Giờ, phút - Thực hành xem đồng hồ.

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Em nắm được mối quan hệ giữa giờ, phút; cách xem giờ khi kim phút chỉ vào số ${\bf{12}}$, số ${\bf{3}}$ hoặc số ${\bf{6}}$.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xem đồng hồ cho trước rồi đọc giờ.

- Xác định kim chỉ giờ và chỉ phút

- Khi kim phút chỉ vào số \(12\) thì em đọc giờ nguyên;

- Kim phút chỉ vào số \(3\) thì em đọc số giờ và \(15\) phút;

- Kim phút chỉ vào số \(6\) thì em đọc số giờ và \(30\) phút hoặc “rưỡi”.

Ví dụ:

Kim giờ chỉ vào số \(8\), kim phút chỉ vào số \(12\) nên đồng hồ bên đang chỉ \(8\) giờ.

Kim giờ chỉ qua số \(6\), kim phút chỉ vào số \(3\) nên đồng hồ bên đang chỉ \(6\) giờ \(15\) phút.

Kim giờ chỉ giữa số \(7\)và số \(8\), kim phút chỉ vào số \(6\) nên đồng hồ bên đang chỉ \(7\) giờ \(30\) phút.

Dạng 2: Cộng, trừ đơn vị thời gian.

Phép tính cộng hoặc trừ hai số có cùng đơn vị đo thì cộng (trừ) các số và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.

Ví dụ: \(3\) giờ +\(4\) giờ =\(7\) giờ.

Dạng 3: Tính khoảng thời gian trôi qua.

Muốn tìm khoảng thời gian giữa hai đại lượng cùng một đơn vị đo thời gian thì em lấy số lớn trừ số bé và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.

Ví dụ: Từ \(2\) giờ đến \(4\) giờ đã có bao nhiêu giờ trôi qua ?

Giải:

\(4\) giờ - \(2\) giờ = \(2\) giờ.

Như vậy, từ \(2\) giờ đến \(4\) giờ thì có \(2\) giờ đã trôi qua.

Chia sẻ bài viết:
(Nguồn: vungoi.vn)
Mục lục Trang chủ Tài khoản