Giáo án hình học lớp 9 tiết 57.2: KIỂM TRA TỰ LUẬN 2

Ngày soạn:………………

Ngày dạy:………………..

Tiết 59:    KIỂM TRA CHƯƠNG III

 I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1.Kiến thức

- Hệ thống hóa được các kiến thức đã học toàn chương.

- Vận dụng kiến thức đã học làm bài kiểm tra.

2.Kỹ năng

  • Vận dụng thành thạo được kiến thức làm bài tập.
  • Vẽ hình chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học, rõ ràng.

3.Thái độ

-  Nghiêm túc và hứng thú học tập.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán,

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập

II. Chuẩn bị :

   - GV:  Đề kiểm tra (Phô tô)

   - HS:  Ôn bài.

III. Tiến trình dạy học :

                 

Tên                Cấp độ

chủ đề     

(Nd,chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chủ đề 1

Góc ở tâm, số đo cung

 

Nhận biết góc ở tâm, mối quan hệ giữa số đo cung và góc ở tâm, tính số đo cung

 

 

 

 

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

3

1

 

 

 

3

1         10%

Chủ đề 2

Liên hệ giữa cung và dây.

Nhận biết mối liên hệ giữa cung và dây

 

 

 

 

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

1

0,5

 

 

 

1

0,5        5%

Chủ đề 3

Góc tạo bởi hai các tuyến của đường tròn

 

Nhận biết được góc nội tiếp, các góc nội tiếp cùng chắn 1 cung

 

Vận dụng góc nội tiếp để chứng minh

 

 

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

2

1

 

2

2,5

 

4

3,5      35%

Chủ đề 4

Cung chứa góc

 

 

 

 

Vận dụng quỹ tích cung chứa góc tìm quỹ tích 1 điểm

 

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

 

 

 

1

1

1

1         10%

Chủ đề 5

Tứ giác nội tiếp

 

Vẽ hình,ghi GT,KL

C/m được một tứ giác nội tiếp

 

 

 

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

1

0,5

1

1,5

 

 

2

2         20%

Chủ đề 6

Công thức tính độ dài đường tròn, diện tích hình tròn. Giới thiệu hình quạt tròn và diện tích hình quạt

tròn

 

 

Hiểu công thức tính độ dài cung tròn, dt hình quạt tròn để tính độ dài và diện tích.

 

 

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

 

 

2

2

 

 2

2         20%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

6

3,5

35%

1

2

15%

4

4,5

 45%

13

10

100%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. ĐỀ BÀI:

Bài 1: (4,5 điểm)

          Cho (O;3cm), hai đường kính AB và CD, $\overset\frown{BC}$ = 600 (hình vẽ)

a.Tìm các góc nội tiếp, góc ở tâm chắn cung BC. Tính $\widehat{BOC}$, $\widehat{BAC}$ và số đo $\overset\frown{BmD}$.

b.So sánh hai đoạn thẳng BC và BD (có giải thích)

c.Tính chu vi đường tròn (O), diện tích hình quạt tròn OBmD. (lấy $\pi $ = 3,14)

Bài 2: (5,5 điểm)

Cho nửa đường tròn tâm (O), đường kính BC, Lấy điểm A trên cung BC sao cho AB < AC.

D là trung điểm của OC, từ D kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt AC tại E .

a.Chứng minh: tứ giác ABDE nội tiếp được đường tròn, xác định tâm.

b.Chứng minh: $\widehat{\text{BAD}}\text{  =  }\widehat{\text{BED}}$

c.Chứng minh: CE.CA = CD.CB

d.Trên tia đối của tia AB lấy điểm M sao cho AM = AC. Giả sử không có điều kiện AB < AC, tìm quỹ tích điểm M khi A di chuyển trên nửa đường tròn tâm O.

VI. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

 

 

 

 


Bài 1:

a) Góc nội tiếp chắn cung BC: $\widehat{BAC}\And \widehat{BDC}$                          0,5 đ

Góc ở tâm chắn cung BC: $\widehat{BOC}$                 0,5 đ

$\widehat{BOC}$ = sđ$\overset\frown{BC}$ = 600     0,25 đ

    $\widehat{BAC}$ = $\frac{1}{2}$sđ$\overset\frown{BC}$ = 300                0,5 đ

sđ$\overset\frown{BmD}$ = 1800 - sđ$\overset\frown{BC}$ = 1800 – 600

 = 1200                                                                                   0,25 đ

b) sđ$\overset\frown{BmD}$ > sđ$\overset\frown{BC}$ suy ra BD > BC                       0,5 đ

c) C = 2$\pi $R                                                                     0,5 đ

    C = 2.3,14.3 = 18,84 cm                                                 0,5 đ

    Sq = $\frac{\pi {{R}^{2}}n}{360}$                            0,5 đ

    Sq = $\frac{3,{{14.3}^{2}}.120}{360}=9,42\,c{{m}^{2}}$    0,5 đ

 

 

Bài 2:

a) Tứ giác ABDE có    $\widehat{BAE}={{90}^{0}}$ (giải thích)                0,5 đ

$\widehat{BDE}={{90}^{0}}$                        0,5 đ

$\widehat{BAE}$ + $\widehat{BDE}$ = 1800

Suy ra tứ giác ABDE nội tiếp đường tròn.                       0,5 đ

Tâm của đường tròn là trung điểm I của BE                     0,5 đ

b) Trong đường tròn tâm I đk BE có

    $\widehat{BAD}$ và $\widehat{BED}$ cùng chắn cung BD

suy ra $\widehat{BAD}$ = $\widehat{BED}$               1 đ

c) Xét 2 tam giác: $\Delta ACD$ và $\Delta BCE$ có

$\widehat{C}$ chung                                         0,25đ

    $\widehat{CAD}=\widehat{CBE}$ (cùng chắn cung DE của (I; $\frac{BE}{2}$)                                     0,25đ  

    suy ra $\Delta ACD$ $\Delta BCE$ (g-g)                 0,25đ

    $\Rightarrow \frac{CA}{CB}=\frac{CD}{CE}$       0,25đ

    $\Rightarrow $ CA.CE = CB.CD                                  0,5 đ

d) (yêu cầu hs tìm quỹ tích dựa vào cung chứa góc, không yêu cầu chứng minh, và giới hạn)

Trong tam giác ACM có:

                    $\widehat{CAM}={{90}^{0}}$ ($\widehat{ABC}={{90}^{0}}$)

                    AC = AM (gt)

Vậy tam giác ACM vuông cân                                          0,25 đ

Suy ra $\widehat{AMC}={{45}^{0}}$ hay $\widehat{BMC}={{45}^{0}}$          0,25 đ

Suy ra M luôn nhìn BC cố định dưới một góc không đổi bằng 450                  0,25 đ

Nên M chạy trên cung chứa góc 450 dựng từ đoạn BC.                          0,25 đ

 

* Chú ý: Mọi cách giải khác đúng đều đạt điểm tối đa.

 

 

Hoạt động 3: Giao việc về nhà (2 phút)

- Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

  - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà. Học sinh ghi vào vở để thực hiện.

Bài cũ

  • Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập của chương III
  • Làm lại bài kiểm tra.

Bài mới

  • Xem trước bài 1 chương IV: Hình trụ, diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ.

.

 

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản