Giáo án hình học lớp 9 tiết 48: TỨ GIÁC NỘI TIẾP

Ngày soạn:………………

Ngày dạy:………………..

Tiết 48: TỨ GIÁC NỘI TIẾP

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, HS cần:

1.Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm tứ giác nội tiếp đường tròn, tính chất về góc của tứ giác nội tiếp.

- Nêu được điều kiện để một tứ giác nội tiếp được.

- Áp dụng được kiến thức về tứ giác nội tiếp vào làm một số bài tâp cơ bản.

2.Kỹ năng

  • Thành thạo kĩ năng vẽ hình.
  • Vẽ hình chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học, rõ ràng.

3.Thái độ

-  Nghiêm túc và hứng thú học tập.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực hợp tác. Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực giao tiếp, Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

 II. Chuẩn bị:

- Gv : Thước, compa, thước đo góc, bảng phụ , phấn màu, bút dạ

- Hs: Thước, compa, thước đo góc

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2. Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong bài). 

3. Bài mới :

Hoạt động khởi động – 4p

          Quan sát hình vẽ sau để trả lời câu hỏi:

 

Quan sát hình vẽ và tìm điểm khác biệt giữa tứ giác ABCD ở hình 1 và tứ giác MNPQ ở hình 2? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các tứ giác có 4 đỉnh cùng nằm trên một đường tròn.

 

 

 

Hoạt động hình thành kiến thức – 28p

 

Hoạt động của Gv

Hoạt động của Hs

Nội dung cần đạt

1: Khái niệm tứ giác nội tiếp

- Mục tiêu: HS nhận biết được tứ giác nội tiếp từ trực quan, phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại tứ giác.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, trực quan.

-Treo bảng phụ, cho hs phát hiện sự khác nhau giữa 2 loại tứ giác (có 4 đỉnh cùng nằm trên một đường tròn và không cùng …)

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm bàn.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm tứ giác nội tiếp theo hình vẽ.

+ C1: Quan sát hình trên ta thấy có nhận xét gì về các đỉnh của tứ giác với đường tròn?

+ C2: Trong hai hình trên có điểm gì giống và khác nhau? các đỉnh của tứ giác có vị trí thế nào so với đường tròn?

* Hoạt động: thực hiện nhiệm vụ

 

- GV giới thiệu tứ giác nội tiếp.

? Vậy tứ giác như thế nào được gọi là tứ giác nội tiếp?

Gv giới thiệu định nghĩa và cho hs phát biểu lại

 GV chốt kiến thức

 

- Quan sát bảng phụ.

 

 

 

 

- Phân biệt sự khác nhau giữa hai loại tứ giác.

 

- HS quan sát và tiến hành hoạt động theo nhóm.

 

- Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Các nhóm tự thảo luận, kết luận.

* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.

 

- Hs chú ý lắng nghe và phát biểu

 

I. Khái niệm tứ giác nội tiếp

VD: Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp (O).

Khái niệm: Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) Û 4 đỉnh A, B, C, D cùng Î (O)

 

2: Định lí

- Mục tiêu: HS nêu được nội dung định lí, nhận xét được bài làm của bạn.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn.

* Hoạt động: chuyển giao nhiệm vụ

Tổng số đo của $A\hat{B}C$  và $A\hat{D}C$  bằng bao nhiêu? từ đó rút ra kết luận gì về tổng số đo hai góc đối trong một tứ giác nội tiếp?

 

 

 

 

* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh hoạt động cá nhân.

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm.

 

2.Định lí.

 

- Gv gọi Hs nhận xét

 

 

- Gọi 1 hs lên bảng c/m.

(Cả lớp làm vào vở)

- Gv gọi Hs nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Treo bảng phụ ghi nội dung bài 53 tr 89 SGK

 

- Gọi  hs lên bảng điền.

 

Gọi Hs nhận xét

Hs nhận xét và bổ sung (Nếu cần)

 

-Hs lên bảng c/m.

 

- Nhận xét. Bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát đề bài.

- hs lên bảng làm bài.

- hs dưới lớp làm vào vở.

- Quan sát bài làm trên bảng, nhận xét.

GT

Tứ giác ABCD nội tiếp (O).

KL

$\widehat{A}+\widehat{C}={{180}^{0}}$

 

 

 

 

 

 

C/m: Theo t/c của góc nội tiếp, ta có:

$\begin{array}{l}
\widehat {\rm{A}}{\rm{  +  }}\widehat {\rm{C}}{\rm{  =  }}\frac{1}{2}{\rm{(}}{\rm{ + }})\\
{\rm{ = }}\frac{1}{2}{\rm{.36}}{{\rm{0}}^{^0}}{\rm{ = 18}}{{\rm{0}}^0}
\end{array}$

 

Bài 53

Với 00 < $\alpha $ < 1800.

 

 

Góc

1

2

3

4

5

$\widehat{A}$

800

750

600

1060

950

$\widehat{B}$

700

1050

$\alpha $

650

820

$\widehat{C}$

1000

1050

1200

740

850

$\widehat{D}$

1100

750

1800 – $\alpha $

1150

980

 

3: Định lí đảo ( 13 phút)

- Mục tiêu: HS phát biểu được mệnh đề đảo của định lí, nêu được cách chứng minh định lí.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, hoạt động nhóm.

- Phát biểu mệnh đề đảo của đl? GV giới thiệu “mệnh đề đảo đó đúng…”

- Nêu GT – KL của đl đảo?

- Cho hs thảo luận theo nhóm, c/m đl

-Theo dõi độ tích cực của hs khi làm bài.

- Gv: Yêu cầu các nhóm trình bày lời giải trên bảng phụ

Gv yêu cầu Hs nhận xét chéo bài nhau. GV đánh giá và chốt kiến thức

* Định lí đảo được công nhận và từ nay vận dụng để khẳng định tứ giác nội tiếp và giải các bài toán liên quan.

- Hs phát biểu

-1 hs nêu gt – kl.

- Nhận xét.

-Thảo luận theo nhóm.

- Phân công nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm.

- Hs: Trình bày lời giải của nhóm mình trên bảng phụ .

 

- Hs nhận xét.

Hs chú ý lắng nghe và ghi bài

3. Định lí đảo

     

 

            Chứng minh

                SGK

 

Hoạt động 4: Luyện tập – Vận dụng – 10p

- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài tập.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn.

Câu 1.

1.1 Tứ giác ABCD có là tứ giác nội tiếp không?

1.2 Hãy kể tên các tứ giác nội tiếp trong hình sau?

            

Câu 2.

2.1 Trong các trường hợp sau trường hợp nào tứ giác ABCD nội tiếp:

a.  

b.

2.2 Biết ABCD là tứ giác nội tiếp. Hãy tính góc còn lại trong các trường hợp sau:

a.    

b.   

Câu 4. – Vận dụng

3.1 Giải thích vì sao hình vuông, hình thang cân, hình chữ nhật nội tiếp được đường tròn.Từ đó rút ra kết luận tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm thì có nội tiếp được đường tròn hay không?

 

 

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

  - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà.

 Học sinh ghi vào vở để thực hiện.

Bài cũ

  • Học thuộc định lí, định lí đảo.
  • Làm bài 54,56,57,58 sgk trang 89.

Bài mới

  • Chuẩn bị tiết sau luyện tập..
Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản