Đề 9: Tỉnh Bình Dương

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH DƯƠNG

 

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

Năm học: 2018 – 2019

Môn thi: TOÁN CHUYÊN

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1 (3,0 điểm)

a)   Giải phương trình: $7+2sqrt{x}-x=left( 2+sqrt{x} right)sqrt{7-x}$.

b)  Cho các số thực $x,y$ thỏa mãn $left( x+sqrt{2018+{{x}^{2}}} right)left( y+sqrt{2018+{{y}^{2}}} right)=2018$.

Tính giá trị của biểu thức: $Q={{x}^{2019}}+{{y}^{2019}}+2018left( x+y right)+2020$.

 

Câu 2 (1,5 điểm)

Gọi ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ là hai nghiệm của phương trình ${{x}^{2}}-2left( m-1 right)x+2m-6=0$. Tìm tất cả các giá trị m nguyên dương để $A={{left( dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}} right)}^{2}}+{{left( dfrac{{{x}_{2}}}{{{x}_{1}}} right)}^{2}}$ có giá trị nguyên.

 

Câu 3 (2,0 điểm)

a)   Tính giá trị của biểu thức:

  $P=dfrac{1}{2sqrt{1}+1sqrt{2}}+dfrac{1}{3sqrt{2}+2sqrt{3}}+dfrac{1}{4sqrt{3}+3sqrt{4}}+…+dfrac{1}{2025sqrt{2024}+2024sqrt{2025}}$.

b)  Tìm tất cả các cặp số nguyên dương $x,y$ thỏa mãn: ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}=3left( x+y right)$.

 

Câu 4 (3,5 điểm)

Cho đường tròn (O) bán kính R và điểm M nằm ngoài đường tròn (O). Kẻ các tiếp tuyến MA, MB tới đường tròn (O) (A, B là các tiếp điểm). Trên đoạn thẳng AB lấy điểm C (C khác AC khác B). Gọi I, K lần lượt là trung điểm của MA, MC. Đường thẳng KA cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là D.

a)   Chứng minh rằng: KO2 – KM2 = R2.

b) Chứng minh rằng tứ giác BCDM là tứ giác nội tiếp.

c)   Gọi E là giao điểm thứ hai của đường thẳng MD với đường tròn (O) và N là trung điểm của KE. Đường thẳng KE cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là F. Chứng minh rằng bốn điểm I, A, N, F cùng thuộc một đường tròn.

 

——————– HẾT ——————–

 

Họ và tên thí sinh: …………………………………………….           Số báo danh: …………………………………..

Chữ kí của giám thị 1: ……………………………………….          Chữ kí của giám thị 2: ……………………..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *