Lời giải đề 6: Đề thi thử THPTQG môn Toán trường THPT Mai Anh năm 2018-2019 lần 1-trang 1

BẢNG ĐÁP ÁN

1.C

2.D

3.A

4.C

5.B

6.D

7.C

8.B

9.A

10.C

11.B

12.A

13.C

14.D

15.D

16.B

17.B

18.B

19.A

20.C

21.C

22.A

23.B

24.A

25.A

26.A

27.D

28.C

29.B

30.B

31.D

32.D

33.B

34.D

35.A

36.C

37.A

38.B

39.D

40.A

41.C

42.D

43.C

44.D

45.C

46.D

47.A

48.A

49.B

50.A

Câu 1: Chọn C

Chọn C

Khối hộp chữ nhật có thể tích là: $V=1.2.3=6$$\text{c}{{\text{m}}^{3}}$.

Câu 2.Chọn D

Ta có ${y}'=\frac{-m+2}{{{\left( x-m \right)}^{2}}}$

Hàm số đồng biến trên $\left( 0\,;\,3 \right]$$\Leftrightarrow $${y}'>0$, $\forall \,x\in \left( 0\,;\,3 \right]$ $\Leftrightarrow $ $\frac{-m+2}{{{\left( x-m \right)}^{2}}}>0\,$, $\forall \,x\in \left( 0\,;\,3 \right]$

Hay $\left\{ \begin{array}{l}
 - m + 2 > 0\\
m \notin \left( {0\,;\,3} \right]
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow $ $\left\{ \begin{array}{l}
m < 2\\
\left[ \begin{array}{l}
m > 3\\
m \le 0
\end{array} \right.
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow $ $m \le 0$.

Câu 3. Chọn A

Ta có $2f\left( x \right)+3m=0\Leftrightarrow f\left( x \right)=-\frac{3m}{2}$

Để phương trình $2f\left( x \right)+3m=0$ có 4 nghiệm phân biệt thì đồ thị hai hàm số $y=f\left( x \right)$và $y=-\frac{3m}{2}$ phải cắt nhau tại 4 điểm phân biệt.

Dựa vào bảng biến thiên, suy ra $-8<-\frac{3m}{2}<1\Leftrightarrow -\frac{2}{3}<m<\frac{16}{3}$

Vì $m\in \mathbb{Z}$ nên $m\in \left\{ \text{0;1;2;3;4;5} \right\}$.

Vậy có 6 giá trị của $m$ thỏa mãn đề bài.

Câu 4.Chọn C

Ta có ${y}'=\frac{{{\left( x \right)}^{\prime }}\left( 1+\ln x \right)-x{{\left( 1+\ln x \right)}^{\prime }}}{{{\left( 1+\ln x \right)}^{2}}}=\frac{1+\ln x-x.\frac{1}{x}}{{{\left( 1+\ln x \right)}^{2}}}=\frac{\ln x}{{{\left( 1+\ln x \right)}^{2}}}$

Câu 5.Chọn B

Ta có: ${\log _2}\left( {{x^2} - 4\left| x \right| + 4} \right) = 2 \Leftrightarrow {x^2} - 4\left| x \right| + 4 = {2^2} \Leftrightarrow {x^2} - 4\left| x \right| = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left| x \right| = 0\\
\left| x \right| = 4
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x =  - 4\\
x = 4
\end{array} \right.$

Vậy số nghiệm của phương trình đã cho là $3$.

Câu 6.Chọn D

Ta có:

${6^{2x - 1}} - {5.6^{x - 1}} + 1 = 0 \Leftrightarrow \frac{1}{6}{.6^{2x}} - \frac{5}{6}{.6^x} + 1 = 0 \Leftrightarrow {\left( {{6^x}} \right)^2} - {5.6^x} + 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{6^x} = 3\\
{6^x} = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = {\log _6}3\\
x = {\log _6}2
\end{array} \right..$

Suy ra tổng hai nghiệm: ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}={{\log }_{6}}3+{{\log }_{6}}2={{\log }_{6}}\left( 3.2 \right)=1.$

Câu 7: Chọn C

                                                  

+ Xét khối nón tâm $O$, có đường sinh$AB$ = $AC$ = $a$, $OB$ = $OC$ = $R$ = $\frac{a}{2}$

+ Tam giác $AOC$ vuông tại $O$ có $h$ = $AO$ = $\sqrt{A{{C}^{2}}-O{{C}^{2}}}$ = $\sqrt{{{a}^{2}}-{{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{3}}{2}$

+ Khối nón có thể tích là $V$ = $\frac{1}{3}\pi {{R}^{2}}h=\frac{1}{3}\pi {{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{\pi {{a}^{3}}\sqrt{3}}{24}$.

Câu 8: Chọn B

                                             

+ Xét hình chóp tam giác đều $SABC$ có $SA$ = $SB$ = $SC$ = $AB$ = $AC$ = $BC$ = $a$

Chân đường cao hạ từ $S$ trùng với tâm$O$của tam giác đều$ABC$, $M$ là trung điểm của $BC$.

+ Tam giác đều $ABC$, có $O$ là tâm, $AO$ = $\frac{2}{3}$$AM$ = $\frac{2}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2}$= $\frac{a\sqrt{3}}{3}$

Diện tích tam giác $ABC$: $S$ = $\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}$

+ Tam giác $SAO$ vuông tại $O$có $h=SO=\sqrt{S{{A}^{2}}-A{{O}^{2}}}$=$\sqrt{{{a}^{2}}-{{\left( \frac{a\sqrt{3}}{3} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{6}}{3}$.

+ Thể tích $SABC$: $V$ = $\frac{1}{3}Sh$= $\frac{1}{3}\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}\frac{a\sqrt{6}}{3}$ = $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{12}$.

Câu 9.Chọn A

Gọi $I$là trung điểm của$AB$. Khi đó, $I\left( 0\,;0\,;1 \right)$ là tâm của mặt cầu đường kính $AB$.

Bán kính mặt cầu là $R=\frac{1}{2}AB=\frac{1}{2}\sqrt{{{2}^{2}}+{{\left( -4 \right)}^{2}}+{{2}^{2}}}=\sqrt{6}$.

Vậy phương trình mặt cầu là ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{\left( z-1 \right)}^{2}}=6$.

Câu 10. Chọn C

Ta có ${f}'\left( x \right)=4x-\frac{1}{x}$, khi đó ${f}'\left( x \right)=0$ có nghiệm $x=\frac{1}{2}$ $\left( \in \left( \frac{1}{\text{e}};\text{e} \right) \right)$

Mặt khác, $f\left( \frac{\text{1}}{\text{e}} \right)=\frac{2}{{{\text{e}}^{2}}}+1$, $f\left( \frac{1}{2} \right)=\frac{1}{2}+\ln 2$,$f\left( \text{e} \right)=2{{\text{e}}^{2}}-1$ nên $M=\underset{\left[ \frac{\text{1}}{\text{e}};\text{e} \right]}{\mathop{\max }}\,f\left( x \right)=2{{\text{e}}^{2}}-1$, $m=\underset{\left[ \frac{\text{1}}{\text{e}};\text{e} \right]}{\mathop{\min }}\,f\left( x \right)=\frac{1}{2}+\ln 2$. Do đó $M-m=2{{\text{e}}^{2}}-\ln 2-\frac{3}{2}$.

Câu 11: Chọn B

Xét phương trình $f'\left( x \right) = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 0}\\
{x = 1}\\
{x =  - 2}
\end{array}} \right.$

Ta có bảng xét dấu sau:

Dễ thấy ${f}'\left( x \right)$đổi dấu khi qua $x=-2$ và ${f}'\left( x \right)$đổi dấu khi qua $x=1$(theo chiều dương) nên hàm số có 2 điểm cực trị.

Câu 12: Chọn A

Ta có:

$\begin{array}{l}
\overrightarrow {AB}  = \left( { - 1\,;\,0\,;\,1} \right),\,\overrightarrow {AC}  = \left( {1\,;\,1\,;\,1} \right)\\
 \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
0&1\\
1&1
\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
1&{ - 1}\\
1&1
\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
{ - 1}&0\\
1&1
\end{array}} \right|} \right) = \left( { - 1\,;\,2\,;\, - 1} \right).
\end{array}$

Khi đó:

${{S}_{\vartriangle ABC}}=\frac{1}{2}\left| \left[ \overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC} \right] \right|=\frac{1}{2}\sqrt{{{\left( -1 \right)}^{2}}+{{2}^{2}}+{{\left( -1 \right)}^{2}}}=\frac{\sqrt{6}}{2}$.

Câu 13: Chọn C

Từ công thức tính tích vô hướng của hai vectơ $\overrightarrow{u}$và $\overrightarrow{v}$ trong không gian: $\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}=\left| \overrightarrow{u} \right|.\left| \overrightarrow{v} \right|.cos\left( \overrightarrow{u}\,,\overrightarrow{v} \right)$

Ta dễ dàng suy ra được $cos\left( \overrightarrow{u}\,,\,\overrightarrow{v} \right)=\frac{\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}}{\left| \overrightarrow{u} \right|.\left| \overrightarrow{v} \right|}$.

Ta có: $\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}=-1.0+1.\left( -1 \right)+0.0=-1$ và $\left| \overrightarrow{u} \right|.\left| \overrightarrow{v} \right|=\sqrt{{{\left( -1 \right)}^{2}}+{{1}^{2}}+{{0}^{2}}}.\sqrt{{{0}^{2}}+{{\left( -1 \right)}^{2}}+{{0}^{2}}}=\sqrt{2}$.

Khi đó: $cos\left( \overrightarrow{u}\,,\overrightarrow{v} \right)=\frac{\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}}{\left| \overrightarrow{u} \right|.\left| \overrightarrow{v} \right|}=-\frac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow \left( \overrightarrow{u}\,,\overrightarrow{v} \right)={{135}^{0}}$.

Câu 14: Chọn D

Ta có: ${{\text{e}}^{{{x}^{2}}-x-1}}<\frac{1}{\text{e}}\Leftrightarrow {{\text{e}}^{{{x}^{2}}-x-1}}<{{\text{e}}^{-1}}\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x-1<-1\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x<0\Leftrightarrow 0<x<1$.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là $\left( 0\,;1 \right)$.

Câu 15: Chọn D

Thể tích của khối trụ nhỏ: ${{V}_{1}}=\pi r_{1}^{2}h$.

Thể tích của khối trụ lớn: ${{V}_{2}}=\pi r_{2}^{2}h=9\pi r_{1}^{2}h$.

Thể tích của phần nằm giữa hai hình trụ: $V={{V}_{2}}-{{V}_{1}}=8\pi r_{1}^{2}h$.

Tỉ số thể tích của phần nằm giữa hai hình trụ và khối trụ nhỏ: $\frac{V}{{{V}_{1}}}=\frac{8\pi r_{1}^{2}h}{\pi r_{1}^{2}h}=8$.

Câu 16: Chọn B

Gọi $D\left( a\,;\,b\,;\,c \right)$.

$\overrightarrow{AB}=\left( 3\,;\,1\,;\,-5 \right)$

$\overrightarrow{AC}=\left( 2\,;\,-1\,;\,-2 \right)$

Vì $\frac{3}{2}\ne \frac{1}{-1}$ nên $\overrightarrow{AB}$ không cùng phương $\overrightarrow{AC}$.

Suy ra tồn tại hình bình hành $ABCD$.

Suy ra $ABCD$ là hình bình hành khi $\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {DC}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
3 = 1 - a\\
1 =  - 1 - b\\
 - 5 =  - c
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a =  - 2\\
b =  - 2\\
c = 5
\end{array} \right.$

Vậy $D\left( -2\,;\,-2\,;\,5 \right)$.

Câu 17. Chọn B

Điều kiện: $x>1$

Khi đó BPT $\Leftrightarrow x\left( {{x}^{3}}-1 \right)<14\Leftrightarrow {{x}^{4}}-x-14<0\Leftrightarrow {{x}^{4}}-16-x+2<0$

$\Leftrightarrow \left( x-2 \right)\left( {{x}^{3}}+2{{x}^{2}}+4x+7 \right)<0$

Nhận xét: Do ${{x}^{3}}+2{{x}^{2}}+4x+7>0\,$với mọi $x>1$

BPT $\Leftrightarrow x-2<0\Leftrightarrow x<2$

So điều kiện ta được tập nghiệm của bất phương trình là $\left( 1\,;\,2 \right)$.

Câu 18: Chọn B

Dựa vào đồ thị nhận thấy tại các giá trị $x=-1\vee x=1\vee x=2$ thì ${f}'\left( x \right)=0$.

Và $x\in \left( -\infty \,;\,-1 \right)\cup \left( 1\,;\,2 \right)$ thì ${f}'\left( x \right)>0$; $x\in \left( -1\,;\,1 \right)\cup \left( 2\,;\,+\infty  \right)$ thì ${f}'\left( x \right)<0$

BBT:

Vậy hàm số đồng biến trên $\left( -\infty \,;\,-1 \right)$ và $\left( 1\,;\,2 \right)$.

Câu 19: Chọn A

Áp dụng công thức tìm trung điểm của đoạn $AB$ ta có $I\left( 2\,;\,0\,;\,1 \right)$.

Câu 20. Chọn C

Ta có $y'=-3{{x}^{2}}+6x+9$

$y'=-3{{\left( x-1 \right)}^{2}}+12\le 12$

Vậy hệ số góc lớn nhất của tiếp tuyến với đồ thị $\left( C \right)$ là $12$.

Câu 21.Chọn C

Ta có: $\int{f\left( x \right)\text{d}x}=\int{\left( {{2}^{x}}+x \right)\text{d}x}=\frac{{{2}^{x}}}{\text{ln}\,2}+\frac{{{x}^{2}}}{2}+C$.

Câu 22: Chọn A

Công thức: ${{u}_{n}}={{u}_{1}}+\left( n-1 \right)d$.

Cấp số cộng $\left( {{u}_{n}} \right)$ có số hạng đầu là ${{u}_{1}}$ và công sai $d$.

Ta có: $\left\{ \begin{array}{l}
{u_4} = 10\\
{u_7} = 19
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{u_1} + 3d = 10\\
{u_1} + 6d = 19
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{u_1} = 1\\
d = 3
\end{array} \right.$

Nên ${{u}_{10}}={{u}_{1}}+9d=1+9.3=28$.

Câu 23. Chọn B

Diện tích xung quanh của hình cầu có bán kính $R$ là $S=4\pi {{R}^{2}}$

Suy ra $16\pi =4\pi {{R}^{2}}$$\Leftrightarrow R=2$ cm.

Câu 24. Chọn A

dựa vào đồ thị hàm số

Câu 25. Chọn A

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy:

$\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,y=2$ nên đường thẳng $y=2$ là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

$\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,y=-\infty ;\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y=+\infty $ nên đường thẳng $x=1$ là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Vậy đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận.

Câu 26: Chọn A

                       

Khi quay tam giác $ABC$xung quanh trục $AH$ ta được hình nón tròn xoay có bán kính đáy$R=HC=AH=8\text{ cm}.$

Đường sinh $l=AC=R\sqrt{2}=8\sqrt{2}\text{ cm}.$

Vậy diện tích xung quanh hình nón tròn xoay là:

${{S}_{xq}}=\pi Rl=\pi .8.8\sqrt{2}=64\sqrt{2}\pi \left( \text{c}{{\text{m}}^{\text{2}}} \right)\text{.}$

Câu 27.Chọn D

Ta có ${{\log }_{a}}(a{{b}^{2}}{{c}^{3}})={{\log }_{a}}a+2{{\log }_{a}}b+3{{\log }_{a}}c$

Vì ${{\log }_{a}}c={{\log }_{a}}b.{{\log }_{b}}c=mn$ và ${{\log }_{a}}b=m$ nên ta có ${{\log }_{a}}(a{{b}^{2}}{{c}^{3}})=1+2m+3mn$.

Câu 28.Chọn C

                         

Gọi$O=AC\cap BD$. Ta có$\left( SBD \right)\cap \left( ABCD \right)=BD$. Vì$ABCD$là hình vuông nên$AO\bot BD$.

Lại có$BD\bot \left( SAC \right)$ nên $BD\bot SO$. Do đó, ta có$\left( \left( SBD \right);\left( ABCD \right) \right)=\left( SO;AO \right)$.

Vì $\Delta \,SAO$ có $\overset{}{\mathop{SAO}}\,=90{}^\circ $nên$\overset{}{\mathop{SOA}}\,$là góc nhọn và ta có$\left( \left( SBD \right);\left( ABCD \right) \right)=\overset{}{\mathop{SOA}}\,$.

Xét$\vartriangle SAO$ ta có$\tan \,\overset{}{\mathop{SOA}}\,=\frac{SA}{AO}=\frac{\frac{a\sqrt{6}}{6}}{\frac{a\sqrt{2}}{2}}=\frac{\sqrt{3}}{3}\Rightarrow \,\overset{}{\mathop{SOA}}\,=30{}^\circ $.

Câu 29: Chọn B

Dựa vào hình vẽ, đây là đồ thị của hàm số bậc bốn có hệ số $a>0.$ Do đó loại đáp án A, D

Đồ thị hàm số đi qua các điểm$\left( -1;0 \right)$ nên chọn  B

Câu 30: Chọn B

Áp dụng công thức: $\log \left( a.b \right)=\log a+\log b$với$a,b>0$

$\log \left( {{a}^{n}} \right)=n.\log a$ với $a>0$

Ta có: $\log \left( a.{{b}^{3}} \right)=\log a+\log \left( {{b}^{3}} \right)=\log a+3.\log b=10+3.100=310.$

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản