Giáo án hình học lớp 9 tiết 13:  ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN . THỰC HÀNH NGOÀI  TRỜI

 

 

Ngày soạn: 10/10/2018

Ngày dạy:……………

       Tiết 13:    ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN . THỰC HÀNH NGOÀI  TRỜI

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1.Kiến thức

-. HS xác định được chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao nhất của nó (trên lí thuyết)

- Xác định được khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một điểm khó tới được (trên lí thuyết)

-Vận dụng được kiến thức làm bài tập.

2.Kỹ năng

  • Bước đầu vận dụng được kiến thức giải một số bài tập liên quan.
  • Liên hệ được với thực tế.

3.Thái độ

-  Nghiêm túc và hứng thú học tập, chú ý lắng nghe.

- Có ý thức làm việc tập thể, ham thích tìm tòi

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ

II. Chuẩn bị:

- Gv : Thước , máy tính bỏ túi, giác kế, êke đạc (bộ thực hành)

- HS : Ôn định nghĩa tỉ số lượng giác, đọc trước bài

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định (1 phút)          

2. Kiểm tra bài cũ (7 phút) 

? Nêu các tỉ số lượng giác của góc nhọn? Hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông?

3. Bài mới : HỌC LÝ THUYẾT          

Hoạt động của Gv

Hoạt động của Hs

Ghi bảng

 

Hoạt động 1: Xác định chiều cao (15 phút)

- Mục tiêu: HS nêu được cachs giải hình 34 sgk, nêu được vấn đề thực tế của việc không thể trèo trực tiếp lên đỉnh tháp.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp

 

GV đưa hình 34 SGK tr90 lên bảng phụ và nêu nhiệm vụ:  xác định chiều cao của tháp mà  không cần lên đỉnh.

 

GV giới thiệu độ dài AD là chiều cao của tháp khó đo trực tiếp

- OC là chiều cao giác kế

- CD là khoảng cách từ chân tháp đến chân giác kế

? Theo em qua hình vẽ trên yếu tố nào xác định được ngay và bằng cách nào ?

 ? Tính AD tiến hành làm như thế nào ?

 

? Tại sao có thể coi AD là chiều cao của tháp và áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc của tam giác vuông ?

 

 

 

HS quan sát và chú ý lắng nghe

 

 

 

 

 

HS: ta dễ dàng xác định được số đo $\widehat{\text{AOB}}$ bằng giác kế, đoạn OC, CD bằng đo đạc

HS trả lời

HS: vì tháp vuông góc với mặt đất.Nên DAOB vuông tại B có OB = a, $\widehat{\text{AOB}}$ = a.

 

Vậy AB = atana

Þ AD = AB + BD

            = a tana + b

 

1. Xác định chiều cao

      

* Cách thực hiện

- Đặt giác kế vuông góc với mặt đất cách chân tháp một khoảng bằng a (CD = a)

- Đo chiều cao giác kế (OC=b)

- Đọc trên giác kế số đo góc a ta có

     AB = OB tana

Þ AD = AB + BD

            = a tana + b

 

 

 

 

Hoạt động 2: Xác định khoảng cách (17 phút)

- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải bài tập mô phỏng bài 35 sgk, hs thấy được việc đo khoảng cách khi qua 1 dòng sông là không thể.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp

 

GV yêu cầu Hs quan sát hình 35 (mô phỏng) SGK tr90 và nêu nhiệm vụ: Xác định chiều rộng của khúc sông mà việc đo đạc chỉ tiến hành tại 1 bờ sông

GV coi 2 bờ sông là // với nhau chọn điểm B phía bên kia sông làm mốc (có thể 1 cây hoặc 1 vật gì đó mà ta nhìn thấy được)

- Lấy điểm A bên này sông sao cho AB vuông góc với các bờ.

- Kẻ Ax ^AB, lấy C $ \in $Ax

- Đo đoạn AC (g/sử AC = a)

- Đo góc ACB = a

? Làm thế nào để tính được chiều rộng khúc sông ?

GV hướng dẫn cho HS cách thực hiện

 

 

 

HS quan sát và chú ý lắng nghe

 

 

 

 

 

HS nghe, quan sát nắm được các bước thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

HS nêu cách làm

 

Hs chú ý lắng nghe và ghi nhớ

2. Xác định khoảng cách

            

* Cách thực hiện

 Hai bờ sông coi như song song và AB vuông góc với hai bên bờ. Nên chiều rộng khúc sông là đoạn AB

Ta có DACB vuông tại A

 AC = a,  = a

Þ AB = a.tana

 

 

Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng  ( 5 phút)

- Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

  - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học.

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà.

Học sinh ghi vào vở để thực hiện.

Bài cũ

  • Ôn tập các kiến thức đã học về TSLG, hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
  • Chuẩn bị thước cuộn, máy tính bỏ túi.
  • Xem lại cách tiến hành xác định khoảng cách và chiều cao đã học.

Bài mới

  • Giờ sau thực hành ngoài trời

 

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản