Giáo án hình học lớp 9 tiết 26:  LUYỆN TẬP

Ngày soạn : ………………

 

Ngày dạy : ……………….

 

Tiết 26:    LUYỆN TẬP

 

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1.Kiến thức

- Nhận biết được tiếp tuyến của đường tròn.

- Chứng minh được một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn và giải bài toán dựng tiếp tuyến.

- Phát huy tính tư duy, trình bày khoa học, cẩn thận.

2.Kỹ năng

  • Vận dụng được các khái niệm để giải các bài tập có liên quan.
  • Thành thạo kĩ năng vẽ hình, kĩ năng chứng minh.

3.Thái độ

-  Nghiêm túc và hứng thú học tập.

- Chú ý lắng nghe và mong muốn được vận dụng.

4. Định hướng năng lực

- Năng lực tính toán,

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. Chuẩn bị:

- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. Phương tiện và đồ dùng dạy học

  • Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :  1 phút  

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

A -  Hoạt động khởi động – 5p

ND: Nêu các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.

Vẽ tiếp tuyến của đường tròn (O) đi qua điểm M nằm ngoài

 đường tròn (O).

     + Phát biểu nội dung định lý SGK.

 

 

 

Bài mới :

Hoạt động của Gv

Hoạt động của Hs

Kiến thức cần đạt

B. Hoạt động  Luyện tập (38 phút)

- Mục tiêu: HS chứng minh được đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn và tính độ dài đoạn thẳng.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, quan sát.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, tư duy logic.

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.

- Gv: gọi Hs đọc đề bài

 

 

 

 

 

 

- Gv: Gọi 1 Hs lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL.

 

 

 

 

 

HĐ trao đổi cặp đôi

 

NV1 ? $\Delta $AOB là $\Delta $gì? Vì sao?

 

NV2 ? OH có quan hệ ntn với $\Delta $AOB?

 

 

NV3? Để chứng minh CB$\bot $OB ta chứng minh điều gì?

 

 

- Gv: gọi Hs Nhận xét

 

- Gv: Nhận xét, bổ sung nếu cần.

- Gv: HD Hs lập sơ đồ phân tích đi lên để tính OC

 

OC = ?

$\Uparrow $

OH = ?

$\Uparrow $

AH = ?

$\Uparrow $

AB = ?

- Gv: Gọi 1 hs lên bảng tính.

- Gv: Nhận xét.

 

 

 

- Gv: gọi Hs đọc đề bài 25 SGK

 

 

 

 

 

 

- Gv: Gọi 1 Hs lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL.

 

 

- Gv: Cho hs thảo luận theo nhóm trong 6 phút.

 

- Gv: Kiểm tra độ tích cực của hs.

 

 

- Gv: yêu cầu Hs chấm chéo bài nhau

 

- Gv: Nhận xét, bổ sung nếu cần.

 

¿? Có thể đặt thêm được câu hỏi nào với bài toán này để khai thác?

 

 

 

 

- Gv: Cho hs nghiên cứu đề bài 45/a SBT

- Gv gọi Hs vẽ hình, ghi GT - KL

 

 

 

? Để chứng minh E $\in $ (O) ta chứng minh điều gì?

 

- Gv: Gọi 1 Hs lên bảng ch/m.

-Cho hs dưới lớp làm vào vở.

 

- Gv: gọi Hs nhận xét, bổ sung nếu cần.

 

 

 

 

 

Gv chốt kiến thức

 

- Hs: đọc đề bài.

 

-1 hs lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL.

 

 

GT

(O;15); AB = 24 cm (O $\notin $AB );

OH $\bot $AB, a là tiếp tuyến tại A. 

OH $\cap $ a tại C

KL

a) CB là tiếp tuyến của (O)

b) OC = ?

 

- Hs: Là tam giác cân vì OA = OB.

 

- Hs: OH là đường cao cũng là đường phân giác

 

- Hs: Một hs lên bảng ch/m tiếp, dưới lớp làm vào vở

- Hs: Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- Hs: Lập sơ đồ phân tích đi lên.

 

 

 

 

 

 

-1 Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

 

- Hs: Nhận xét.

 

 

 

 

- Hs: đọc đề bài.

 

-1 Hs lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL

 

GT

 (O; OA = R); dây BC,BC$\bot $OA tại M, MO = MA

tiếp tuyến a tại B cắt OA tại E.

KL

a) OCAB là hình gì? Vì sao?

b) Tính BE theo R

 

- Hs: Thảo luận theo nhóm trong 6 phút.

 

-Phân công nhiệm vụ trong nhóm.

 

- Hs: Nhận xét.

 

 

- Hs: ghi bài

 

 

 

CM được EC là tiếp tuyến của (O)

 

 

 

 

- Hs: Nghiên cứu đề bài.

-1 Hs lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL

 

 

HS lắng nghe gợi mở của GV, suy nghĩ làm bài

 

? E $\in $ (O)

      $\Uparrow $

OE = OA = OH

$\Delta $AHE vuông tại E

 

-1 hs lên bảng chứng minh.

 

- Hs: Dưới lớp làm vào vở.

 

- Hs: Nhận xét, bổ sung

 

 

Hs ghi nhớ

 

Dạng 1: Chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đ.tròn và tính độ dài đoạn thẳng (30 phút)

Bài 24   

 

 

a) Xét $\Delta $AOB có OA=OB=R

=> $\Delta $AOB cân tại O

Mà OH là đường cao

$\Rightarrow $ OH là đường phân giác

$\Rightarrow $ $\widehat{BOC}=\widehat{AOC}$.

Ch/m $\Delta $OAC = $\Delta $OBC (c.g.c) $\Rightarrow $ $\widehat{OBC}=\widehat{OAC}$

Vì đường thẳng AC là tiếp tuyến của (O) tại A

=> OÂC = 900

=> $\widehat{OBC}=\widehat{OAC}$  = 900

$\Rightarrow $ CB là tiếp tuyến của (O)

 

b) Ta có OH $\bot $ AB

$\Rightarrow $$AH=HB=\frac{AB}{2}$= $\frac{24}{2}=12cm$

(qh giữa đ.kính và dây cung)

 

Áp dụng ĐL Pytago cho $\Delta $vOAH ta có

      OH = $\sqrt{O{{A}^{2}}-A{{H}^{2}}}$

            = $\sqrt{{{15}^{2}}-{{12}^{2}}}$= 9 cm.

Vì$\Delta $OAC vuông tại A có  AH là đ/cao nên OA2 = OH.OC 

$\Rightarrow $ OC = $\frac{O{{A}^{2}}}{OH}=\frac{{{15}^{2}}}{9}=25cm$

 

 

 

 

Bài 25

 

a) Ta có OA $\bot $BC

$\Rightarrow $ MB = MC (qh giữa đường kính với dây)

Xét tứ giác OCAB có

        MO = MA

        MB = MC

        OA $\bot $ BC

$\Rightarrow $Tứ giác OCAB là hình thoi.

 

b)Vì OB = OA và OB = BA $\Rightarrow $ $\Delta $OAB đều

$\Rightarrow $ OB = R và $\widehat{BOA}={{60}^{0}}$.

Trong $\Delta $OBE vuông tại B có

 BE = OB.tg600 = $R\sqrt{3}$.

 

Dạn 2: Chứng minh điểm thuộc đường tròn (8 phút)

Bài 45  /SBT        

GT

$\Delta $ABC cân tại A,

AD$\bot $BC,BE$\bot $AC AD cắt BE tại H, (O; $\frac{AH}{2}$)

KL

a) E $\in $(O)

    

Giải

Ta có BE$\bot $AC tại E

$\Rightarrow $$\Delta $AEH vuông tại E

Mà OA = OH (gt)

$\Rightarrow $ OE là trung tuyến ứng với cạnh huyền của $\Delta $AEH

$\Rightarrow $ OE = OA = OH

$\Rightarrow $E $\in $ (O)

 

C: Tìm tòi, mở rộng. (1 phút)

- Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

  - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học.

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà.

Học sinh ghi vào vở để thực hiện.

Bài cũ

  • Xem lại các định lí đã học liên quan đến tiếp tuyến của đường tròn. Xem lại các bài đã chữa.
  • Làm bài tập 46,47 sbt trang 134

Bài mới

  • Đọc trước bài “Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.”
Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản