Lời giải đề 8: Đề thi thử THPTQG môn Toán năm 2018 trường THPT Phan Chu Trinh- Đắk Lắk lần 2 trang 1

BẢNG ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

D

C

B

A

D

B

A

C

A

B

D

A

A

D

C

A

C

D

B

A

C

B

D

D

D

 

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

C

C

B

B

A

D

D

C

D

B

A

C

C

A

C

A

C

B

C

B

B

B

A

D

C

HƯỚNG DẪN GIẢI

 

Câu 1: Chọn D.

Dựa vào BBT. Hàm số có hai cực trị $\Rightarrow A$ sai.

Hàm số có giá trị cực tiểu bằng $-1$$\Rightarrow B$ sai.

Hàm số không có GTNN, GTLN$\Rightarrow C$ sai.

Vậy hàm số đạt cực đại tại $x=0$ và đạt cực tiểu tại $x=1$.

Câu 2: Chọn C.

Phần ảo của số phức $z=2-3i$ là $-3$.

Câu 3: Chọn B.

$I=\lim \frac{2n-3}{2{{n}^{2}}+3n+1}$$=\lim \frac{{{n}^{2}}\left( \frac{2}{n}-\frac{3}{{{n}^{2}}} \right)}{{{n}^{2}}\left( 2+\frac{3}{n}+\frac{1}{{{n}^{2}}} \right)}$$=\lim \frac{\frac{2}{n}-\frac{3}{{{n}^{2}}}}{2+\frac{3}{n}+\frac{1}{{{n}^{2}}}}$$=0$.

Câu 4: Chọn A.

Ta có thể tích khối lăng trụ $V=Bh$.

Câu 5: Chọn D.

Ta có: $C_{n}^{k}=\frac{n!}{k!\left( n-k \right)!}$.

Câu 6: Chọn B.

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy trên khoảng $\left( 0;3 \right)$ hàm số sẽ đồng biến trên khoảng $\left( 0;1 \right)$ và $\left( 2;3 \right)$.

Câu 7: Chọn A.

Diện tích $S$ của hình phẳng là $S=\int\limits_{a}^{b}{\left| f\left( x \right) \right|}\text{d}x$.

Câu 8: Chọn C.

Đặt $\left\{ \begin{array}{l}
u = \ln x \Rightarrow {\rm{d}}u = \frac{1}{x}{\rm{d}}x\\
{\rm{d}}v = x{\rm{d}}x \Rightarrow v = \frac{{{x^2}}}{2}
\end{array} \right.$
.

$\Rightarrow I=\left. \frac{1}{2}{{x}^{2}}\ln x \right|_{\text{1}}^{\text{e}}-\frac{1}{2}\int\limits_{1}^{\text{e}}{x\text{d}x}$$\left. =\frac{1}{2}{{x}^{2}}\ln x \right|_{\text{1}}^{\text{e}}-\frac{1}{4}\left. {{x}^{2}} \right|_{\text{1}}^{\text{e}}$$=\frac{1}{2}{{\text{e}}^{2}}-\frac{1}{4}\left( {{\text{e}}^{2}}-1 \right)$$=\frac{1}{4}{{\text{e}}^{2}}+\frac{1}{4}$$=\frac{{{\text{e}}^{2}}+1}{4}$.

Câu 9: Chọn A.

Câu 10: Chọn B.

Hàm số $y={{a}^{x}}$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$ khi và chỉ khi $0<a<1$.

Câu 11: Chọn D.

Dựa vào đồ thị thấy có đường tiệm cận đứng $x=-1$, đường tiệm cận ngang $y=2$ nên chọn phương án D.

Câu 12: Chọn A.

Ta có: ${{9}^{\sqrt{x-1}}}={{\text{e}}^{\ln 81}}$$\Leftrightarrow {{9}^{\sqrt{x-1}}}={{9}^{2}}$$\Leftrightarrow x-1=4$$\Leftrightarrow x=5$.

Câu 13: Chọn A.

Câu 14: Chọn D.

Ta có $S=4\pi {{R}^{2}}=100\pi \,\left( \text{c}{{\text{m}}^{2}} \right)\Leftrightarrow R=5\left( \text{cm} \right)$.

Câu 15: Chọn C.

Ta có phương trình đoạn chắn của mặt phẳng $\left( MNP \right)$ là: $\frac{x}{2}+\frac{y}{1}+\frac{z}{2}=1$.

Câu 16: Chọn A.

$D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}$.

$\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y$$=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{{{x}^{2}}+3x+2}{x-1}$$=+\infty $$\Rightarrow $ đường thẳng $x=1$ là tiệm cận đứng.

Câu 17: Chọn C.

${{M}_{1}}\left( x;\,y;\,z \right)$ là hình chiếu vuông góc của điểm $M$ lên trục $Oz$.

$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = y = 0\\
z =  - 1
\end{array} \right.$
.

$\Rightarrow {{M}_{1}}\left( 0;\,0;\,-1 \right)$.

Câu 18: Chọn D.

Gọi $O$ là tâm hình vuông $ABCD$.

Ta có: $\left\{ \begin{array}{l}
BO \bot AC\\
BO \bot SA
\end{array} \right.$
$\Rightarrow BO\bot \left( SAC \right)$.

$\Rightarrow d\left( B,\left( SAC \right) \right)$$=BO$$=\frac{a\sqrt{2}}{2}$.

Câu 19: Chọn B.

Hàm số $y={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+x-2$ liên tục trên đoạn $\left[ 0;\,2 \right]$.

Ta có: ${y}'=3{{x}^{2}}-4x+1$.

$y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\, \in \left[ {0;\,2} \right]\\
x = \frac{1}{3}\, \in \left[ {0;\,2} \right]
\end{array} \right.$
.

$y\left( 0 \right)=-2$; $y\left( \frac{1}{3} \right)=-\frac{50}{27}$; $y\left( 1 \right)=-2$; $y\left( 2 \right)=0$.

Vậy $\underset{\left[ 0;\,2 \right]}{\mathop \max \,}\,=y\left( 2 \right)=0$.

Câu 20: Chọn A.

Bất phương trình $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x + 1 > 2x - 1\\
2x - 1 > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x < 2\\
x > \frac{1}{2}
\end{array} \right.$
.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là $S=\left( \frac{1}{2};\,2 \right)$.

Câu 21: Chọn C.

Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh $a$ là $R=\frac{a\sqrt{3}}{3}$.

Chiều cao khối trụ bằng chiều cao khối lăng trụ bằng $h$.

Thể tích khối trụ là: $V=\pi {{R}^{2}}h$$\Rightarrow V=\pi {{\left( \frac{\sqrt{3}a}{3} \right)}^{2}}h=\frac{\pi {{a}^{2}}h}{3}$.

Câu 22: Chọn B.

Ta có ${{\left| {{z}_{1}} \right|}^{2}}+{{\left| {{z}_{2}} \right|}^{2}}={{\left( \sqrt{{{\left( -1 \right)}^{2}}+{{2}^{2}}} \right)}^{2}}+{{\left( \sqrt{{{\left( -1 \right)}^{2}}+{{\left( -2 \right)}^{2}}} \right)}^{2}}=10$.

Câu 23: Chọn D.

Ta có $\overrightarrow{BC}=\left( -1;\,-2;\,-5 \right)$.

Mặt phẳng $\left( P \right)$ vuông góc với đường thẳng $BC$có véc tơ pháp tuyến cùng phương với $\overrightarrow{BC}$ nên ${{\overrightarrow{n}}_{\left( P \right)}}=\left( 1;\,2;\,5 \right)$. Phương trình mặt phẳng $\left( P \right)$ có dạng: $x-2+2\left( y+1 \right)+5\left( z-1 \right)=0$

$\Rightarrow \left( P \right):x+2y+5z-5=0$.

Câu 24: Chọn D.

Ta có $BD=a\sqrt{2}$$\Rightarrow OD=\frac{a\sqrt{2}}{2}$.

Xét tam giác $SOD$vuông tại $O$ có: $SO=\sqrt{S{{D}^{2}}-O{{D}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}-{{\left( \frac{a\sqrt{2}}{2} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{2}}{2}$.

Kẻ $MH\bot BD$ tại $H$nên $\left( BM;\,\left( ABCD \right) \right)=\widehat{MBH}$

Do $MH\bot BD$$\Rightarrow MH\,\text{//}\,SO$. Ta có $\frac{MH}{SO}=\frac{MD}{SD}=\frac{HD}{OD}=\frac{1}{3}$.

$\Rightarrow MH=\frac{SO}{3}=\frac{a\sqrt{2}}{6}$ và $HD=\frac{1}{3}OD=\frac{a\sqrt{2}}{6}$$\Rightarrow BH=BD-HD=a\sqrt{2}-\frac{a\sqrt{2}}{6}=\frac{5a\sqrt{2}}{6}$.

Xét tam giác $BHM$vuông tại $H$ có:

$\tan \left( BM;\,\left( ABCD \right) \right)=\widehat{MBH}=\frac{MH}{BH}$$\Rightarrow \tan \left( BM;\,\left( ABCD \right) \right)=\frac{1}{5}$.

Câu 25: Chọn D.

Ta có tứ giác $AM{C}'P$ là hình bình hành nên $AP\,\text{//}\,M{C}'$ $\Rightarrow \left( \widehat{MN,AP} \right)=\left( \widehat{MN,M{C}'} \right)=\widehat{NM{C}'}$.

Gọi cạnh hình vuông có độ dài bằng $a$.

Xét tam giác ${C}'CM$vuông tại $C$ có ${C}'M=\sqrt{{C}'{{C}^{2}}+M{{C}^{2}}}=\sqrt{{C}'{{C}^{2}}+B{{C}^{2}}+M{{B}^{2}}}=\frac{3a}{2}$.

Xét tam giác ${C}'CN$vuông tại $C$ có ${C}'N=\sqrt{{C}'{{C}^{2}}+C{{N}^{2}}}=\frac{\sqrt{5}a}{2}$.

Mà $MN=\frac{AC}{2}=\frac{a\sqrt{2}}{2}$.

Xét tam giác ${C}'CM$ có $\text{cos}\widehat{NM{C}'}=\frac{M{{{{C}'}}^{2}}+M{{N}^{2}}-{C}'{{N}^{2}}}{2M{C}'.MN}=\frac{\sqrt{2}}{2}$

$\Rightarrow \widehat{NM{C}'}=45{}^\circ $$\Rightarrow \left( \widehat{MN,AP} \right)=45{}^\circ $.

Câu 26: Chọn C.

Với điều kiện $n\ge 3,$$n\in \mathbb{N}$, ta có

$\begin{array}{l}
C_n^3 + 2n = A_{n + 1}^2 \Leftrightarrow \frac{{n\left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right)}}{{3!}} + 2n = \left( {n + 1} \right)n \Leftrightarrow \left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right) + 12 = 6\left( {n + 1} \right)\\
 \Leftrightarrow {n^2} - 9n + 8 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
n = 1\,({\rm{loai}})\\
n = 8\,({\rm{t/m}})
\end{array} \right.
\end{array}$

Với $n=8$, ta có số hạng thứ $k+1$ trong khai triển ${{\left( 2x-\frac{3}{\sqrt[3]{x}} \right)}^{16}}$là

$C_{16}^{k}{{\left( 2x \right)}^{16-k}}{{\left( -\frac{3}{\sqrt[3]{x}} \right)}^{k}}$$=C_{16}^{k}{{2}^{16-k}}{{\left( -3 \right)}^{k}}{{x}^{16-\frac{4}{3}k}}$.

Theo đề bài ta cần tìm $k$ sao cho $16-\frac{4}{3}k=0$ $\Leftrightarrow k=12$.

Do đó số hạng không chứa $x$ trong khai triển là $C_{16}^{12}{{.2}^{4}}{{.3}^{12}}$.

Câu 27: Chọn C.

Ta có $f\left( x \right)-1=m$$\Leftrightarrow f\left( x \right)=m+1$.

Dựa vào bảng biến thiên, để phương trình có đúng hai nghiệm thì $\left[ \begin{array}{l}
m + 1 =  - 1\\
m + 1 > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m =  - 2\\
m >  - 1
\end{array} \right.$

Câu 28: Chọn B.

Ta có $\widehat{BCD}=\widehat{BAD}=60{}^\circ $, do đó tam giác $BCD$ đều cạnh $a$.

Gọi $J$ là trung điểm của $CD$, khi đó $BJ\bot CD$ và $BJ=\frac{a\sqrt{3}}{2}$.

Gọi $I$ là trung điểm của $DJ$, suy ra $OI\text{//}BJ$, do đó $OI\bot CD$.

Theo định lí ba đường vuông góc suy ra $CD\bot SI$.

Ta có $\left( SCD \right)\cap \left( ABCD \right)=CD$;

Trong $\left( SCD \right)$ có $SI\bot CD$; trong $\left( ABCD \right)$ có $OI\bot CD$

Suy ra góc giữa $\left( SCD \right)$ và $\left( ABCD \right)$ là $\widehat{SIO}=60{}^\circ $.

Trong tam giác $SOI$ vuông tại $O$, có $\widehat{SIO}=60{}^\circ $, $OI=\frac{1}{2}BJ$$=\frac{a\sqrt{3}}{4}$, do đó $SO=OI.\tan 60{}^\circ $$=\frac{a\sqrt{3}}{4}.\sqrt{3}$$=\frac{3a}{4}$.

Diện tích mặt đáy ${{S}_{ABCD}}=2{{S}_{BCD}}$$=2\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}$$=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{2}$.

Thể tích khối chóp là ${{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}SO.{{S}_{ABCD}}$ $=\frac{1}{3}.\frac{3a}{4}.\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{2}$$=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{8}$.

Câu 29: Chọn B.

Số phần tử của không gian mẫu là số cách lấy $5$ viên bi trong $18$ viên bi, $\left| \Omega  \right|=C_{18}^{5}$.

Gọi $A$ là biến cố: "$5$ viên bi được chọn có đủ ba màu và số bi đỏ bằng số bi vàng".

+ Số cách lấy $1$ viên bi xanh, $2$ viên bi đỏ, $2$ viên bi vàng là $C_{5}^{1}.C_{6}^{2}.C_{7}^{2}$.

+ Số cách lấy $3$ viên bi xanh, $1$ viên bi đỏ, $1$ viên bi vàng là $C_{5}^{3}.C_{6}^{1}.C_{7}^{1}$.

Số phần tử của biến cố $A$: $C_{5}^{1}.C_{6}^{2}.C_{7}^{2}+C_{5}^{3}.C_{6}^{1}.C_{7}^{1}$.

Xác suất $P\left( A \right)=\frac{C_{5}^{1}.C_{6}^{2}.C_{7}^{2}+C_{5}^{3}.C_{6}^{1}.C_{7}^{1}}{C_{18}^{5}}$$=\frac{95}{408}$

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản