Giáo án hình học lớp 9 tiết 21: LUYỆN TẬP

 

Ngày soạn : ……………...

 

Ngày dạy : ……………….

       Tiết 21:    LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1.Kiến thức

- Khắc sâu được kiến thức: Đường kính là dây lớn nhất của đường tròn và nhắc lại được các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây của đường tròn qua một số bài tập.

- Vận dụng được kiến thức đã học để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau và một số bài tập liên quan.

2.Kỹ năng

Rèn kĩ năng vẽ hình chính xác, suy luận để chứng minh logic.

Trau dồi tư duy suy luận logic.

3.Thái độ

-  Nghiêm túc và hứng thú học tập.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán,

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự học.

* Phẩm chất: Tự tin, tự chủ

II. Chuẩn bị:

- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. Phương tiện và đồ dùng dạy học

  • Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :  1 phút  

2.Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài)

3.Bài mới :

Hoạt động của Gv

Hoạt động của Hs

Kiến thức cần đạt

A: KHỞI ĐỘNG

Chữa bài tập về nhà – Kiểm tra bài cũ (13 phút)

- Mục tiêu: HS nhắc lại được tính chất của dây cung và đường kính, áp dụng giải quyết được bài toán 11 sgk.

- Phương pháp: Vấn đáp.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, phòng tranh.

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề.

 

GV đưa đề bài lên bảng phụ vẽ sẵn hình yêu cầu Hs giải bài tập

 

Gọi 1 Hs lên bảng chữa bài

 

 

 

Gv kiểm tra bài tập 1 số Hs dưới lớp

 

 

GV gọi HS nhận xét và bổ sung, sửa sai (Nếu có)

? Nêu kiến thức đã sử dụng trong bài?

? Phát biểu định lí quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây   

Gv đánh giá việc làm bài và chuẩn bị bài về nhà của Hs

 

 

 

 

HS  lên bảng chữa bài tập

 

HS nhận xét

 

Hs trả lời

 

Hs chú ý lắng  nghe và rút kinh nghiệm

 

Bài 11

Kẻ OM ^ CD

Ta có AH ^ CD (gt)

          BK ^ CD (gt) 

$\Rightarrow $AH // BK // OM

=> AHKB là hình thang (dhnb)

Mà OA = OB = R

$\Rightarrow $ OM là đường trung bình của hình thang AHBK

$\Rightarrow $ MH = MK  (1)

do OM ^ CD = {M}

$\Rightarrow $ MC = MD (Q.hệ vuông góc giữa đường kính và dây)     (2)

Từ (1) và (2)

$\Rightarrow $ MH –  MC = MK -  MD 

  hay CH = DK

 

Hoạt động 2: Luyện tập (30 phút)

- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học, chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau (bài 17), tính được độ dài đoạn thẳng (bài 18).

- Phương pháp: Trực quan, quan sát, nêu vấn đề, hỏi đáp.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, hỏi và trả lời.

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.

 

 

 

Bài 17  SBT tr159

Gv gọi HS đọc bài

 

(Gọi 1 Hs lên bảng vẽ hình, ghi GT - KL)

? Em có nhận xét gì về dạng toán bài 11 SGK và bài 17 SBT?

? Hai bài toán này khác nhau ở điểm nào?

 

Gv nhấn mạnh cách làm tương tự bài 11 SGK

 

Gv yêu cầu Hs hoạt động nhóm đôi làm bài trong 6 phút

Cho 1 nhóm làm bài trên bảng phụ

 

GV gọi HS nhận xét chéo và bổ sung, sửa sai (Nếu có)

(Thu bài 4 nhóm, yêu cầu các nhóm khác chấm chéo –Gv có thể cho điểm)                        

 Gv chốt kiến thức

 

Bài 18 SBT tr159

Gv gọi HS đọc bài

Gọi 1 Hs lên bảng vẽ hình và ghi GT - KL

 

? Nếu gọi trung điểm của OA là H thì vị trí của H có mqh ntn với BC?

 

Gv cùng hs xây dựng sơ đồ ngược để tính BC

 

 

Gv yêu cầu Hs HĐN bốn làm bài trong 7 phút

 

Gv chấm bài nhóm nhanh nhất, cho các nhóm còn lại chấm chéo

 

? Có cách nào khác để tính BH không?

 

 

- GV nhận xét, cho điểm.

 

 

Cho HS làm bài tập 16/130

Gọi O là trung điểm của AC

 

Tam giác ABC là tam giác gì? OB là đường gì?

 

 

Hãy so sánh OB và AC

Tương tự như vậy đối với tam giác ADC

 

Gọi một HS lên bảng trình bày

 

 

 

 

  ?Hãy so sánh AC và BD

  ? Khi AC=BD thì tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

HS đọc bài

 

Hs làm theo yêu cầu của Gv

 

 

HS  trả lời

 

 

 

Hs:   IH = IK 

        HE = HF

 

 

HS  tự giác, chủ động làm bài

 

 

 

HS nhận xét

 

 

Hs chú ý lắng nghe

 

 

 

 

Hs đọc bài

 

Hs lên bảng vẽ hình và ghi GT – KL

 

 

H là trung điểm của BC

 

Hs cùng Gv xây dựng sơ đồ ngược

 

 

Hs HĐN làm bài

 

 

Hs nhận xét chéo bài nhóm

 

 

Hs trả lời

 

 

Hs ghi bài

 

 

 

HS đọc yêu cầu của đề bài sau đó vẽ hình vào vở của mình.

 

HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của gv

 

 

 

HS lên bảng trình bày

 

 

 

 

 

 

 

HS: Tứ giác ABCD là hình chữ nhật vì có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

 

Dạng 1: Ch/minh các đoạn thẳng bằng nhau (12 phút)

 

Bài 17

Kẻ OH ^ EF

Ta có AI ^ EF (gt)

          BK ^ EF (gt) 

$\Rightarrow $ AI // BK

Xét hình thang AIKB có

OA = OB = R

OH // AI // BK (^EF)

$\Rightarrow $ OH là đường trung bình của hình thang AIBK

$\Rightarrow $ IH = IK  (1)

do OH ^ EF = {H}

$\Rightarrow $ HE = HF (Q.hệ vuông góc giữa đường kính và dây)     (2)

Từ (1) và (2)

$\Rightarrow $ HI - HE = HK - HF 

hay IE = KF

 

Dạng 2: Tính độ dài đoạn thẳng (16 phút)

Bài 18

           

Gọi H là trung điểm của OA

=> HA = HO

Mà  BC ^ OA tại H

=> BC là đường trung trực của OA

=> AB = OB

Mà OA = OB = 3cm

Þ OA = OB = AB

=> DAOB đều

Þ $\widehat{\text{AOB}}$ = 600

Xét DvBHO có

  BH = BO. Sin600

  BH = 3.$\frac{\sqrt{3}}{2}$  (cm)

Mà BC = 2BH = 3.$\sqrt{3}$ (cm)

(Q.hệ vuông góc giữa đường kính và dây)  

 

Dạng 3: Cm các điểm thuộc đường tròn

Bài 16/130 SBT

 

a/ Gọi O là trung điểm của AC.

Áp dụng tính chất đường

trung tuyến ứng với cạnh

huyền đối với tam giác vuông

 ABC, ADC ta có:

OB=$\frac{1}{2}$AC; OD=$\frac{1}{2}$AC

Suy ra OA=OB=OC=OD Vậy bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc (O; OA)

b/ BD là dây của (O), còn AC là đường kính nên AC$\ge $BD

AC=BD khi và chỉ khi BD cũng là đường kính khi đó ABCD là hình chữ nhật (tứ giác có 3 góc vuông)

 

C. Tìm tòi, mở rộng: (1 phút)

- Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

  - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học.

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm

Học sinh ghi vào vở để thực hiện.bài tập ở nhà.

Bài cũ

  • Xem lại các bài đã chữa, học thuộc và nắm vững cách chứng minh 3 định lí về mối quan hệ giữa đường kính và dây.
  • Làm bài tập 15,19, 20 sbt trang 159.

Bài mới

  • Đọc trước bài Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản