Ngày soạn:………………
Ngày dạy:………………..
Tiết 47: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS cần:
1.Kiến thức
- Vận dụng các quỹ tích cơ bản vào giải các bài toán quỹ tích khác, làm được các bài tập dạng cơ bản có liên quan.
2.Kỹ năng
- Thành thạo kĩ năng vẽ cung chứa góc a. Kĩ năng trình bày bài toán quỹ tích.
- Vẽ hình chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học, rõ ràng.
3.Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực tính toán,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. Chuẩn bị:
- Gv : Thước, compa, thước đo góc, bảng phụ , phấn màu, bút dạ.
- Hs: Thước, compa, thước đo góc
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định : (1 phút)
2.Nội dung:
Hoạt động 1: Khởi động – 10p
Mục tiêu: HS dựng được cung chứa góc cho trước trên một đoạn thẳng cho trước.
PP: Nêu vấn đề, trực quan. vấn đáp.
Phát biểu qũy tích cung chứa góc?
Nếu $\widehat{AMB}={{90}^{0}}$ thì quỹ tích điểm M là gì?
Dựng cung chứa góc 400 dựng trên đoạn BC = 6cm
Một học sinh lên bảng kiểm tra, lớp theo dõi nhận xét.
(HS: Dựng đường trung trực d của BC
Dựng $\widehat{CBx}={{40}^{0}}$ . Dựng $By\bot Bx$ cắt d tại O. Dựng cung BmC
tâm O, bán kính OC.
- Có 2 cung thỏa mãn )
Hoạt động 2: Luyện tập – 31p
- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài tập 49, 50 sgk.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, giải quyết vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
NỘI DUNG |
Bài 49: Dựng tam giác ABC biết BC = 6cm; $\angle $A = 400 , đường cao AH = 4cm GV đưa đề bài và hình dựng tạm lên bảng phụ để hướng dẫn HS phân tích bài toán. Giả sử đã dựng được $\Delta $ABC có BC=6cm $\widehat{A}={{40}^{0}}$; đường cao AH=4cm Ta thấy cạnh AB dựng được ngay, đỉnh A phải thỏa mãn những điều kiện nào?
? Vậy điểm A phải nằm trên đường nào ? Nêu cách dựng $\Delta $ABC
Giáo viên tiến hành dựng hình tiếp trên hình HS đã vẽ khi kiểm tra bài cũ.
Lưu ý: Trong bài toán dựng hình có cho BC=a; $\widehat{A}=\alpha $ ta có thể nghĩ đến dựng cung chứa góc
Gv treo bảng phụ ghi sẵn đề bài Hướng dẫn học sinh vẽ hình theo đề bài Gợi ý câu a ? Trong bài có yếu tố nào cố định? Yếu tố nào chuyển động ?$\widehat{AMB}$ bằng bao nhiêu? ? Có MI = 2MB, hãy xác định $\widehat{AIB}$
Gợi ý câu b: ? Điểm I có tính chất gì? Điểm I có quan hệ như thế nào với các điểm cố định Y/c hs trình bày phần thuận - Gv vẽ hai cg AmB và Am’B. ( O’ là giao của hai đường trung trực của AB và AI) Điểm I có thể chuyển động trên cả hai cung này được không? Nếu M trùng A thì I ở vị trí nào? - Gv: I không c/đ trên toàn bộ cung chứa góc 26034’ dựng trên đoạn AB. Khi M trùng A thì cát tuyến AM trở thành tiếp tuyến PAP’, suy ra I trùng P hoặc P’. Phần đảo: Lấy điểm I’ bất kì thuộc cung PmB hoặc cung P’mB’. Nối AI’ cắt đường tròn đường kính AB tại M’. Nối M’B. Hãy chứng minh M’I’ = 2M’B. $\angle $AI’B bằng bao nhiêu? Hãy tìm tg của góc đó? |
- Đỉnh A phải nhìn BC dưới một góc bằng 400 và A cách BC một khoảng bằng 4cm. - A phải nằm trên cung chứa góc 400 vẽ trên BC và A phải nằm trên đường thẳng //BC, cách BC 4cm
Hs nêu cách dựng theo hướng dẫn của giáo viên. Hs c/ m hình vừa dựng thỏa mãn y/c bài toán
Một học sinh đọc to đề bài Học sinh vẽ hình vào vở
Học sinh lần lượt đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của gv
|
Cách dựng:
Bài tập 50/ sgk a) Phần thuận: $\widehat{AMB}$= 900 (góc nt chắn nửa đường tròn) Trong tam giác vuông BMI có tgI = $\frac{MB}{MI}=\frac{1}{2}$$\Rightarrow $$\hat{I}$ = 26034’ Vậy $\widehat{AIB}$= 26034’ không đổi AB cố định $\widehat{AIB}$=26034’ không đổi, Vậy I nằm trên hai cung chứa góc $\widehat{AIB}$= 26034’ dựng trên AB. Giới hạn: - Nếu M tiến đến B thì I tiến đến B - Nếu M trùng A thì cát tuyến AM trở thành tiếp tuyến PAP’, khi đó I trùng P hoặc P’ b) Phần đảo $\widehat{AIB}$= 26034’ vì I’ nằm trên cung chứa góc 26034’ vẽ trên AB. Trong tam giác vuông BM’I’ có tgI’ = tg26034’, hay $\frac{M'B}{M'I'}=\frac{1}{2}$ suy ra: M’I’ = 2M’B c) Kết luận: Vậy qũy tích các điểm I là hai cung PmB và P’mB chứa góc 26034’ dựng trên đoạn thẳng AB (PP’
|
Hoạt động 3: Tìm tòi, mở rộng – 3p - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực - Năng lực: Giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.
|