Hình chữ nhật

I. Các kiến thức cần nhớ

Ví dụ: (ABCD) là hình chữ nhật ( Leftrightarrow widehat A = widehat B = widehat C = widehat D = 90^circ ) .

Chú ý: Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành, một hình thang cân.

Ví dụ:

+ Nếu tam giác (ABC) vuông tại (A) và (M) là trung điểm cạnh (BC ) thì ( AM = BM = CM = dfrac{{BC}}{2}.)

+ Nếu tam giác (ABC) có (M) là trung điểm (BC) và (AM = dfrac{{BC}}{2}) thì (Delta ABC) vuông tại (A.)

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật

Phương pháp:

Ta sử dụng các dấu hiệu nhận biết sau:

+ Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật

+ Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

+ Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật

+ Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Dạng 2: Vận dụng kiến thức hình chữ nhật để chứng minh và tính toán

Phương pháp:

Ta sử dụng định nghĩa, định lý và các tính chất của hình chữ nhật để giải toán.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *