẳng $a$ và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi $a$ được gọi là một nửa mặt phẳng bờ $a.$

– Hai nửa mặt phẳng có chung bờ gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.

Trên hình vẽ nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm B và nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A là hai nửa mặt phẳng đối nhau.

Hai điểm AC hoc(BC) nằm khác phía với đường thẳng a hay thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a thì đoạn AC hoc(AC ) cắt a.

Hai điểm BC nằm cùng phía với đường thẳng a thì đoạn BC không cắt a.

– Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.

2. Tia nằm giữa hai tia

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Đoạn thẳng cắt hay không cắt đường thẳng?

Phương pháp:

+ Nếu hai điểm A;B thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a,left(A;Bnotinaright) thì đoạn  thẳng AB cắt a.

+ Nếu hai điểm A;B cùng thuộc một  nửa mặt phẳng bờ a,,left(A;Bnotinaright) thì đoạn thẳng AB không cắt a.

Dạng 2: Nhận biết một tia nằm giữa hai tia

Phương pháp:

Điểm M thuộc tia Ox, điểm N thuộc tia Oy (M;N  khác O ):

+ Nếu đoạn MN cắt tia Oz thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox;Oy.

+ Nếu đoạn MN không cắt tia Oz thì tia Oz không nằm giữa hai tia Ox;Oy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *