Giáo án hình học lớp 9 tiết 43: LUYỆN TẬP

Ngày soạn:………………

Ngày dạy:………………..

 

Tiết 43:    LUYỆN TẬP

 

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1.Kiến thức

- HS vận dụng được định lí và các hệ quả của góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung để giải các bài toán chứng minh hai tam giác đồng dạng, tích độ dài đoạn thẳng và so sánh các góc.

- Nhận biết được góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung để sử dụng đúng định lí.

2.Kỹ năng

  • Vẽ hình chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học, rõ ràng.

3.-  Nghiêm túc và hứng thú học tập.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tính toán,

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ

 II. Chuẩn bị:

- Gv : Thước, compa, thước đo góc, bảng phụ , phấn màu, bút dạ.

-  Hs: Thước, compa, thước đo góc

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2.Bài mới :

Hoạt động 1:  Khởi động – 5p

Mục tiêu:  HS ôn lại kiến thức lý thuyết, làm được bàt tập 32 SGK

HS1: Phát biểu định nghĩa, định lý, hệ quả của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung?

HS2: Chữa bài tập 32 SGK. Chứng minh $\widehat{BTP}+2\widehat{TPB}={{90}^{0}}$

 

 

HD:

$2\widehat{TPB}=\widehat{BOP}=\widehat{TOP}$ ( góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung)

Có $\widehat{TOP}+\widehat{OTP}={{90}^{0}}$( do PT là tiếp tuyến nên tam giác OPT vuông tại P)

Từ đó suy ra điều phải chứng  minh ....

 

Nhận xét cho điểm hai học sinh vừa lên bảng thực hiện.

 

Hoạt động 2: Luyện tập – 37p

- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài tập.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

Bài tập 1: Cho hình vẽ có AC, BD là các đường kính: xy là tiếp tuyến tại A, Tìm trên hình các góc bằng nhau.

 

 

 

Bài 33.

Gọi hs đọc đề, vẽ hình

 

 

 Hướng dẫn hs tìm cách giải

  

 

 

Lưu ý: Khi có góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cần xét góc nội tiếp chắn cung đó.

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bài 34:

Xét tam giác đồng dạng để chứng minh đẳng thức

 

     ? Đảo lại, Nếu A thuộc cạnh MB và $M{{T}^{2}}=AM.MB$ thì MT có là tiếp tuyến của đường tròn đi qua các điểm A, B, T không?

 

 

 

Bài tập: Cho 2 đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Vẽ hai cát tuyến chung BAD và CAE; D; E thuộc (O); C; B thuộc (O’)

CMR: BD//CE

  ? Để c/m ED//CB ta cần xét hai góc nào

  ? Hãy tạo ra các góc đỉnh A có liên hệ với góc B và góc C. Hãy vẽ 1 đường thẳng qua A để tạo ra các góc đỉnh A bằng góc B và góc C

  y/c hs c/m tiếp

 

 

Một học sinh trả lời miệng..

 

 

 

Một học sinh đọc đề bài.

Học sinh khác lên bảng vẽ hình ghi gt, kl

Học sinh dưới lớp vẽ hình vào vở.

 

 

 

 

 

Học sinh chứng minh hai tam giác đồng dạng

 

1 hs lên bảng trình bày...

 

 

Bài 34. Hình vẽ

 

 HS trả lời miệng:

    Có $M{{T}^{2}}=AM.MB$

$\Rightarrow $$\Delta $AMT $$ $\Delta $TMB(c-g-c)

$\Rightarrow $$\widehat{ATM}=\widehat{B}$

$\Rightarrow $$\widehat{MTA}=\frac{1}{2}s\overset\frown{AT}$

$\Rightarrow $MT là tiếp tuyến  ( theo định lý ở bài 30)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs: Cần c/m $\widehat{ABC}$ = $\widehat{ADE}$.

 

 

Vẽ tiếp tuyến đi qua A

 

Học sinh hoạt động nhóm trong khoảng 3 phút.

 

Sau đó giáo viên lấy bài hai nhóm chữa chung trên bảng.

1. Loại bài tập cho sẵn hình

Bài 1

$\widehat{C}$ = $\widehat{D}$ = $\widehat{{{A}_{1}}}$ (góc nt, góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AB)

$\widehat{C}$ = $\widehat{{{B}_{2}}}$; $\widehat{D}$=$\widehat{{{A}_{3}}}$ (góc đáy của tam giác cân)

$\Rightarrow $$\widehat{C}$ = $\widehat{D}$ = $\widehat{{{A}_{1}}}$ = $\widehat{{{B}_{2}}}$= $\widehat{{{A}_{3}}}$

Tương tự: $\widehat{{{B}_{{}}}}$= $\widehat{{{A}_{2}}}$=$\widehat{{{A}_{4}}}$

2. Loại bài tập vẽ hình

Bài 33 SGK

 

 

Chứng minh:

Có At//MN

$\Rightarrow $$\widehat{\text{AMN}}$ = $\widehat{\text{BAt}}$ (sl trong )

$\widehat{C}$ = $\widehat{\text{BAt}}$ (cùng chắn cung AB)

$\Rightarrow $$\widehat{\text{AMN}}$=$\widehat{C}$

Xét $\Delta $AMN và$\Delta $ACB  có:

$\widehat{CAB}$ chung

$\widehat{\text{AMN}}$= $\widehat{C}$ (chứng minh trên)

$\Rightarrow $$\Delta AMN~\Delta ACB$

$\Rightarrow $$\frac{AN}{AB}=\frac{AM}{AC}\Leftrightarrow AM.AB=AC.AN$

 

Bài 34-sgk:

Xét $\Delta $AMT và $\Delta $TMB có:

$\widehat{M}$chung

$\widehat{ATM}=\widehat{B}$(góc nội tiếp, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn 1 cung)

Do đó $\Delta $AMT  $$ $\Delta $TMB

$\Rightarrow $$\frac{MT}{MB}=\frac{AM}{MT}\Leftrightarrow M{{T}^{2}}=AM.MB$

 

 

Bài tập

 

Ta có:

$\widehat{B}=\widehat{CAx}$ (Góc nội tiếp và góc  tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AD)

$\widehat{D}=\widehat{EAy}$ (Góc nội tiếp và góc  tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AE)

Ta lại có: $\widehat{CAx}=\widehat{DAy}$ ( đối đỉnh)

$\Rightarrow $$\widehat{B}=\widehat{C}$ mà B và C ở vị trí so le trong

$\Rightarrow $BD//CE

 

C - Hoạt động tìm tòi, mở rộng – 2p

- Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

  - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.

  • Xem lại các bài đã chữa.
  • Làm bài 35 sgk trang 80.

Bài mới

  • Đọc trước bài Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn, góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.
Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản