Lời giải đề 10: Đề thi thử THPTQG môn Toán năm 2018 trường THPT chuyên Ngoại ngữ- Hà Nội lần 1 trang 1

Đáp án

1-A

2-C

3-A

4-D

5-D

6-A

7-B

8-C

9-A

10-C

11-B

12-A

13-C

14-A

15-D

16-B

17-D

18-A

19-B

20-C

21-D

22-B

23-A

24-B

25-A

26-B

27-C

28-D

29-D

30-C

31-B

32-D

33-A

34-B

35-B

36-C

37-A

38-D

39-A

40-C

41-B

42-C

43-B

44-D

45-A

46-A

47-D

48-C

49-A

50-C

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Phương pháp giải: Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị $y=f\left( x \right),\,\,y=g\left( x \right)$ và các đường thẳng $x=a;$ $x=b\,\,\left( a<b \right)$ là $S=\int\limits_{a}^{b}{\left| f\left( x \right)-g\left( x \right) \right|dx}$

Lời giải:

Hoành độ giao điểm của (P) và (d) là nghiệm phương trình: ${x^2} - 2x = x \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = 3
\end{array} \right..$
 

Vậy diện tích hình phẳng cần tính là $S = \int\limits_0^3 {\left| {{x^2} - 3x} \right|dx = \int\limits_0^3 {\left( {3x - {x^2}} \right)dx = \left( {\frac{{3{x^2}}}{2} - \frac{{{x^3}}}{3}} \right)\left| \begin{array}{l}
^3\\
_0
\end{array} \right. = \frac{9}{2}.} } $

Câu 2: Đáp án C.

Phương pháp giải: 

Tính giới hạn khi x dần tới vô cùng để tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Đường thẳng $y=b$ là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y=f\left( x \right)\Leftrightarrow \underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=b.$

Lời giải: Dựa vào đáp án, ta thấy rằng:

  • $y={{x}^{3}}-x-1\xrightarrow{{}}\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\left( {{x}^{3}}-x-1 \right)=\infty \Rightarrow $ ĐTHS không có TCN.
  • $y=\frac{{{x}^{3}}+1}{{{x}^{2}}+1}\xrightarrow{{}}\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{{{x}^{3}}+1}{{{x}^{2}}+1}=\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{1+\frac{1}{{{x}^{3}}}}{\frac{1}{x}+\frac{1}{{{x}^{3}}}}=\infty \Rightarrow $ ĐTHS không có TCN.
  • $y=\frac{3{{x}^{3}}+2x-1}{4{{x}^{2}}+5}\xrightarrow{{}}\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,=\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{3{{x}^{3}}+2x-1}{4{{x}^{2}}+5}=\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{3+\frac{2}{x}-\frac{1}{{{x}^{2}}}}{4+\frac{5}{{{x}^{2}}}}=\frac{3}{4}\Rightarrow y=\frac{3}{4}$ là TCN.
  • $y=\sqrt{2{{x}^{2}}+3}\xrightarrow{{}}\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\sqrt{2{{x}^{2}}+3}=\infty \Rightarrow $ ĐTHS không có TCN.

Câu 3: Đáp án D.

Phương pháp giải: Dựng hình, dựa vào tam giác cân để xác định các yếu tố vuông góc

Lời giải: Với hình chóp tam giác đều S.ABC thì: góc giữa các cạnh bên và mặt đáy bằng nhau, hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng (ABC) là trọng tâm tam giác ABC, hai cạnh đối diện vuông góc với nhau.

Câu 4: Đáp án D.

Phương pháp giải: Dựng hình để xác định góc giữa hai đường thẳng chéo nhau : Góc giữa hai đường thẳng a và b là góc giữa a’ và b với a // a’.

Lời giải: Vì  ABCD là hình vuông  $\Rightarrow AC\bot BD$ mà $AC//A'C'\Rightarrow A'C'\bot BD.$

Câu 5: Đáp án D.

Phương pháp giải: 

+) Đặt ẩn phụ, đưa về phương trình bậc hai, tìm nghiệm x.

+) Áp dụng hệ thức Vi-ét của phương trình bậc hai: ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-\frac{b}{a}.$

+) Áp dụng công thức logarit: ${{\log }_{a}}b+{{\log }_{a}}c={{\log }_{a}}bc.$

Lời giải: Ta có $\log _{2}^{2}x+{{\log }_{2}}x=\frac{17}{4}\Leftrightarrow 4.{{\left( {{\log }_{2}}x \right)}^{2}}+4.{{\log }_{2}}x-17=0$

Đặt $t={{\log }_{2}}x\Rightarrow pt\Leftrightarrow 4{{t}^{2}}+4t-17=0.$

Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có : ${{t}_{1}}+{{t}_{2}}=-\frac{4}{4}=-1.$

$\Rightarrow {{\log }_{2}}{{x}_{1}}+{{\log }_{2}}{{x}_{2}}=-1\Leftrightarrow {{\log }_{2}}{{x}_{1}}{{x}_{2}}=-1\Leftrightarrow {{x}_{1}}{{x}_{2}}={{2}^{-1}}=\frac{1}{2}.$

Câu 6: Đáp án A.

Phương pháp giải: Áp dụng các công thức lôgarit cơ bản

Lời giải:

Các công thức cơ bản liên quan đến lôgarit: $\ln {{a}^{b}}=b\ln a,\,\ln ab=\ln a+\ln b,\ln \frac{a}{b}=\ln a-\ln b.$

Câu 7: Đáp án B.

Phương pháp giải: Đổi biến số hoặc bấm máy tính

Lời giải: Ta có: $I=\int\limits_{0}^{1}{{{e}^{x+1}}dx=\int\limits_{0}^{1}{{{e}^{x+1}}d\left( x+1 \right)={{e}^{x+1}}\left| _{0}^{1} \right.={{e}^{2}}-e.}}$

Câu 8: Đáp án C.

Phương pháp giải: Dựa vào hình dáng của đồ thị để xét tính đơn điệu.

Lời giải: Dựa vào hình vẽ, ta thấy hàm số đồng biến trên khoảng $\left( -1;0 \right)$ và $\left( 1;+\infty  \right).$

Câu 9: Đáp án A.

Phương pháp giải: Chia cả tử và mẫu cho bậc cao nhất của mẫu số để tính lim

Lời giải: Ta có $\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{3x-1}{x+5}=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{3-\frac{1}{x}}{1+\frac{5}{x}}=3$ vì $\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{x}=0.$

Câu 10: Đáp án C.

Phương pháp giải: Áp dụng các quy tắc đếm cơ bản

Lời giải:

Chọn 3 học sinh trong 10 học sinh có $C_{10}^{3}$ cách $\Rightarrow n\left( \Omega  \right)=C_{10}^{3}=120.$

Gọi  X  là biến cố trong 3 học sinh được chọn có ít nhất một học sinh nữ

Ta xét các trường hợp sau:

TH1. Chọn 1 học sinh nữ và 2 học sinh nam $\Rightarrow $ có $C_{7}^{2}.C_{3}^{1}=63$ cách.

TH2. Chọn 2 học sinh nữ và 1 học sinh nam $\Rightarrow $ có $~C_{7}^{1}.C_{3}^{2}=21$ cách.

TH3. Chọn 3 học sinh nữ và 0 học sinh nam $\Rightarrow $ có $~C_{3}^{3}=1$ cách.

Suy ra số kết quả thuận lợi cho biến cố X là $n\left( X \right)=63+21+1=85.$

Vậy xác suất cần tính là $P=\frac{n\left( x \right)}{n\left( \Omega  \right)}=\frac{85}{120}=\frac{17}{24}.$

Câu 11: Đáp án B.

Phương pháp giải: Gọi tọa độ điểm, tính khoảng cách và tìm tọa độ tâm thông qua bán kính

Lời giải: Ta có $d:\left\{ \begin{array}{l}
x = 3 + t\\
y = t\\
x =  - 2 + t
\end{array} \right..$
 

Vì $I\in d\Rightarrow T\left( t+3;t;t-2 \right)\Rightarrow \overrightarrow{MI}=\left( t+1;t+1;t-2 \right).$

$\Rightarrow IM=\sqrt{{{\left( t+1 \right)}^{2}}+{{\left( t+1 \right)}^{2}}+{{\left( t-2 \right)}^{2}}}=\sqrt{3{{t}^{2}}+6}$

Phương trình mặt phẳng (Oxy): $z=0.$

Khoảng cách từ tâm $I\xrightarrow{{}}mp\,\,\left( \text{Ox}y \right)$ là $d\left( I;\left( \text{Ox}y \right) \right)=\left| t-2 \right|.$

Theo bài ra, ta có $R=IM=d\left( I;\text{Ox}y \right)\Leftrightarrow \sqrt{3{{t}^{2}}+6}=\left| t-2 \right|\Leftrightarrow 3{{t}^{2}}+6={{t}^{2}}-4t+4\Leftrightarrow t=-1.$

Vậy có duy nhất 1 mặt cầu thỏa mãn bài toán. 

Câu 12: Đáp án A.

Phương pháp giải: 

Dựa vào hình dáng của đồ thị hàm số, điểm cực trị và tọa độ giao điểm với hai trục tọa độ

Lời giải: Dựa vào hình vẽ, ta thấy rằng:

  • Đồ thị hàm số bậc ba, có $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty \Rightarrow $  Hệ số $a>0.$
  • Đồ thị nhận gốc tọa độ $O\left( 0;0 \right)$ làm tâm đối xứng $\Rightarrow $  Hàm lẻ: $f\left( x \right)=f\left( -x \right)$

Trong 4 đáp án, có duy nhất hàm số $y={{x}^{3}}-3x$ thỏa mãn 2 điều kiện trên.

Câu 13: Đáp án C.

Phương pháp giải: Lấy môđun hai vế để tìm $\left| z \right|,$ thế ngược lại để tìm số phức z

Lời giải: Ta có $z.\left| z \right|+2z+i=0\Leftrightarrow \left( \left| z \right|+2 \right)z=-i.$

Lấy môđun 2 vế, ta được $\left( \left| z \right|+2 \right)\left| z \right|=\left| -i \right|=1.$

${{\left| z \right|}^{2}}+2\left| z \right|-1=0\Leftrightarrow \left| z \right|=-1+\sqrt{2}\Rightarrow z=-\frac{i}{\left| z \right|+2}$

$\Leftrightarrow {{\left| z \right|}^{2}}+2\left| z \right|-1=0\Leftrightarrow \left| z \right|=-1+\sqrt{2}\Rightarrow z=-\frac{i}{\left| z \right|+2}$

$ \Leftrightarrow z =  - \frac{i}{{ - 1 + \sqrt 2  + 2}} = \frac{{ - i}}{{1 + \sqrt 2 }} = \left( {1 - \sqrt 2 } \right)i \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 0\\
b = 1 - \sqrt 2 
\end{array} \right..$
 

Vậy $T=a+{{b}^{2}}=0+{{\left( 1-\sqrt{2} \right)}^{2}}=3-2\sqrt{2}.$

Câu 14: Đáp án A.

Phương pháp giải: Hoán vị của n phần tử chính là n giai thừa

Lời giải: Số các hoán vị của 10 phần tử của tập hợp X là 10!. 

Câu 15: Đáp án D.

Phương pháp giải: Công thức tính thể tích khối chóp $V=\frac{1}{3}Sh$

Lời giải: Thể tích khối chóp S.ABC là

$V=\frac{1}{3}.SA.{{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{3}.SA.\frac{1}{2}.AB.AC=\frac{2a.3a.4a}{6}=4{{a}^{3}}.$

Câu 16: Đáp án B.

Phương pháp giải: Nguyên hàm cơ bản của hàm số lượng giác

Lời giải: Ta có $\int{f\left( x \right)dx=\int{\left( \sin 5x+2 \right)dx=-\frac{1}{5}cos5x+2x+C.}}$

Câu 17: Đáp án D.

Phương pháp giải:  Áp dụng phương pháp giải bất phương trình mũ cơ bản

Lời giải:

Ta có ${{\left( \frac{1}{3} \right)}^{2x-1}}\ge \frac{1}{3}\Leftrightarrow {{\left( \frac{1}{3} \right)}^{2x-1}}\ge {{\left( \frac{1}{3} \right)}^{1}}\Leftrightarrow 2x-1\le 1\Leftrightarrow x\le 1\Rightarrow S=\left( -\infty ;1 \right].$

Câu 18: Đáp án A.

Phương pháp giải: 

Cách 1 : Khảo sát hàm số, lập bảng biến thiên để tìm giá trị nhỏ nhất.

Cách 2 : Giải phương trình $y'=0$ tìm các nghiệm ${{x}_{i}}.$ 

+) Tính các giá trị $y\left( {{x}_{i}} \right);$ $y\left( a \right);$ $y\left( b \right).$

+) So sánh các giá trị trên và kết luận giá trị nhỏ nhất của hàm số.

Lời giải:

Xét hàm số $y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-9x+1$ trên $\left[ -4;4 \right],$ có $y' = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 4 \le x \le 4\\
3{x^2} + 6x - 9 = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
x =  - 3
\end{array} \right..$
 

Tính giá trị $y\left( -4 \right)=21;$ $y\left( -3 \right)=28;$ $y\left( 1 \right)=-4;$ $y\left( 4 \right)=77.$

Vậy $\underset{\left[ -4;4 \right]}{\mathop{\min }}\,y=-4.$

Câu 19: Đáp án B.

Phương pháp giải: Giải phương trình bậc hai tìm nghiệm phức

Lời giải:

Ta có ${z^2} + 6z + 13 = 0 \Leftrightarrow {z^2} + 6z + 9 =  - 4 \Leftrightarrow {\left( {z + 3} \right)^2} = {\left( {2i} \right)^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{z_1} =  - 3 - 2i\\
{z_2} =  - 3 + 2i
\end{array} \right..$
 

Vậy $\omega ={{z}_{1}}+2{{z}_{2}}=-2-2i+2\left( -3+2i \right)=-9+2i.$

Câu 20: Đáp án C.

Phương pháp giải: Mặt phẳng (P) có phương trình $ax+by+cz+1=0\Rightarrow {{\overrightarrow{n}}_{\left( P \right)}}=\left( a;b;c \right)$

Lời giải: Vectơ pháp tuyến của (P) là $\overrightarrow{n}=\left( 0;1;-2 \right).$

Câu 21: Đáp án D.

Phương pháp giải: Thay tọa độ điểm ở đáp án vào phương trình đường thẳng

Lời giải: Dễ thấy $M\left( 0;2;1 \right)$ không thỏa mãn phương trình $\frac{x-1}{1}=\frac{y}{-2}=\frac{z-1}{2}.$

Câu 22: Đáp án B.

Phương pháp giải: 

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị $y=f\left( x \right),\,y=g\left( x \right)$ và các đường thẳng $x=a;$ $x=b$ $\left( a<b \right)$ là ${{S}_{H}}=\int\limits_{a}^{b}{\left| f\left( x \right)-g\left( x \right) \right|}dx.$

Lời giải: Diện tích hình phẳng (H) cần tính là ${{S}_{H}}=\int\limits_{a}^{b}{\left| f\left( x \right)-g\left( x \right) \right|}dx.$

Câu 23: Đáp án A.

Phương pháp giải: 

Áp dụng công thức tổng quát của khai triển nhị thức Newton là ${{\left( a+b \right)}^{n}}=\sum\limits_{k=0}^{n}{C_{n}^{k}.{{a}^{n-k}}.{{b}^{k}}}$

Lời giải: Xét khai triển ${{\left( 3{{x}^{3}}-\frac{2}{{{x}^{2}}} \right)}^{5}}=\sum\limits_{k=0}^{5}{C_{5}^{k}.{{\left( 3{{x}^{3}} \right)}^{5-k}}.{{\left( -\frac{2}{{{x}^{2}}} \right)}^{k}}=\sum\limits_{k=0}^{5}{C_{5}^{k}{{.3}^{5-k}}.{{\left( -2 \right)}^{k}}.{{x}^{15-5k}}.}}$

Hệ số của số hạng chứa ${{x}^{10}}$ ứng với $15-5k=10\Leftrightarrow k=1.$

Vậy hệ số cần tìm là $C_{5}^{1}{{.3}^{4}}.\left( -2 \right)=-810.$

Câu 24: Đáp án B.

Phương pháp giải: Công thức tính bán kính đường tròn giao tuyến là $r=\sqrt{{{R}^{2}}-{{d}^{2}}\left( I;\left( P \right) \right)}$

Lời giải:

Xét mặt cầu $\left( S \right):{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{\left( z-2 \right)}^{2}}=9$ có tâm $I\left( 1;2;2 \right),$ bán kính $R=3.$

Khoảng cách từ tâm $I\xrightarrow{{}}mp\,\,\left( P \right)$ là $d\left( I;\left( P \right) \right)=\frac{\left| 2.1-1.2-2.2+1 \right|}{\sqrt{{{2}^{2}}+{{\left( -1 \right)}^{2}}+{{2}^{2}}}}=1.$

Vậy bán kính đường tròn giao tuyến là $r=\sqrt{{{R}^{2}}-{{d}^{2}}\left( I;\left( P \right) \right)}=2\sqrt{2}.$

Câu 25: Đáp án A.

Phương pháp giải: Đọc bảng biến thiên để tìm điểm cực tiểu – cực tiểu của hàm số.

Lời giải: Dựa vào hình vẽ, ta thấy hàm số đạt cực tiểu tại ${{x}_{CT}}=3\Rightarrow {{y}_{CT}}=y\left( 3 \right)=1.$

Câu 26: Đáp án B.

Phương pháp giải: Công thức tính thể tích khối trụ là $V=\pi {{R}^{2}}h$

Lời giải: Công thức tính thể tích của khối trụ là $V=\pi {{R}^{2}}h$.

Câu 27: Đáp án C.

Phương pháp giải: Đọc bảng biến thiên để tìm nghiệm của phương trình

Lời giải:

Ta có $f\left( x \right)+3=0\Leftrightarrow f\left( x \right)=-3\Rightarrow $ Phương trình có hai nghiệm phân biệt $x=1;\,\,x={{x}_{0}}.$

Câu 28: Đáp án D.

Phương pháp giải: Lập phương trình mặt phẳng đi qua điểm và vuông góc với đường thẳng. Khi đó, tọa độ giao điểm của d và (P) chính là tọa độ hình chiếu.

Lời giải: VTCP của đường thẳng $d:\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\left( 1;-1;2 \right).$

Ta có: $d:\left\{ \begin{array}{l}
x = t\\
y = 1 - t\\
x =  - 1 + 2t
\end{array} \right..$
 

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua M, vuông góc với d là :

$x-1-\left( y-0 \right)+2\left( z-4 \right)=0\Leftrightarrow x-y+2z-9=0.$

Vì $H\in d\Rightarrow H\left( t;1-t;2t-1 \right)$ mà $d\cap \left( P \right)=H\Rightarrow t-\left( 1-t \right)+2\left( 2t-1 \right)-9=0\Leftrightarrow t=2.$

Vậy $H\left( 2;-1;3 \right).$

Câu 29: Đáp án D.

Phương pháp giải: Nhân liên hợp với biểu thức mẫu số, đưa về tính tích phân cơ bản

Lời giải:

Ta có $I=\int\limits_{0}^{1}{\frac{x}{\sqrt{3x+1}+\sqrt{2x+1}}dx=\int\limits_{0}^{1}{\frac{x\left( \sqrt{3x+1}+\sqrt{2x+1} \right)}{{{\left( \sqrt{3x+1} \right)}^{2}}-{{\left( \sqrt{2x+1} \right)}^{2}}}dx}}$

$\int\limits_{0}^{1}{\frac{x\left( \sqrt{3x+1}-\sqrt{2x+1} \right)}{3x+1-2x-1}}=\int\limits_{0}^{1}{\left( \sqrt{3x+1}-\sqrt{2x+1} \right)dx.}$

$ = \left( {\frac{1}{3}.\frac{{\sqrt {{{\left( {3x + 1} \right)}^3}} }}{{\frac{3}{2}}} - \frac{1}{2}.\frac{{\sqrt {{{\left( {2x + 1} \right)}^3}} }}{{\frac{3}{2}}}} \right)\left| \begin{array}{l}
^1\\
_{}\\
_0
\end{array} \right. = \left( {\frac{2}{9}.\sqrt {{{\left( {3x + 1} \right)}^3}}  - \frac{1}{3}.\sqrt {{{\left( {2x + 1} \right)}^3}} } \right)\left| \begin{array}{l}
^1\\
_0
\end{array} \right.$

$ = \frac{1}{9}\left[ {2\sqrt {{{\left( {3x + 1} \right)}^3}}  - 3\sqrt {{{\left( {2x + 1} \right)}^3}} } \right]\left| \begin{array}{l}
^1\\
_0
\end{array} \right. = \frac{1}{9}\left( {16 - 9\sqrt 3  + 1} \right) = \frac{{17 - 9\sqrt 3 }}{9} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 17\\
b =  - 9
\end{array} \right..$
 

Vậy $T=a+b=17-8=8.$

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản