Lời giải đề 12-trang 2

4

Quãng đường

$AB$ dài 160 km. Hai xe khởi hành cùng một lúc từ $A$ để đi đến $B$. Vận tốc của xe thứ nhất lớn hơn vận tốc của xe thứ hai là 10 km/h nên xe thứ nhất đến $B$ sớm hơn xe thứ hai là 48 phút. Tính vận tốc của xe thứ hai.

1.0

 

Gọi vận tốc của xe thứ hai là $x$ (km/h). Điều kiện:$x>0$.

       vận tốc của xe thứ nhất là $x+10$ (km/h).

0.25

Thời gian đi quãng đường $AB$ của xe thứ nhất là$\dfrac{160}{x+10}$ (h)

và thời gian của xe thứ hai là $\dfrac{160}{x}$ (h).

0.25

Theo đề bài ta có phương trình $\dfrac{160}{x}-\dfrac{160}{x+10}=\dfrac{48}{60}$

0.25

Giải phương trình ta được: $x=40$(nhận), $x=-50$(loại).

Vậy vận tốc của xe thứ hai là 40 km/h.

0.25

5

Cho tam giác ABC vuông tại $A$, đường cao $AH$. Gọi $M$ là trung điểm của $BC$. Biết $AB=~3$cm, $AC=4$cm. Tính độ dài đường cao $AH$ và diện tích tam giác $ABM$.

1.0

 

Ta có $BC=5$cm. Suy ra $AH=\frac{12}{5}=2,4$cm.

0.5

$BM=\frac{5}{2}=2,5$ cm.

${{S}_{\Delta ABM}}=3$ (cm2).

0.5

6

Cho tam giác nhọn $ABC$$\left( AB<AC \right)$ nội tiếp đường tròn $(O;R)$. Các đường cao $AD$, $BE$ , $CF$ của tam giác $ABC$ cắt nhau tại $H$. Gọi $M$ là trung điểm của $BC$.

2.5

 

Vẽ hình đúng đến câu a)

0.25

  1.   Chứng minh tứ giác $BFHD$ nội tiếp được đường tròn.

 

$\widehat{BFH}={{90}^{0}}$

$\widehat{BDH}={{90}^{0}}$

0.5

$\widehat{BFH}+\widehat{BDH}={{180}^{0}}$ suy ra tứ giác $BFHD$ nội tiếp được đường tròn.

0.25

  1. Biết $\widehat{EBC}={{30}^{0}}$. Tính số đo $\widehat{EMC}$.

 

Tứ giác BFEC nội tiếp đường tròn đường kính $BC$, tâm $M$.

0.25

$\widehat{EMC}=2\widehat{EBC}={{2.30}^{0}}={{60}^{0}}$.

0.5

  1. Chứng minh $\widehat{FDE}=\widehat{FME}$.

 

Chứng minh tứ giác $DMEF$ nội tiếp được đường tròn

0.5

Suy ra $\widehat{FDE}=\widehat{FME}$(cùng chắn cung $FE$).

0.25

7

Cho $a=\dfrac{\sqrt{2}-1}{2};b=\dfrac{\sqrt{2}+1}{2}$. Tính ${{a}^{7}}+{{b}^{7}}$.

0.5

 

Từ giả thiết ta có $a+b=\frac{\sqrt{2}-1}{2}+\dfrac{\sqrt{2}+1}{2}=\sqrt{2};ab=\dfrac{\sqrt{2}-1}{2}.\dfrac{\sqrt{2}+1}{2}=\dfrac{1}{4}$.

\(\begin{align}   & {{a}^{7}}+{{b}^{7}}=\left( {{a}^{4}}+{{b}^{4}} \right)\left( {{a}^{3}}+{{b}^{3}} \right)-{{a}^{3}}{{b}^{3}}\left( a+b \right) \\  & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,=\left\{ {{\left[ {{\left( a+b \right)}^{2}}-2ab \right]}^{2}}-2{{a}^{2}}{{b}^{2}} \right\}\left[ {{\left( a+b \right)}^{3}}-3ab\left( a+b \right) \right]-{{a}^{3}}{{b}^{3}}\left( a+b \right) \\ \end{align}\)

0.25

Từ đó ta được

${{a}^{7}}+{{b}^{7}}=\left[ {{\left( 2-\dfrac{1}{2} \right)}^{2}}-\frac{1}{8} \right]\left[ 2\sqrt{2}-\dfrac{3}{4}.\sqrt{2} \right]-\dfrac{\sqrt{2}}{64}=\dfrac{17}{8}\left( \dfrac{5}{4}\sqrt{2} \right)-\dfrac{\sqrt{2}}{64}$

$=\dfrac{170\sqrt{2}}{64}-\dfrac{\sqrt{2}}{64}=\dfrac{169\sqrt{2}}{64}$.

Vậy ${{a}^{7}}+{{b}^{7}}=\dfrac{169\sqrt{2}}{64}$.

0.25

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản