Lời giải đề 9: Đề thi thử THPTQG môn Toán trường THPT Đoàn Thượng năm 2018-2019 lần 1-trang 1

BẢNG ĐÁP ÁN VÀ Giải chi tiết đề THI THỬ THPTQG LẦN 1 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

năm 2018 - 2019

1.D

2.A

3.B

4.D

5.D

6.B

7.A

8.C

9.C

10.D

11.A

12.C

13.D

14.C

15.A

16.C

17.D

18.B

19.A

20.A

21.D

22.A

23.D

24.D

25.D

26.B

27.D

28.D

29.B

30.B

31.D

32.A

33.D

34.D

35.C

36.B

37.D

38.D

39.A

40.D

41.A

42.C

43.C

44.B

45.B

46.C

47.A

48.B

49.B

50.B

Câu 1.Chọn D

$y'=4{{x}^{3}}-4mx=4x\left( {{x}^{2}}-m \right);\,\,\,\,y'=0\Leftrightarrow x=0;x=\pm \sqrt{m}$  với $m>0$

Gọi $A\left( 0;1 \right),B\left( \sqrt{m};-{{m}^{2}}+1 \right),C\left( -\sqrt{m};-{{m}^{2}}+1 \right)$ là 3 điểm cực trị của hàm số (1); khi đó tam giác

    $\Delta ABC$ cân tại  $A,I$ là tâm đường tròn đi qua $A,B,C$ nên  $I\in Oy$ , gọi $I\left( 0;b \right)$

Ta có:  $IA=R=1\Leftrightarrow 1-b=1\Leftrightarrow b=0$

                     $\begin{array}{l}
IB = R = 1 \Leftrightarrow m + {m^4} - 2{m^2} + 1 = 1 \Leftrightarrow {m^4} - 2{m^2} + m = 0\\
 \Leftrightarrow m\left( {m - 1} \right)\left( {{m^2} + m - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow {m_1} = 0;{m_2} = 1;{m_{3,4}} = \frac{{ - 1 \pm \sqrt 5 }}{2}
\end{array}$

Kết hợp điều kiện $m>0$ nên loại ${{m}_{4}}$ và ${{m}_{1}}$

Ta có $m_{2}^{3}+m_{3}^{3}=-1+\sqrt{5}$ . Vậy chọn đáp án D.

 

Câu 2.Chọn A

Dùng casio, cho $a=3\Rightarrow I=2$

$I={{\log }_{\frac{a}{2}}}(\frac{{{a}^{2}}}{4})={{\log }_{\frac{a}{2}}}{{(\frac{a}{2})}^{2}}=2{{\log }_{\frac{a}{2}}}(\frac{a}{2})=2$

Câu 3.Chọn B

                 Số cách chọn một bạn nam và một bạn nữ để hát song ca là $C_{6}^{1}.C_{4}^{1}=24$ cách.

Câu 4.Chọn D

$D=\mathbb{R}$

${{\log }_{2}}\left( {{5}^{x}}+2 \right)+2.{{\log }_{\left( {{5}^{x}}+2 \right)}}2>3\Leftrightarrow {{\log }_{2}}\left( {{5}^{x}}+2 \right)+\frac{2}{{{\log }_{2}}\left( {{5}^{x}}+2 \right)}>3$

$\Leftrightarrow {{\left[ {{\log }_{2}}\left( {{5}^{x}}+2 \right) \right]}^{2}}-3.{{\log }_{2}}\left( {{5}^{x}}+2 \right)+2>0$

(vì ${{5}^{x}}+2>2\text{ }\forall x\in \mathbb{R}$ nên ${{\log }_{2}}\left( {{5}^{x}}+2 \right)>{{\log }_{2}}2=1\text{ }\forall x\in \mathbb{R}$)

$\Leftrightarrow {{\log }_{2}}\left( {{5}^{x}}+2 \right)>2$(nhận) hoặc ${{\log }_{2}}\left( {{5}^{x}}+2 \right)<1$ (loại)

$\Leftrightarrow {{5}^{x}}+2>4\Leftrightarrow {{5}^{x}}>2\Leftrightarrow x>{{\log }_{5}}2\Rightarrow S=\left( {{\log }_{5}}2;+\infty  \right)$.

$\Rightarrow a=5;\text{ }b=2\Rightarrow P=2a+3b=16$.

               

Câu 5.Chọn D

Gọi$A=200$triệu đồng, $r=7%$.

Tổng số tiền ông Chính nhận sau 1 năm:${{T}_{1}}=A.\left( 1+r \right)$.

Tổng số tiền ông Chính nhận sau 2 năm:${{T}_{2}}=\left( {{T}_{1}}+20 \right).\left( 1+r \right)=\left[ A.\left( 1+r \right)+20 \right].\left( 1+r \right)=A.{{\left( 1+r \right)}^{2}}+20.\left( 1+r \right)$.

Tổng số tiền ông Chính nhận sau 3 năm:

${{T}_{3}}=\left( {{T}_{2}}+20 \right).\left( 1+r \right)=\left[ A.{{\left( 1+r \right)}^{2}}+20.\left( 1+r \right)+20 \right].\left( 1+r \right)=A.{{\left( 1+r \right)}^{3}}+20.{{\left( 1+r \right)}^{2}}+20.\left( 1+r \right)$.

Tổng số tiền ông Chính nhận sau 18 năm:

${{T}_{18}}=\left( {{T}_{17}}+20 \right).\left( 1+r \right)=A.{{\left( 1+r \right)}^{18}}+20.{{\left( 1+r \right)}^{17}}+20.{{\left( 1+r \right)}^{16}}+...+20.\left( 1+r \right)$

$=A.{{\left( 1+r \right)}^{18}}+20.\left[ {{\left( 1+r \right)}^{17}}+{{\left( 1+r \right)}^{16}}+{{\left( 1+r \right)}^{15}}+...+\left( 1+r \right) \right]$

$=A.{{\left( 1+r \right)}^{18}}+20.\frac{{{\left( 1+r \right)}^{18}}-1}{r}-20$$=1.335.967.000$(VNĐ).

Câu 6.Chọn B

            Ta có: $\left( SBC \right)\cap \left( ABCD \right)=BC$, $BC\bot \left( SAB \right)$.

$\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\left( {SAB} \right) \cap \left( {SBC} \right) = SB}\\
{\left( {SAB} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = AB}
\end{array}} \right.$

$\Rightarrow \left( \left( SBC \right)\,,\,\left( ABCD \right) \right)=\widehat{SBA}={{60}^{{}^\circ }}$.

       Trong $\Delta SAB$vuông tại $A$, $\tan {{60}^{{}^\circ }}=\frac{SA}{AB}=\frac{x}{a}$$\Rightarrow x=a\sqrt{3}$.

Câu 7 .Chọn A

Đặt ${{\left( 1-2x \right)}^{2019}}={{a}_{0}}+{{a}_{1}}x+{{a}_{2}}{{x}^{2}}+...+{{a}_{2019}}{{x}^{2019}}$.

Cho $x=1$ ta có tổng các hệ số ${{a}_{0}}+{{a}_{1}}+{{a}_{2}}+...+{{a}_{2019}}={{\left( 1-2 \right)}^{2019}}=-1$.

Câu 8 .Chọn C

                  Theo định lý Ta- let ta có $\frac{SA'}{SA}=\frac{SB'}{SB}=\frac{SC'}{SC}=\frac{SD'}{SD}=\frac{1}{3}$ .

                  Mà $\frac{{{V}_{SA'B'C'}}}{{{V}_{SABC}}}=\frac{SA'}{SA}\frac{SB'}{SB}\frac{SC'}{SC}={{\left( \frac{1}{3} \right)}^{3}}=\frac{1}{27}$$\Rightarrow {{V}_{SA'B'C'}}=\frac{1}{27}{{V}_{SABC}}$(1)

$\frac{{{V}_{SA'D'C'}}}{{{V}_{SADC}}}=\frac{SA'}{SA}\frac{SD'}{SD}\frac{SC'}{SC}={{\left( \frac{1}{3} \right)}^{3}}=\frac{1}{27}$$\Rightarrow {{V}_{SA'D'C'}}=\frac{1}{27}{{V}_{SADC}}$(2)

                  Cộng (1) và (2) vế theo vế ta có $\Rightarrow {{V}_{SA'B'C'}}+{{V}_{SA'D'C'}}=\frac{1}{27}\left( {{V}_{SABC}}+{{V}_{SADC}} \right)$   $\Rightarrow {{V}_{SA'B'C'D'}}=\frac{1}{27}{{V}_{SABCD}}=\frac{1}{27}V$

Câu 9.Chọn C

Ta có ${{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}SA.{{S}_{\Delta ABC}}\Rightarrow SA=\frac{3{{V}_{S.ABC}}}{{{S}_{\Delta ABC}}}=\frac{\frac{3{{a}^{3}}}{4}}{\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}}=a\sqrt{3}.$

Câu 10.Chọn D

$\begin{array}{l}
{\log _5}\left( {\frac{{4a + 2b + 5}}{{a + b}}} \right) = a + 3b - 4 \Leftrightarrow {\log _5}\left( {\frac{{4a + 2b + 5}}{{5a + 5b}}} \right) = (5a + 5b) - (4a + 2b + 5)\\
 \Leftrightarrow {\log _5}\left( {4a + 2b + 5} \right) + (4a + 2b + 5) = {\log _5}\left( {5a + 5b} \right) + (5a + 5b){\rm{   (1)}}
\end{array}$

Xét  hàm số $f(x)={{\log }_{2}}x+x$ có $f'(x)=\frac{1}{x\ln 2}+1>0,\forall x>0$ nên hàm số $f(x)={{\log }_{2}}x+x$đồng biến trên khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$). Do đó

$(1)\Leftrightarrow f\left( 4a+2b+5 \right)=f\left( 5a+5b \right)\Leftrightarrow 4a+2b+5=5a+5b\Leftrightarrow a=5-3b$ thay vào T, ta được:

$T={{a}^{2}}+{{b}^{2}}={{\left( 5-3b \right)}^{2}}+{{b}^{2}}=10{{b}^{2}}-30b+25\ge \frac{5}{2}.$

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $b=\frac{3}{2}$ và $a=\frac{1}{2}.$

Câu 11.Chọn A

Ta có phương trình: ${{4}^{x}}-m{{.2}^{x+1}}+2m=0$             (1)

Đặt: ${{2}^{x}}=t>0$, phương trình trở thành: ${{t}^{2}}-2mt+2m=0$           (2)

Để phương trình (1) có hai nghiệm thì phương trình (2) có hai nghiệm phân biệt dương

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\Delta ' > 0\\
S > 0\\
P > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{m^2} - 2m > 0\\
2m > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow m > 2$

 

Khi đó phương trình (2) có hai nghiệm ${{t}_{1}},{{t}_{2}}$  thỏa mãn:

                                ${{t}_{1}}.{{t}_{2}}=2m\Leftrightarrow {{2}^{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}}}=2m\Leftrightarrow 8=2m\Leftrightarrow m=4$(thỏa mãn)

Vậy $m=4$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 12.Chọn C

Ta có: ${{4}^{3x-2}}=16\Leftrightarrow 3x-2=2\Leftrightarrow x=\frac{4}{3}$.                                                  

Vậy phương trình có nghiệm là: $x=\frac{4}{3}$.

Câu 13 .Chọn D

Có  $\int\limits_{8}^{12}{f\left( x \right)}\ \text{d}x=\int\limits_{4}^{12}{f\left( x \right)}\ \text{d}x-\int\limits_{4}^{8}{f\left( x \right)}\ \text{d}x=-2$.

Vậy $I=\int\limits_{1}^{12}{f\left( x \right)}\ \text{d}x=\int\limits_{1}^{8}{f\left( x \right)}\ \text{d}x+\int\limits_{8}^{12}{f\left( x \right)}\ \text{d}x=7$.

Câu 14.Chọn C

Ta có phương trình $\left( Oxz \right):y=0$.

Do mặt cầu$\left( S \right)$tâm $I(a;b;c)$bán kính bằng 1, tiếp xúc với mặt phẳng $\left( Oxz \right)$nên $d\left( I,\text{ }\left( Oxz \right) \right)=1\Leftrightarrow \left| b \right|=1$ .

Câu 15.Chọn A

Gọi $H$ là trung điểm $AB$ $\Rightarrow IH\bot AB$ tại $H$ $\Rightarrow IH={{d}_{\left( I;\left( AB \right) \right)}}={{d}_{\left( I;Ox \right)}}$.

$Ox$có một véc tơ chỉ phương là $\overrightarrow{u}=\left( 1\,;\,0\,;\,0 \right)$, chọn điểm $M\left( 2\,;0\,;\,0 \right)\in Ox$.

$\Rightarrow \overrightarrow{IM}=\left( 1\,;\,2\,;\,-3 \right)\Rightarrow \left[ \overrightarrow{IM},\overrightarrow{u} \right]=\left( 0\,;\,-3\,;\,2 \right)\Rightarrow IH={{d}_{\left( I,Ox \right)}}=\frac{\left| \left[ \overrightarrow{IM},\overrightarrow{u} \right] \right|}{\left| \overrightarrow{u} \right|}=\sqrt{13}$.

( Cách khác: Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $I$ lên trục $Ox$$\Rightarrow H\left( 1\,;\,0\,;\,0 \right)$$\Rightarrow IH=\sqrt{13}$)

Mà $HA=\frac{1}{2}AB=\sqrt{3}$.

Nên bán kính mặt cầu cần tìm là $R=IA=\sqrt{I{{H}^{2}}+H{{A}^{2}}}=4$.

Vậy phương trình mặt cầu cần tìm là: ${{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}+{{\left( z-3 \right)}^{2}}=16$.

Câu 16.Chọn C

Ta có: $\int{\left( {{x}^{4}}+{{x}^{2}} \right)\text{d}x}=\frac{1}{5}{{x}^{5}}+\frac{1}{3}{{x}^{3}}+C$ ($C$là hằng số).

Câu 17.Chọn D

      

Theo bài ra, ta có : $l=AB=a$, $r=HB=\frac{BC}{2}=\frac{a}{2}$.

Diện tích xung quanh của hình nón tạo thành khi quay tam giác đều $ABC$ quanh trục $AH$ là

       ${{S}_{xq}}=\pi rl=\pi .\frac{a}{2}.a=\frac{\pi {{a}^{2}}}{2}$.

Câu 18.Chọn B

Cách 1: Ta có: ${y}'={{x}^{2}}-2mx+m+2$.

${y}'=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2mx+m+2=0\,\,\left( 1 \right)$.

Để hàm số có hai điểm cực trị thì phương trình $\left( 1 \right)$ có hai nghiệm phân biệt.

$\Delta ' > 0 \Leftrightarrow {m^2} - m - 2 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m <  - 1\\
m > 2
\end{array} \right.\,\,\left( * \right)$

Phương trình đường thẳng đi qua điểm CĐ, CT của hàm số là: $y=\left( -\frac{2}{3}{{m}^{2}}+\frac{2}{3}m+\frac{4}{3} \right)x+\frac{1}{3}m\left( m+2 \right)$.

Gọi $A\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),B\left( {{x}_{2}};{{y}_{2}} \right)$ là hai điểm cực đại, cực tiểu của đồ thị hàm số, khi đó để hàm số có giá trị cực đại, và giá trị cực tiểu dương thì ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}>0$ và đồ thị hàm số $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+(m+2)x$ cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất.

Theo định lý vi-et ta có ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2m$

Nên  ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}>0\Leftrightarrow \left( -\frac{2}{3}{{m}^{2}}+\frac{2}{3}m+\frac{4}{3} \right)\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)+\frac{2}{3}m\left( m+2 \right)>0$

$\Leftrightarrow \left( -\frac{2}{3}{{m}^{2}}+\frac{2}{3}m+\frac{4}{3} \right)\left( 2m \right)+\frac{2}{3}m\left( m+2 \right)>0$

$\Leftrightarrow 2m\left( -2{{m}^{2}}+3m+6 \right)>0$

$\Leftrightarrow m\in \left( -\infty ;\frac{3-\sqrt{57}}{4} \right)\cup \left( 0;\frac{3+\sqrt{57}}{4} \right)\,\left( ** \right)$.

 Để đồ thị hàm số $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+(m+2)x$ cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất thì phương trình $y=0$ có  $1$ nghiệm đơn duy nhất, khi đó $\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+(m+2)x=0\,\left( 2 \right)$ có $1$  nghiệm đơn duy nhất.

Ta có: $\frac{1}{3}{x^3} - m{x^2} + (m + 2)x = 0 \Leftrightarrow x\left( {{x^2} - 3mx + 3m + 6} \right) = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
{x^2} - 3mx + 3m + 6 = 0\,\,\left( 3 \right)
\end{array} \right.$

 

Để phương trình $\left( 1 \right)$ có  $1$ nghiệm đơn duy nhất thì phương trình $\left( 3 \right)$ vô nghiệm, khi đó điều kiện là $\Delta =9{{m}^{2}}-12m-24<0$ $\Leftrightarrow \frac{2-2\sqrt{7}}{3}<m<\frac{2+2\sqrt{7}}{3}\,\left( *** \right)$.

Kết hợp $\left( * \right),\,\left( ** \right),\,\left( *** \right)$ ta được tập các giá trị của $m$ thỏa mãn là  $2<m<\frac{2+2\sqrt{7}}{3}\,$.

Cách 2: Ta có: ${y}'={{x}^{2}}-2mx+m+2$.

${y}'=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2mx+m+2=0\,\,\left( 1 \right)$.

Để hàm số có hai điểm cực trị thì phương trình $\left( 1 \right)$ có hai nghiệm phân biệt, khi đó

$\Delta ' > 0 \Leftrightarrow {m^2} - m - 2 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m <  - 1\\
m > 2
\end{array} \right.\,\,\left( * \right)$

Để hàm số có giá trị cực đại, cực tiểu dương thì đồ thị hàm số $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+(m+2)x$ cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất và giá trị của hàm số tại điểm uốn luôn dương.

Để đồ thị hàm số $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+(m+2)x$ cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất thì phương trình $y=0$ có nghiệm duy nhất, khi đó $\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+(m+2)x=0\,\left( 2 \right)$ có $1$ nghiệm  đơn duy nhất.

Ta có: $\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+(m+2)x=0\Leftrightarrow x\left( {{x}^{2}}-3mx+3m+6 \right)=0$

$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
{x^2} - 3mx + 3m + 6 = 0\,\,\left( 3 \right)
\end{array} \right.$

Để phương trình $\left( 1 \right)$ có nghiệm  đơn duy nhất thì phương trình $\left( 3 \right)$ vô nghiệm, khi đó điều kiện :$\Delta =9{{m}^{2}}-12m-24<0$ $\Leftrightarrow \frac{2-2\sqrt{7}}{3}<m<\frac{2+2\sqrt{7}}{3}\,\left( ** \right)$.

Để giá trị của hàm số tại điểm uốn luôn dương:

${y}'={{x}^{2}}-2mx+m+2,\,{{y}'}'=2x-2m$

${{y}'}'=0\Leftrightarrow 2x-2m=0\Leftrightarrow x=m$

Ta có: $y\left( m \right)>0\Rightarrow \frac{{{m}^{3}}}{3}-{{m}^{3}}+m\left( m+2 \right)>0$

$\Leftrightarrow m\left( -2{{m}^{2}}+3m+6 \right)>0$

$\Leftrightarrow m\in \left( -\infty ;\frac{3-\sqrt{57}}{4} \right)\cup \left( 0;\frac{3+\sqrt{57}}{4} \right)\,\left( *** \right)$

Kết hợp $\left( * \right),\,\left( ** \right),\,\left( *** \right)$ ta được tập các giá trị của $m$ thỏa mãn là  $2<m<\frac{2+2\sqrt{7}}{3}\,$

Bình luận : đáp án của đề gốc bị sai chúng tôi đã thảo luận và sửa lại đáp án như trên .

Câu 19.Chọn A

Ta thấy $C;\,D;\,M;\,N$ không đồng phẳng nên $CM$và $DN$ chéo nhau.

Câu 20.Chọn A

Điều kiện xác định: $\frac{4}{5}\le x\le 5$

Từ điều kiện suy ra $x+\sqrt{5x-4}>0;3\sqrt{5-x}+7-x>0$ (1)

$3\sqrt{5-x}+3\sqrt{5x-4}=2x+7\Leftrightarrow 3\left( x-\sqrt{5x-4} \right)=3\sqrt{5-x}-\left( 7-x \right)$

$\Leftrightarrow \frac{3\left( {{x}^{2}}-5x+4 \right)}{x+\sqrt{5x-4}}=\frac{-{{x}^{2}}+5x-4}{3\sqrt{5-x}+7-x}$ $\Leftrightarrow \left( {{x}^{2}}-5x+4 \right)\left( \frac{3}{x+\sqrt{5x-4}}+\frac{1}{3\sqrt{5-x}+7-x} \right)=0\,\left( 2 \right)$

Từ (1) suy ra $\frac{3}{x+\sqrt{5x-4}}+\frac{1}{3\sqrt{5-x}+7-x}>0$.

Do đó phương trình $\left( 2 \right)$ ${x^2} - 5x + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 1}\\
{x = 4}
\end{array}} \right.$

(thỏa mãn điều kiện) suy ra tổng các nghiệm của phương trình là 5.

Câu 21 .Chọn D

${\log _3}\left( {2x + 1} \right) - {\log _3}\left( {x - 1} \right) = 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x > 1\\
{\log _3}\frac{{2x + 1}}{{x - 1}} = 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x > 1\\
\frac{{2x + 1}}{{x - 1}} = 3
\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 4$

Câu 22.Chọn A

Vẽ đường sinh $AA'$.

Lúc này góc giữa $AB$ và trục $d$ là $\widehat{A'AB}={{30}^{{}^\circ }}$ nên trong tam giác $AA'B$ vuông tại $A'$ có $A'B=AA'.\tan {{30}^{{}^\circ }}=\sqrt{3}R.\frac{\sqrt{3}}{3}=R$.

Hạ $O'H$ vuông góc với $A'B$ tại $H$ thì $O'H\bot $$\left( AA'B \right)$.

Vì $d\,\text{//}\,\left( AA'B \right)$ nên $d\left( d;AB \right)=d\left( d,\left( AA'B \right) \right)=d\left( O,\left( AA'B \right) \right)=O'H$

$=\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{A'{{B}^{2}}}{4}}=\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{R}^{2}}}{4}}=\frac{R\sqrt{3}}{2}$.

Câu 23.Chọn D

Gọi $O$ là tâm hình vuông $ABCD$.

Vì $S.ABCD$ là hình chóp đều nên $SO\bot \left( ABCD \right)$.

Cạnh bên $SA$ tạo với đáy góc $60{}^\circ $$\Rightarrow \widehat{SAO}=60{}^\circ $.

Tam giác vuông $SAO$ có $\tan 60{}^\circ =\frac{SO}{AO}\Rightarrow SO=AO.\tan 60{}^\circ =\frac{a\sqrt{2}}{2}.\sqrt{3}=\frac{a\sqrt{6}}{2}$.

Vậy thể tích của khối chóp $S.ABCD$là ${{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}SO.{{S}_{ABCD}}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{6}}{2}.{{a}^{2}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{6}$.

Câu 24.Chọn D

$D=\mathbb{R}$

$y'=m{{x}^{2}}-2x+2.$

TH1: $m=0$

Ta có: $y'=-2x+2$.Hàm số nghịch biến khi $y'\le 0\Leftrightarrow x\ge 1$

$\Rightarrow $ Hàm số $y=\frac{m{{x}^{3}}}{3}-{{x}^{2}}+2x+1-m$ nghịch biến trên $\left( 1;+\infty  \right)$.

Vậy $m=0$ không thỏa mãn yêu cầu bài toán.

TH2: $m\ne 0$

Hàm số $y=\frac{m{{x}^{3}}}{3}-{{x}^{2}}+2x+1-m$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$

$\Leftrightarrow y'=m{{x}^{2}}-2x+2\le 0\,\,\forall x\in \mathbb{R}$.

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m < 0\\
\Delta ' = 1 - 2m \le 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m < 0\\
m \ge \frac{1}{2}
\end{array} \right. \Rightarrow $

 

không có giá trị nào của $m$ thỏa mãn.

Vậy không có giá trị nào của $m$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 25.Chọn D

Ta có$OO'=h,IA=R,AO=r\Rightarrow {{r}^{2}}={{R}^{2}}-\frac{{{h}^{2}}}{4}\ \ \ (0<h<2R).$

Thể tích của khối trụ là $V=\pi {{r}^{2}}h=\frac{\pi }{4}\left( 4{{R}^{2}}h-{{h}^{3}} \right)$

,Xét hàm số $f(h)=\frac{\pi }{4}\left( 4{{R}^{2}}h-{{h}^{3}} \right)$

${f}'(h)=\frac{\pi }{4}\left( 4{{R}^{2}}-3{{h}^{2}} \right),\ {f}'(h)=0\Leftrightarrow h=\frac{2R\sqrt{3}}{3}$.

Bảng biến thiên

Vậy ${{V}_{\max }}=\frac{4\pi {{R}^{3}}\sqrt{3}}{9}$ khi $h=\frac{2R\sqrt{3}}{3}.$

Câu 26.Chọn B

$I$ là hình chiếu vuông góc của $M$ trên trục$Ox\Rightarrow I\left( 1;\ 0;\ 0 \right)$.

Bán kính $IM=\sqrt{{{0}^{2}}+{{\left( -2 \right)}^{2}}+{{3}^{2}}}=\sqrt{13}.$

Vậy Phương trình mặt cầu tâm $I$bán kính $IM$ là ${{(x-1)}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=13$.

Câu 27.Chọn D

TXĐ $D=\left[ 2;4 \right]$, ta có $y'=\frac{1}{2\sqrt{x-2}}-\frac{1}{2\sqrt{4-x}}$.

$y'=0\Leftrightarrow \frac{1}{2\sqrt{x-2}}-\frac{1}{2\sqrt{4-x}}=0$$\Rightarrow \sqrt{4-x}=\sqrt{x-2}\Leftrightarrow 4-x=x-2\Leftrightarrow x=3\in D$.

     

 Vì $y(2)=\sqrt{2},\text{  }y(4)=\sqrt{2},\text{  }y(3)=2$ nên           $\underset{\left[ 2;4 \right]}{\mathop{Max}}\,y=y(3)=2,\underset{\left[ 2;4 \right]}{\mathop{\text{   Min}}}\,y=y(2)=y(4)=\sqrt{2}\Rightarrow M=2,\text{ }m=\sqrt{2}$$\Rightarrow $chọn D.

Câu 28.Chọn D

Ta có ${y}'=\frac{{{\left( 2x+1 \right)}^{\prime }}}{\left( 2x+1 \right)\ln 2}=\frac{2}{\left( 2x+1 \right)\ln 2}$$\Rightarrow $chọn D.  

Câu 29.Chọn B

Phương trình hoành độ giao điểm:

${x^3} - 3x = x \Leftrightarrow {x^3} - 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 0}\\
{x =  - 2}\\
{x = 2}
\end{array}} \right.$

Diện tích hình phẳng cần tìm là:

$S=\int\limits_{-2}^{0}{\left| {{x}^{3}}-3x-x \right|dx}+\int\limits_{0}^{2}{\left| {{x}^{3}}-3x-x \right|dx}=\int\limits_{-2}^{0}{\left( {{x}^{3}}-4x \right)dx}+\int\limits_{0}^{2}{\left( 4x-{{x}^{3}} \right)dx}=8$

Câu 30.Chọn B

Theo đề: ${f}'\left( x \right).f\left( x \right)={{x}^{4}}+{{x}^{2}}$. Lấy nguyên hàm hai vế, ta được:

 $\int{{f}'\left( x \right).f\left( x \right)dx}=\int{\left( {{x}^{4}}+{{x}^{2}} \right)dx\Rightarrow }\int{f\left( x \right)d\left( f\left( x \right) \right)}=\int{\left( {{x}^{4}}+{{x}^{2}} \right)dx\Rightarrow \frac{{{f}^{2}}\left( x \right)}{2}+C=\frac{{{x}^{5}}}{5}+\frac{{{x}^{3}}}{3}}$

Mà $f\left( 0 \right)=2\Rightarrow \frac{{{2}^{2}}}{2}+C=0\Rightarrow C=-2\Rightarrow {{f}^{2}}\left( x \right)=\frac{2{{x}^{5}}}{5}+\frac{2{{x}^{3}}}{3}+4\Rightarrow {{f}^{2}}\left( 2 \right)=\frac{332}{15}$

 

 

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản