Lời giải đề 7: Đề thi thử THPTQG môn Toán năm 2018 trường THPT Trần Phú- Đà Nẵng lần 2 trang 2

Câu 30: Chọn C. .

$\underset{x\to 2}{\mathop{\lim }}\,\frac{x-2}{{{x}^{2}}-4}=\underset{x\to 2}{\mathop{\lim }}\,\frac{x-2}{\left( x-2 \right)\left( x+2 \right)}=\underset{x\to 2}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{x+2}=\frac{1}{4}$.

Câu 31: Chọn D.

Ta có : $I=\int\limits_{0}^{1}{\frac{\left( {{x}^{2}}+5x+6 \right){{\text{e}}^{x}}}{x+2+{{\text{e}}^{-x}}}\text{d}x}=\int\limits_{0}^{1}{\frac{\left( x+2 \right)\left( x+3 \right){{\text{e}}^{2x}}}{\left( x+2 \right){{\text{e}}^{x}}+1}\text{d}x}$.

Đặt $t=\left( x+2 \right){{\text{e}}^{x}}$$\Rightarrow \text{d}t=\left( x+3 \right){{\text{e}}^{x}}\text{d}x$.

Đổi cận : $x=0\Rightarrow t=2$, $x=1\Rightarrow t=3\text{e}$.

$I=\int\limits_{2}^{3\text{e}}{\frac{t\text{d}t}{t+1}}=\int\limits_{2}^{3\text{e}}{\left( 1-\frac{1}{t+1} \right)\text{d}t}=\left. \left( t-\ln \left| t+1 \right| \right) \right|_{2}^{3\text{e}}=3\text{e}-2-\ln \frac{3\text{e}+1}{3}$.

Vậy $a=3$, $b=2$, $c=1$$\Rightarrow S=9$.

Câu 32: Chọn D.

$I=\int\limits_{0}^{2018}{{{2}^{x}}\text{d}x}=\left. \frac{{{2}^{x}}}{\ln 2} \right|_{0}^{2018}=\frac{{{2}^{2018}}-1}{\ln 2}$.

Câu 33: Chọn B.

Điều kiện: $-1\le x\le 1$.

Đặt $t={{3}^{1+\sqrt{1-{{x}^{2}}}}}$. Ta có $x\in \left[ -1;1 \right]$ nên $t\in \left[ 3;9 \right]$ (do $0\le \sqrt{1-{{x}^{2}}}\le 1$).

Phương trình trở thành:

${{t}^{2}}-\left( m+3 \right)t+2m+1=0\Leftrightarrow m\left( t-2 \right)={{t}^{2}}-3t+1\Leftrightarrow m=\frac{{{t}^{2}}-3t+1}{t-2}$ (do $t-2\ne 0,\forall t\in \left[ 3;9 \right]$) $\left( 1 \right)$.

Xét hàm số $f\left( t \right)=\frac{{{t}^{2}}-3t+1}{t-2}$, $t\in \left[ 3;9 \right]$.

${f}'\left( t \right)=\frac{{{t}^{2}}-4t+7}{{{\left( t-2 \right)}^{2}}}>0,\forall t\in \left[ 3;9 \right]$.

Vậy $f\left( 3 \right)\le f\left( t \right)\le f\left( 9 \right)$ hay $1\le f\left( t \right)\le \frac{55}{7}$, $\forall t\in \left[ 3;9 \right]$ .

Phương trình đã cho có nghiệm $\Leftrightarrow $ phương trình $\left( 1 \right)$ có nghiệm $t\in \left[ 3;9 \right]$$\Leftrightarrow 1\le m\le \frac{55}{7}$.

Vậy $m\in \left\{ 1;2;3;4;5;6;7 \right\}$.

Câu 34: Chọn A.

Phương trình hoành độ giao điểm của $\left( C \right)$ và $d$:

${{x}^{3}}-3x=k\left( x+1 \right)+2$$ \Leftrightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x - 2 - k} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x =  - 1 \Rightarrow y = 2\\
{x^2} - x - 2 - k = 0\left( 1 \right)
\end{array} \right.$
.

$d$ cắt $\left( C \right)$ tại ba điểm phân biệt $\Leftrightarrow $phương trình $\left( 1 \right)$ có hai nghiệm phân biệt khác $-1$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\Delta _{\left( 1 \right)}} > 0\\
g\left( { - 1} \right) \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
k >  - \frac{9}{4}\\
k \ne 0
\end{array} \right.$
.

Khi đó, $d$ cắt $\left( C \right)$ tại $M\left( -1;2 \right)$, $N\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right)$, $P\left( {{x}_{2}};{{y}_{2}} \right)$ với ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ là nghiệm của $\left( 1 \right)$.

Theo định lý vietè: $\left\{ \begin{array}{l}
S = {x_1} + {x_2} = 1\\
P = {x_1}{x_2} =  - k - 2
\end{array} \right.$
.

Tiếp tuyến tại $N$ và $P$ vuông góc với nhau $\Leftrightarrow {y}'\left( {{x}_{1}} \right).{y}'\left( {{x}_{2}} \right)=-1$$\Leftrightarrow \left( 3x_{1}^{2}-3 \right)\left( 3x_{2}^{2}-3 \right)=-1$

$\Leftrightarrow 9x_{1}^{2}x_{1}^{2}-9\left( x_{1}^{2}+x_{2}^{2} \right)+9=-1\Leftrightarrow 9{{P}^{2}}+18P-9{{S}^{2}}+9=-1$

$\Leftrightarrow 9{{k}^{2}}+18k+1=0\Leftrightarrow k=\frac{-3\pm 2\sqrt{3}}{3}$.

Vậy tích các phần tử trong $S$ là $\frac{1}{9}$.

Câu 35: Chọn A.

Ta có ${B}'=3B$ nên thể tích khối chóp mới là $V=\frac{1}{3}{B}'h=Bh$.

Câu 36: Chọn C.

Ta có $f\left( x \right)=\int{{f}'\left( x \right)dx=\int{\frac{2}{2x-1}dx=\int{\frac{2.\frac{1}{2}d\left( 2x-1 \right)}{2x-1}}}}=\ln \left| 2x-1 \right|+c$.

$f\left( 0 \right)=1$$\Leftrightarrow \ln \left| 2\times 0-1 \right|+c=1$ $\Leftrightarrow c=1$ $\Leftrightarrow f\left( x \right)=\ln \left| 2x-1 \right|+1$.

$\left\{ \begin{array}{l}
f\left( { - 1} \right) = \ln 3 + 1\\
f\left( 3 \right) = \ln 5 + 1
\end{array} \right.$
 $\Leftrightarrow f\left( -1 \right)+f\left( 3 \right)=2+\ln 15$.

Câu 37: Chọn A.

Gọi số cần lập là $\overline{abcdefghi}$.

Không gian mẫu : Tập hợp số có $9$ chữ số đôi một khác nhau.

Vì $a\ne 0$ $\Leftrightarrow $ có $9$ cách chọn $a$.

$\overline{bcdefghi}$không có chữ số ở $a$ $\Leftrightarrow $ có $9!$ cách chọn.

Vậy $n\left( \Omega  \right)=9\times 9!$.

Biến cố $A$: Số được chọn có đúng $4$ chữ số lẻ sao cho số $0$ luôn đứng giữa hai chữ số lẻ.

     Số $0$ luôn đứng giữa hai chữ số lẻ nên số $0$ không thể đứng ở $a$ hoặc $i$.

$\Leftrightarrow $ có $7$ cách sắp xếp chữ số $0$.

     Chọn hai số lẻ đặt bên cạnh số $0$(có sắp xếp) có $A_{5}^{2}$ cách chọn.

     Tiếp tục chọn hai số lẻ khác và sắp xếp vào$2$ trong $6$vị trí còn lại có $C_{3}^{2}\times A_{6}^{2}=90$ cách chọn.

     Còn lại $4$ vị trí, chọn từ $4$ số chẵn $\left\{ 2;4;6;8 \right\}$ có $4!=24$ cách chọn.

Vậy $n\left( A \right)=7\times A_{5}^{2}\times 90\times 24=302400$ cách chọn.

Xác suất để xảy ra biến cố $A$ là $p\left( A \right)=\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega  \right)}=\frac{302400}{9\times 9!}=\frac{5}{54}$.

Câu 38: Chọn A.

Ta có ${f}'\left( x \right)=3a{{x}^{2}}+2bx+c$. Hàm số $f\left( x \right)=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d$ liên tục trên $\mathbb{R}$ ; đồ thị hàm số có hai điểm cực trị là $\left( 2;-2 \right)$và $\left( 0;2 \right)$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
f\left( 2 \right) =  - 2\\
f'\left( 2 \right) = 0\\
f\left( 0 \right) = 2\\
f'\left( 0 \right) = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
8a + 4b + 2c + d =  - 2\\
12a + 4b + c = 0\\
d = 2\\
c = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 1\\
b =  - 3\\
c = 0\\
d = 2
\end{array} \right. \Rightarrow S = 0$
  

Câu 39: Chọn B.

Ta có $C_{n}^{3}=\frac{n!}{3!\left( n-3 \right)!}=\frac{\left( n-3 \right)!\left( n-2 \right)\left( n-1 \right)n}{\left( n-3 \right)!\times 6}=\frac{n\left( n-1 \right)\left( n-2 \right)}{6}$$\Rightarrow \frac{1}{C_{n}^{3}}=\frac{6}{n\left( n-1 \right)\left( n-2 \right)}$

Vậy ta có ${{S}_{n}}=\frac{6}{1.2.3}+\frac{6}{2.3.4}+\frac{6}{3.4.5}+...+\frac{6}{n\left( n-1 \right)\left( n-2 \right)}$

Nhận xét $\frac{2}{1.2.3}=\frac{1}{1.2}-\frac{1}{2.3}$; $\frac{2}{2.3.4}=\frac{1}{2.3}-\frac{1}{3.4}$ ;…; $\frac{2}{\left( n-2 \right)\left( n-1 \right)n}=\frac{1}{\left( n-2 \right)\left( n-1 \right)}-\frac{1}{\left( n-1 \right)n}$

$\Rightarrow {{S}_{n}}=3\left( \frac{1}{1.2}-\frac{1}{2.3}+\frac{1}{2.3}-\frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{n-2}-\frac{1}{n-1}+\frac{1}{n-1}-\frac{1}{n} \right)$ $=3\left( \frac{1}{2}-\frac{1}{n} \right)$$=3\left( \frac{n-2}{2n} \right)$$=\frac{3n-6}{2n}$

Vậy $\lim {{S}_{n}}=\lim \left( \frac{3n-6}{2n} \right)=\lim \left( \frac{3-\frac{6}{n}}{2} \right)=\frac{3}{2}$.

Câu 40: Chọn A.

Gọi $I\left( a;b;c \right)$

Ta có $IA=IO=R$$\Leftrightarrow $ hình chiếu của $I$ lên $OA$ là trung điểm $H\left( \frac{1}{2};0;\frac{-1}{2} \right)$ của $OA$.

${{S}_{\Delta OIA}}=\frac{1}{2}IH.OA=\frac{1}{2}\sqrt{{{\left( a-\frac{1}{2} \right)}^{2}}+{{b}^{2}}+{{\left( c+\frac{1}{2} \right)}^{2}}}.\sqrt{{{1}^{2}}+{{0}^{2}}+{{\left( -1 \right)}^{2}}}$

$\Leftrightarrow \frac{\sqrt{17}}{2}=\frac{1}{2}\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-a+c+\frac{1}{2}}.\sqrt{2}$ $\Leftrightarrow 17=2{{a}^{2}}+2{{b}^{2}}+2{{c}^{2}}-2a+2c+1$

$\Leftrightarrow 2{{a}^{2}}+2{{b}^{2}}+2{{c}^{2}}-2a+2c-16=0$.

Theo bài ra ta có $\left\{ \begin{array}{l}
OI = IA\\
{S_{\Delta OIA}} = \frac{{\sqrt {17} }}{2}\\
I \in \left( P \right)
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}}  = \sqrt {{{\left( {a - 1} \right)}^2} + {b^2} + {{\left( {c + 1} \right)}^2}} \\
2{a^2} + 2{b^2} + 2{c^2} - 2a + 2c - 16 = 0\\
a + b - c - 3 = 0
\end{array} \right.$
 

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a - c - 1 = 0\\
{a^2} + {b^2} + {c^2} - a + c - 8 = 0\\
a + b - c - 3 = 0
\end{array} \right.$
$\begin{array}{l}
\left( 1 \right)\\
\left( 2 \right)\\
\left( 3 \right)
\end{array}$
.

Từ $\left( 1 \right)$ và $\left( 3 \right)$ ta có $\left\{ \begin{array}{l}
a - c = 1\\
b = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 1 + c\\
b = 2
\end{array} \right.$
  thế vào $\left( 2 \right)$ ta có

${{\left( c+1 \right)}^{2}}+4+{{c}^{2}}-\left( c+1 \right)+c-8=0$$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
c =  - 2\\
c = 1
\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}
I\left( { - 1;2; - 2} \right)\\
I\left( {2;2;1} \right)
\end{array} \right.$
  $\Rightarrow OI=R=3$.

Câu 41: Chọn D.

Vì ${A}'$ là hình chiếu của $A$ lên trục $Oy$nên ${A}'\left( 0;\,-1;\,0 \right)$$\Rightarrow O{A}'=1$.

Câu 42: Chọn D.

Ta có: ${y}'=3{{x}^{2}}-2mx-m$. Gọi $M\left( {{x}_{0}};\,{{y}_{0}} \right)\in \left( C \right)$ suy ra hệ số góc của tiếp tuyến của $\left( C \right)$ tại $M$ có hệ số góc là $k={y}'\left( {{x}_{0}} \right)=3x_{0}^{2}-2m{{x}_{0}}-m$$=3{{\left( {{x}_{0}}-\frac{m}{3} \right)}^{2}}-\left( \frac{{{m}^{2}}}{3}+m \right)$$\ge -\left( \frac{{{m}^{2}}+3m}{3} \right)$.

Để mọi đường thẳng tiếp xúc với $\left( C \right)$ đều có hệ số góc dương thì :

$-\left( \frac{{{m}^{2}}+3m}{3} \right)>0$$\Leftrightarrow \left( \frac{{{m}^{2}}+3m}{3} \right)<0$$\Leftrightarrow -3<m<0$.

$\Rightarrow $ Tập các giá trị nguyên của $m$là: $T=\left\{ -2;\,-1 \right\}$. Vậy tổng các phần tử của $T$ là: $-3$.

Câu 43: Chọn C.

Ta có: $SA\bot \left( ABC \right)\Rightarrow SA\bot BC$ mà $BC\bot AB$$\Rightarrow BC\bot \left( SAB \right)$, $AM\subset \left( SAB \right)$$\Rightarrow BC\bot AM$.

Vậy $\left\{ \begin{array}{l}
AM \bot SB\\
AM \bot BC
\end{array} \right. \Rightarrow AM \bot \left( {SBC} \right)$
$\Rightarrow AM\bot SC$$\Rightarrow $ Đáp án A đúng.

$\left\{ \begin{array}{l}
AM \bot \left( {SBC} \right)\\
MN \subset \left( {SBC} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow AM \bot MN$
 $\Rightarrow $ Đáp án B đúng.

$SA\bot \left( ABC \right)\Rightarrow SA\bot BC$$\Rightarrow $ Đáp án D đúng.

Vậy C sai.

Câu 44: Chọn B.

Ta có: $I=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\sin x.{f}'\left( x \right)\text{d}x}$. Đặt $\left\{ \begin{array}{l}
u = \sin x\\
{\rm{d}}v = f'\left( x \right){\rm{d}}x
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\rm{d}}u = \cos x{\rm{d}}x\\
v = f\left( x \right)
\end{array} \right.$
.

$I=\left. \sin x.f\left( x \right) \right|_{0}^{\frac{\pi }{4}}-\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\cos x.f\left( x \right)\text{d}x}$$=\frac{3\sqrt{2}}{2}-{{I}_{1}}$.

$2=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\left[ \sin x.\tan x.f\left( x \right) \right]\text{d}x}$$=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\left[ {{\sin }^{2}}x.\frac{f\left( x \right)}{\cos x} \right]\text{d}x}$$=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\left[ \left( 1-{{\cos }^{2}}x \right).\frac{f\left( x \right)}{\cos x} \right]\text{d}x}$.

$=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\left[ \frac{f\left( x \right)}{\cos x} \right]\text{d}x-\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\cos x.f\left( x \right)\text{d}x}}$$=1-{{I}_{1}}$.

$\Rightarrow {{I}_{1}}=-1$$\Rightarrow I=\frac{3\sqrt{2}}{2}+1$$=\frac{3\sqrt{2}+2}{2}$.

Câu 45: Chọn B.

$2{{y}^{3}}+7y+2x\sqrt{1-x}=3\sqrt{1-x}+3\left( 2{{y}^{2}}+1 \right)$.

$\Leftrightarrow 2\left( {{y}^{3}}-3{{y}^{2}}+3y-1 \right)+\left( y-1 \right)=2\left( 1-x \right)\sqrt{1-x}+3\sqrt{1-x}-2\sqrt{1-x}$.

$\Leftrightarrow 2{{\left( y-1 \right)}^{3}}+\left( y-1 \right)=2{{\left( \sqrt{1-x} \right)}^{3}}+\sqrt{1-x}\,\,\left( 1 \right)$.

Xét hàm số $f\left( t \right)=2{{t}^{3}}+t$ trên $\left[ 0;\,+\infty  \right)$.

Ta có: ${f}'\left( t \right)=6{{t}^{2}}+1$$>0$ với $\forall t\ge 0$$\Rightarrow f\left( t \right)$ luôn đồng biến trên $\left[ 0;\,+\infty  \right)$.

Vậy $\left( 1 \right)\Leftrightarrow y-1=\sqrt{1-x}$$\Leftrightarrow y=1+\sqrt{1-x}$.

$\Rightarrow P=x+2y=x+2+2\sqrt{1-x}$ với $\left( x\le 1 \right)$.

Xét hàm số $g\left( x \right)=2+x+2\sqrt{1-x}$ trên $\left( -\infty ;\,1 \right]$.

Ta có: ${g}'\left( x \right)=1-\frac{1}{\sqrt{1-x}}$$=\frac{\sqrt{1-x}-1}{\sqrt{1-x}}$. ${g}'\left( x \right)=0\Rightarrow x=0$.

Bảng biến thiên $g\left( x \right)$

 

 

 

Từ bảng biến thiên của hàm số $g\left( x \right)$ suy ra giá trị lớn nhất của $P$ là: $\underset{\left( -\infty ;\,1 \right]}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)=4$.

 

Câu 46: Chọn B.

Gọi $I=AC\cap BD$.

Hình vuông $ABCD$ có độ dài đường chéo bằng $a\sqrt{2}$ suy ra hình vuông đó có cạnh bằng $a$.

Ta có \[\left\{ \begin{array}{l}
\left( {SBD} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = BD\\
SI \bot BD\\
AI \bot BD
\end{array} \right. \Rightarrow \widehat {\left( {\left( {SBD} \right);\,\left( {ABCD} \right)} \right)} = \widehat {\left( {SI;\,AI} \right)} = \widehat {SIA}\]
.

Ta có $\tan \alpha =\tan \widehat{SIA}=\frac{SA}{AI}\Leftrightarrow SA=a$.

Chọn hệ trục tọa độ $Oxyz$ như hình vẽ. Ta có

$A\left( 0;\,0;\,0 \right)$, $B\left( a;\,0;\,0 \right)$, $C\left( a;\,a;\,0 \right)$, $S\left( 0;\,0;\,a \right)$.

Khi đó $\overrightarrow{SA}=\left( 0;\,0;\,-a \right)$; $\overrightarrow{SC}=\left( a;\,a;\,-a \right)$; $\overrightarrow{SB}=\left( a;\,0;\,-a \right)$.

Mặt phẳng $\left( SAC \right)$ có vectơ pháp tuyến ${{\vec{n}}_{1}}=\left( -1;\,1;\,0 \right)$.

Mặt phẳng $\left( SBC \right)$ có vectơ pháp tuyến ${{\vec{n}}_{2}}=\left( 1;\,0;\,1 \right)$.

Suy ra $\cos \left( \widehat{\left( SAC \right);\left( SBC \right)} \right)=\frac{\left| {{{\vec{n}}}_{1}}.{{{\vec{n}}}_{2}} \right|}{\left| {{{\vec{n}}}_{1}} \right|.\left| {{{\vec{n}}}_{2}} \right|}$$=\frac{1}{\sqrt{2}.\sqrt{2}}=\frac{1}{2}$$\Rightarrow \left( \widehat{\left( SAC \right);\left( SBC \right)} \right)=60{}^\circ $.

Câu 47: Chọn B.

Ta có

${g}'\left( x \right)=2{f}'\left( x \right)-2\left( 1-x \right)$.

${g}'\left( x \right)=0$$\Leftrightarrow 2{f}'\left( x \right)-2\left( 1-x \right)=0$$\Leftrightarrow {f}'\left( x \right)=1-x$.

Dựa vào hình vẽ ta có: $g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x =  - 4\\
x =  - 1\\
x = 3
\end{array} \right.$
.

Và ta có bảng biến thiên

                                      

Suy ra hàm số $g\left( x \right)=2f\left( x \right)+{{\left( 1-x \right)}^{2}}$ đạt giá trị nhỏ nhất tại điểm ${{x}_{0}}=-1$.

Câu 48: Chọn C.

Ta có $\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{3x+1}-2}{x-1}$$=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{3x+1-{{2}^{2}}}{\left( x-1 \right)\left( \sqrt{3x+1}+2 \right)}$$=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{3}{\sqrt{3x+1}+2}=\frac{3}{4}$.

Với $f\left( 1 \right)=m$ ta suy ra hàm số liện tục tại $x=1$ khi $m=\frac{3}{4}$.

Câu 49: Chọn D.

Mặt phẳng $\left( P \right):2x+y-1=0$ có một vectơ pháp tuyến là $\vec{n}=\left( 2;\,1;\,0 \right)$.

Câu 50: Chọn B.

Parabol $y={{x}^{2}}-4x+4$ có đỉnh $I\left( 2;0 \right)$.

Phương trình hoành độ giao điểm của $y={{x}^{2}}-4x+4$ và $y={{x}^{3}}$ là ${{x}^{3}}-{{x}^{2}}+4x-4=0\Leftrightarrow x=1$.

Ta có $S=\int\limits_{0}^{1}{{{x}^{3}}\text{d}x}+\int\limits_{1}^{2}{\left( {{x}^{2}}-4x+4 \right)\text{d}x}$$=\frac{7}{12}$.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản