I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Đặt tính rồi tính
- Đặt tính thẳng hàng.
- Thực hiện phép cộng lần lượt lấy hàng đơn vị cộng hàng đơn vị, hàng chục cộng hàng chục.
- Với phép cộng có nhớ thì em cộng thêm \(1\) đơn vị vào hàng chục .
Ví dụ: Đặt tính và tính \(66 + 18\)
Giải
\(\dfrac{{ + \begin{array}{*{20}{r}}{66}\\{18}\end{array}}}{{\,\,\,\,\,\,84}}\)
Vậy phép toán đã cho có giá trị bằng \(84\)
Dạng 2: Xây dựng phép toán và tìm kết quả.
- Viết phép tính theo các dữ liệu của đề bài đã cho.
- Thực hiện phép tính để tìm giá trị của kết quả.
Ví dụ: Phép cộng có hai số hạng lần lượt là \(36\) và \(17\). Tổng có giá trị là…….
Giải:
Tổng của hai số là:
\(36 + 17 = 53\)
Số cần điền vào chỗ chấm là \(53\)
Dạng 3: Toán đố
- Đọc và phân tích kĩ đề, xác định số đã biết, số chưa biết.
- Tìm cách giải cho bài toán, chú ý cách giải của dạng toán “nhiều hơn”; “ít hơn” vừa học.
- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Một cửa hàng có \(46kg\) gạo nếp và \(37kg\) gạo tẻ. Cửa hàng có bao nhiêu ki-lô-gam của cả hai loại gạo ?
Giải:
Cửa hàng có số ki-lô-gam gạo nếp và tẻ là:
\(46 + 37 = 83\)(ki-lô-gam)
Đáp số: \(83\) ki-lô-gam