Giáo án hình học lớp 9 tiết 41: LUYỆN TẬP

Ngày soạn:………………

Ngày dạy:………………..

Tiết 41:    LUYỆN TẬP

 

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1.Kiến thức

- HS vận dụng được định lí và cách hệ quả của góc nội tiếp để chứng minh, giải các bài tập cơ bản có liên quan.

- Trau dồi thêm kĩ năng vẽ hình, sử dụng tính chất của góc nội tiếp để chứng minh.

- Nhận biết được đúng góc nội tiếp để sử dụng đúng định lí.

2.Kỹ năng

  • Bồi dưỡng tính chính xác, cẩn thận để suy luận.
  • Vẽ hình chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học, rõ ràng.

3.Thái độ

-  Nghiêm túc và hứng thú học tập.

- Trật tự lắng nghe, mong muốn vận dụng.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán,

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

 II. Chuẩn bị:

- Gv : Thước, compa, thước đo góc, bảng phụ , phấn màu, bút dạ.

-  Hs: Thước, compa, thước đo góc

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2.Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 NỘI DUNG

Hoạt động 1:  Khởi động – 5p

 Phát biểu hệ quả của góc nội tiếp?

Hoạt động 2: Luyện tập – 37p

- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài tập.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn.

? Hãy tìm các góc vuông trong hình.

 

 

Gv giới thiệu thêm trường hợp tam giác SAB tù. Suy ra B là trực tâm

$\Rightarrow $SH $ \bot $AB

Bài 21:

 

   Gọi hs đọc đề bài

  Gv đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ

Gợi ý: Để c/m $\widehat{M}=\widehat{N}$, hãy xét các cung bị chắn

 Lưu ý: Trong 2 đường tròn bằng nhau; 2 cung nhỏ cùng căng 1 dây thì bằng nhau

Gợi ý:

     Để c/m MA.MB=MC.MD ta cần c/m điều gì?

Lưu ý: Nên kẻ thêm các dây để xuất hiện các góc nội tiếp bằng nhau.

- Xét 2 tam giác nhận các đoạn thẳng trên làm cạnh.

 

 

 

 

 

Vận dụng: sử dụng góc nội tiếp chứng minh bài 13:

Hai cung chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yêu cầu học sinh làm bài tập 22

 

 

 

 

 

GV điều chỉnh, bổ sung bài làm của HS.

 

 

 

 

 

 

HS đọc đề bài; vẽ hình

 1 học sinh lên bảng thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Hs đọc đề bài

 Hs trả lời miệng

 

 

 

 

 

 

Hs đọc đề

Hs thảo luận nhóm: Nửa lớp làm trường hợp 1; nửa còn lại làm trường hợp 2.

 

 

 

 

 

 

 

HS: Hai góc so le trong bằng nhau từ đó suy ra số đo hai cung bị chắn bằngnhau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một học sinh nêu cách chứng minh bài tập 22.

 

 

Một học sinh lên bảng vẽ hình và ghi gt kl

Một học sinh đọc to đề ra cả lớp theo dõi và vẽ hình vào vở.

HS làm bài tập.

Bài tập 19 sgk:

Ta có:$\widehat{AMB}=\widehat{ANB}={{90}^{0}}$

( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra AN  $ \bot $  SB;

 BM $ \bot $SA

    Vậy AN và BM là hai đường cao

của tam giác

suy ra H là trực tâm nên SH là

đường cao thứ ba.

 

Suy ra SH$ \bot $AB

 

 

 

 

Bài 21 sgk:

Ta có:

 $\begin{array}{l}
\hat M = \frac{{\rm{1}}}{2}s\\
\hat N = \frac{{\rm{1}}}{2}s
\end{array}$

Do 2 đường tròn bằng nhau nên $\overset\frown{AmB}=\overset\frown{AnB}$ $\Rightarrow \widehat{M}=\widehat{N}$

 Vậy $\Delta BMN$cân tại B

 

 

 

Bài 23/ SGK

a) Trường hợp M nằm trong đường tròn.

Xét $\Delta $ MAC và $\Delta $MDB có:

$\widehat{{{M}_{1}}}=\widehat{{{M}_{2}}}$ (đối đỉnh)

$\widehat{CAB}\text{ }=\widehat{\text{ C}DB}$ (2 góc nội tiếp

cùng chắn cung CB)

Suy ra

$\Delta MAC\Delta MDB$  (g.g)

$\Rightarrow $$\frac{MA}{MD}=\frac{MC}{MB}$

$\Rightarrow $MA.MB=MC.MD

b) Trường hợp M nằm ngoài đường tròn.

 

 

 

 

 

$\Delta MAD~\Delta ~MCB$ (g.g)

$\Rightarrow $$\frac{MA}{MC}=\frac{MD}{MB}$

$\Rightarrow $MA.MB=MC.MD

Bài 22/ SGK

Có $\widehat{AMB}=90$(góc nt chắn nửa đường tròn)

$\Rightarrow $AM là đường cao của tam giác vuông ABC.

$\Rightarrow $ MA2 = MB.MC (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

 

 

Hoạt động 3: Tìm tòi, mở rộng – 2p

- Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

  - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.

        - Xem lại các bài tập đã làm.

        - Làm tiếp các bài tập 24; 25;26 sgk và 16;17;23 SBT

Đọc trước bài: “Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung”.

Trả lời các ? trong sgk. .

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản