Lời giải đề 11: Đề thi thử THPTQG môn toán trường THPT Nguyễn Tất Thành năm 2018-2019 lần 1-trang 1

BẢNG ĐÁP ÁN VÀ Giải chi tiết đề THI THỬ THPTQG TRƯỜNG THPT NGHUYỄN TẤT THÀNH TỈNH YÊN BÁI năm 2018 - 2019

1.A

2.B

3.B

4.A

5.B

6.D

7.B

8.D

9.C

10.A

11.C

12.A

13.A

14.A

15.A

16.B

17.A

18.A

19.A

20.A

21.C

22.D

23.B

24.C

25.C

26.C

27.C

28.C

29.B

30.A

31.D

32.B

33.B

34.C

35.A

36.D

37.D

38.C

39.D

40.D

41.C

42.B

43.D

44.B

45.D

46.D

47.C

48.B

49.D

50.B

 

Câu 1.Chọn A

B sai vì ${f}'\left( x \right)$ có thể không xác định tại điểm ${{x}_{0}}$ mà hàm số vẫn đạt cực trị tại điểm ${{x}_{0}}$. Chẳng hạn với $f\left( x \right)=\left| x \right|$ đạt cực tiểu tại $x=0$ nhưng không có đạo hàm tại đó.

C sai vì ${f}''\left( {{x}_{0}} \right)=0$ chưa thể kết luận được hàm số đạt cực trị tại ${{x}_{0}}$. Chẳng hạn $f\left( x \right)={{x}^{4}}$ có ${{f}'}'\left( 0 \right)=0$và nó vẫn đạt cực tiểu tại $x=0$.

D sai vì nếu ${f}''\left( {{x}_{0}} \right)>0$ và ${f}'\left( {{x}_{0}} \right)=0$ thì hàm số đạt cực tiểu tại ${{x}_{0}}$.

Câu 2.Chọn B

Ta có $\int{\left( 3{{x}^{2}}+\sin x \right)\text{d}}x={{x}^{3}}-\cos x+C$.

Câu 3.Chọn B

Giả sử đáy của hình chóp là tam giác đều có cạnh bằng $a$ thì $S=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}$.

Khi đó $V=\frac{1}{3}h\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}=\frac{h{{a}^{2}}\sqrt{3}}{12}$.

Khi tăng cạnh tam giác lên 2 lần, giảm chiều cao 4 lần ${a}'=2a$; ${h}'=\frac{h}{4}$.

Thì  ${V}'=\frac{\frac{h}{4}{{\left( 2a \right)}^{2}}\sqrt{3}}{12}=\frac{h{{a}^{2}}\sqrt{3}}{12}=V$.

Câu 4.Chọn A

Điều kiện xác định của hàm số là $4{{x}^{2}}-1\ne 0$$\Leftrightarrow x\ne \pm \frac{1}{2}$.

Câu 5.Chọn B

Ta có $\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}=3.2+0.1+1.0=6$.

Câu 6.Chọn D

TXĐ: $D=\mathbb{R}$.

Ta có ${y}'=4{{x}^{3}}-4x$.

$y' = 0{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}4{x^3} - 4x = 0{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 0{\rm{ }}}\\
{x = 1{\rm{  }}}\\
{x =  - 1}
\end{array}} \right.$

 

Bảng biến thiên

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 1;+\infty  \right)$.

Suy ra hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 2;+\infty  \right)$.

Câu 7.Chọn B

Phương trình hoành độ giao điểm của $\left( H \right)$ với trục hoành:

$2x - {x^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x_1} = 2\,\,}\\
{{x_2} = 0}
\end{array}} \right.$

Vậy thể tích khối tròn xoay sinh ra do $\left( H \right)$quay quanh $Ox$ là:

$V=\pi \int\limits_{0}^{2}{{{\left( 2x-{{x}^{2}} \right)}^{2}}}.\text{d}x$ $=\pi \int\limits_{0}^{2}{\left( 4{{x}^{2}}-4{{x}^{3}}+{{x}^{4}} \right).\text{d}x}$$=\pi .\left( \left. \frac{4}{3}{{x}^{3}}-{{x}^{4}}+\frac{{{x}^{5}}}{5} \right|_{0}^{2} \right)=$$\frac{16}{15}\pi $.

Câu 8.Chọn C

Phương trình $3{{z}^{2}}-z+2=0$có $\Delta  = {( - 1)^2} - 4.3.2 =  - 23 \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{z_1} = \frac{{1 - \sqrt {23} i}}{6}\,\,\,\,}\\
{{z_2} = \frac{{1 + \sqrt {23} i}}{6}}
\end{array}} \right.$

${{\left| {{z}_{2}} \right|}^{2}}={{\left| {{z}_{1}} \right|}^{2}}={{\left( \frac{1}{6} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{\sqrt{23}}{6} \right)}^{2}}=\frac{2}{3}\Rightarrow T=\frac{2}{3}+\frac{2}{3}=\frac{4}{3}$.

Câu 9.Chọn D

Điểm $M\left( 1\,;\,-2 \right)$ biểu diễn số phức $z=1-2i$. Có  phần thực là $1$ và  phần ảo là $-2$.

Câu 10.Chọn A

Ta có $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{(ABCD)//(A'B'C'D')}\\
{(ABCD) \cap (A'C'M) = A'C'}\\
{(A'B'C'D') \cap (A'C'M) = MN}
\end{array}} \right.$ 

$\Rightarrow $$MN\,\text{//}\,{A}'{C}'\Rightarrow MN\,//\,AC$, suy ra $N$ là trung điểm $BC$.           Vậy $k=\frac{MN}{A'C'}=\frac{MN}{AC}=\frac{1}{2}$.           

Câu 11.Chọn C

Áp dụng công thức tính thể tích lăng trụ ta có $V=h.S=2a.3{{a}^{2}}=6{{a}^{3}}$.

Câu 12.Chọn A

Hàm số mũ $y={{\left( \frac{2}{\text{e}} \right)}^{x}}$có tập xác định là $\mathbb{R}$ và cơ số $a=\frac{2}{\text{e}}\in \left( 0\,;\,1 \right)$ nên hàm số nghịch biến trên $\left( -\infty \,;\,+\infty  \right)$.

Câu 13.Chọn A

Ta có:

:

$\,\,\,\,\,\,\int\limits_{0}^{2}{\left( f\left( x \right)+3{{x}^{2}} \right)\text{d}x}=10$ $\Leftrightarrow \int\limits_{0}^{2}{f\left( x \right)}\text{d}x+\int\limits_{0}^{2}{3{{x}^{2}}}\text{d}x=10$ $\Leftrightarrow \int\limits_{0}^{2}{f\left( x \right)}\text{d}x=10-\int\limits_{0}^{2}{3{{x}^{2}}}\text{d}x$

$ \Leftrightarrow \int\limits_0^2 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = 10 - {x^3}\left| \begin{array}{l}
2\\
0
\end{array} \right.\,$$ \Leftrightarrow \int\limits_0^2 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = 10 - 8 = 2$

Câu 14.Chọn A

Gọi $O=AC\cap BD$, đường chéo $AC=a\sqrt{2}$.

Gọi $I$ là trung điểm của $SC$.

Suy ra $OI$ là đường trung bình của tam giác $SAC$. Suy ra $OI\,\text{//}\,SA$$\Rightarrow OI\bot \left( ABCD \right)$.

Hay $OI$ là trục đường tròn ngoại tiếp đáy $ABCD$.

Mà $IS=IC$$\Rightarrow $$IA=IB=IC=ID=IS$. Suy ra $I$ là tâm mặt cầu ngoại tiếp chóp $S.ABCD$.

Bán kính mặt cầu ngoại tiếp chóp $S.ABCD$: $R=SI=\frac{SC}{2}=\frac{\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{C}^{2}}}}{2}=a\sqrt{2}$.

Diện tích mặt cầu: $S=4\pi {{R}^{2}}=8\pi {{a}^{2}}$.

Câu 15.CHọn A

Ta có: $\frac{{{V}_{S.EBD}}}{{{V}_{S.BCD}}}=\frac{SB.SD.SE}{SB.SD.SC}=\frac{SE}{SC}=\frac{2}{3}$$\Rightarrow {{V}_{S.EBD}}=\frac{2}{3}{{V}_{S.BCD}}=\frac{2}{3}.\frac{1}{2}{{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}$.

Vậy thể tích $V$của khối tứ diện $SEBD$ là $V=\frac{1}{3}$.

Câu 16.Chọn B

Ta có: $n(\Omega )=C_{38}^{1}=38$.

Gọi $A$ là biến cố: “Chọn được một học sinh nữ”.

$\Rightarrow n(A)=C_{18}^{1}=18$.

Xác suất để chọn được một học sinh nữ là: $P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}=\frac{18}{38}=\frac{9}{19}$.

Câu 17.Chọn A

Ta có ${f}'\left( x \right)=3a{{x}^{2}}+2bx+c$.

Dựa vào đồ thị hàm số $y={f}'\left( x \right)$ ta có $3a<0\Rightarrow a<0$ nên loại đáp án $\mathbf{C}$.

Ta thấy đồ thị hàm số $y={f}'\left( x \right)$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bé hơn $0$ nên suy ra $c<0$ nên ta loại đáp án $\mathbf{B}$.

Mặt khác hoành độ đỉnh của đồ thị hàm số $y={f}'\left( x \right)$ dương nên ta có $-\frac{b}{3a}>0$$\Rightarrow b>0$.

Mà đồ thị hàm số $y={f}'\left( x \right)$ nằm hoàn toàn phía dưới trục $Ox$ nên suy ra tam thức bậc hai ${f}'\left( x \right)=3a{{x}^{2}}+2bx+c$ vô nghiệm , suy ra ${{\Delta }_{{f}'\left( x \right)}}<0$$\Leftrightarrow {{b}^{2}}-3ac<0$$\Leftrightarrow {{b}^{2}}<3ac\text{    }\left( * \right)$.

Khi đó thay các hệ số $a$, $b$, $c$ ở hai đáp án $\mathbf{A}$và $\mathbf{D}$ vào $\left( * \right)$ ta có đáp án $\mathbf{A}$thỏa mãn.

Câu 18.Chọn A

Thay tọa độ điểm $P\left( 7\,;\,2\,;\,1 \right)$ vào phương trình đường thẳng $d$ ta có $\frac{7-1}{3}=\frac{2+2}{2}\ne \frac{1-3}{-4}$ nên điểm $P\left( 7\,;\,2\,;\,1 \right)\notin d$.

Câu 19.Chọn A

Ta có $a={{\log }_{12}}3=\frac{1}{\text{lo}{{\text{g}}_{3}}12}=\frac{1}{1+2{{\log }_{3}}2}\Leftrightarrow {{\log }_{2}}3=\frac{2a}{1-a}$.

Khi đó: ${{\log }_{24}}18=\frac{{{\log }_{2}}\left( {{3}^{2}}.2 \right)}{{{\log }_{2}}\left( {{2}^{3}}.3 \right)}=\frac{1+2{{\log }_{2}}3}{3+{{\log }_{2}}3}=\frac{1+2.\frac{2a}{1-a}}{3+\frac{2a}{1-\text{ }a}}=\frac{1+3a}{3-a}$.

Câu 20.Chọn A     

Nhìn vào bảng biến thiên ta thấy $\underset{\left[ -1;3 \right]}{\mathop{\max }}\,f\left( x \right)=f\left( 0 \right).$

Câu 21.Chọn C

Giả sử số phức thỏa mãn bài toán có dạng $z=x+yi$$\left( x,\,\,y\in \mathbb{R} \right)$.

Suy ra $\overline{z}+2-i=x-yi+2-i=x+2-(y+1)i$.

Do đó: $\left| \overline{z}+2-i \right|=4\Leftrightarrow \left| x+2-(y+1)i \right|=4\Leftrightarrow {{(x+2)}^{2}}+{{(y+1)}^{2}}=16$.

Vậy tập hợp tất cả các điểm biểu diễn số phức $z$ là đường tròn tâm $I\left( -2\,;\,-1 \right)$, bán kính $R=4$.

Câu 22.Chọn D

Số phức liên hợp của $z=4+3i$ là $\overline{z}=4-3i$.

Câu 23.CHọn B

Ta có $\,{{u}_{8}}={{u}_{1}}+7d$ $\Rightarrow d=\frac{{{u}_{8}}-{{u}_{1}}}{7}$ $=\frac{26-\frac{1}{3}}{7}=\frac{11}{3}$.

Câu 24.Chọn C

Ta có ${{\overrightarrow{u}}_{_{d}}}=(3\,;\,-5\,;\,-1)$ là véc tơ chỉ phương của $d$.

${{\overrightarrow{n}}_{_{(P)}}}=\left( 2\,;\,0\,;\,1 \right)$ là véc tơ pháp tuyến của $\left( P \right)$.

$\left[ \overrightarrow{{{u}_{d}}}\,,\,{{n}_{\left( p \right)}} \right]=\left( -5\,;\,-5\,;\,10 \right)$.

Do $\Delta $ vuông góc với $d$ và song song với $\left( P \right)$ nên $\overrightarrow{u}=\left( 1\,;\,1\,;\,-2 \right)$ là véctơ chỉ phương của $\Delta $.

Khi đó, phương trình của $\Delta $ là $\frac{x-1}{1}=\frac{y+3}{1}=\frac{z-4}{-2}$.

Câu 25.Chọn C

Ta có ${3^{{x^2} + x}} = 9 \Leftrightarrow {x^2} + x = 2 \Leftrightarrow {x^2} + x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
x =  - 2
\end{array} \right.$

 

Khi đó tích các nghiệm của phương trình là $1.\left( -2 \right)=-2$.

Câu 26.Chọn C

Bán kính của khối nón là $r=\sqrt{{{l}^{2}}-{{h}^{2}}}=\sqrt{{{5}^{2}}-{{4}^{2}}}=3$.

Thể tích của khối nón là $V=\frac{1}{3}\pi {{r}^{2}}.h=\frac{1}{3}.\pi {{.3}^{2}}.4=12\pi $.

Câu 27.Chọn C

Dựa vào đồ thị ta thấy đây là đồ thị hàm số trùng phương $y=f\left( x \right)=a{{x}^{4}}+b{{x}^{2}}+c$ có:

  • $a<0$.
  • $y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    x =  - 1\\
    x = 0\\
    x = 1
    \end{array} \right.$
  • Đồ thị đi qua $\left( 0\,;\,-1 \right)$, suy ra $c=-1$.

Đối chiếu các điều kiện trên ta thấy đường cong có phương trình là $y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-1.$

Câu 28.Chọn C

Diện tích của hình phẳng được giới hạn bởi đồ thị hàm số $y=f\left( x \right)$, trục hoành và hai đường thẳng $x=a$, $x=b$ là  $S=\int\limits_{a}^{b}{\left| f\left( x \right) \right|\text{d}x}=$ $\int\limits_{a}^{c}{\left| f\left( x \right) \right|\text{d}x}+\int\limits_{c}^{b}{\left| f\left( x \right) \right|\text{d}x}$ $=-\int\limits_{a}^{c}{f(x)\text{d}x}+\int\limits_{c}^{b}{f(x)\text{d}x}$.

Câu 29.Chọn B

Gọi ${{S}_{1}}$, ${{S}_{2}}$ lần lượt là diện tích xung quanh của hình trụ và hình nón.  

Độ dài đường sinh của hình trụ và hình nón lần lượt là: ${{l}_{1}}=R\sqrt{3}$, ${{l}_{2}}=2R$.                     

Khi đó: $\frac{{{S}_{1}}}{{{S}_{2}}}=\frac{2\pi R.R\sqrt{3}}{\pi R.2R}=\sqrt{3}$.                                                                                       

Câu 30.Chọn A

Từ bảng biến thiên ta thấy: $\underset{x\to {{(-1)}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=+\infty $ nên đồ thị hàm số luôn có tiệm cận đứng $x=-1.$

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản