Giáo án hình học lớp 9 tiết 10: MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ GÓC TRONG TAM GIÁC VUÔNG (tiếp)

 

Ngày soạn: 27/9/2018

Ngày dạy:……………

       Tiết 10: MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ GÓC TRONG TAM GIÁC VUÔNG (Tiếp)

I. Mục tiêu:

  Qua bài này giúp HS:

1.Kiến thức

- HS được nhắc lại và khắc sâu các hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông

- HS làm quen được thuật ngữ "giải tam giác vuông"

-  HS vận dụng được các hệ thức trên trong việc giải tam giác vuông.

2.Kỹ năng

- Bước đầu vận dụng được kiến thức giải một số bài tập liên quan.

- Hs thấy được việc ứng dụng các tỉ số lượng giác để giải 1 số bài toán thực tế.

3.Thái độ

-  Nghiêm túc và hứng thú học tập, chú ý lắng nghe.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

 II. Chuẩn bị:

- Gv : Phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng, êke.

- Hs: Đồ dùng học tập, học bài và đọc trước bài

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định (1 phút)                

2.Kiểm tra bài cũ (6 phút)

? Cho ΔDEF vuông tại D. Viết các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác DEF?

(Gv thu bài của Hs, đánh giá, nhận xét và cho điểm một số Hs)

3.Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

A - Hoạt động khởi động – 1p

   Ở tiết trước ta đã nắm được các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông. Ứng dụng của các hệ thức đó là để giải tam giác vuông. Vậy thế nào là giải tam giác vuông?  Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.

B - Hoạt dộng hình thành kiến thức – 22p

- Mục tiêu: HS nhắc lại được các hệ thức đã học, bước đầu vận dụng giải các ví dụ có liên quan.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp

*Mục tiêu:  hiểu được thuật ngữ "giải tam giác vuông" là gì?

*Nhiệm vụ: Nghiên cứu VD3, VD4, VD5 và làm ?2, ?3

 

 

* Vấn đáp:

  ? Để giải một tam giác vuông cần mấy yếu tố? Trong đó số cạnh như thế nào?

Lưu ý: Số đo góc làm tròn đến độ. Số đo độ dài làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3

+ GV yêu cầu HS nghiên cứu VD3 SGK/87 với yêu cầu sau: bài toán cho ta biết điều gì? Yêu cầu chúng ta tính cái gì? Trong phần giải người ta đã làm như thế nào?

? Có cách nào khác để tính BC

 + Gọi HS nhận xét bài làm của bạn

 + Cho một HS đọc to phần ví dụ 4.

 

-Cho HS làm  ?3

*Hoạt động nhóm

 +GV: Ta có thể sử dụng tính chất tỷ số lượng giác của hai góc phụ nhau để tìm OP, OQ theo hai cách.

  * Đàm thoại: HS làm VD 5

   + ?Để giải tam giác vuông LMN ta cần tìm yếu tố nào?

    GV hướng dẫn HS cách tính trên bảng phụ

 * GV chốt vấn đề:   Qua ba ví dụ trên ta thấy dựa vào các hệ thức đã học ta tính được các cạnh các góc còn lại của tam giác vuông khi biết hai cạnh hoặc một cạnh và một góc của nó.

+Cho HS đọc nhận xét/88

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Cần biết 2 yếu tố, trong đó phải có ít nhất một cạnh.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc ví dụ 3 SGK/ 87 trong thời gian 5 phút theo các yêu cầu của GV

 

   HS lần lượt trả lời,

 

- HS cả lớp làm ?2 vào vở của mình, một HS đứng tại chỗ trả lời.

HS nhận xét bài làm của bạn

- Một HS đọc ví dụ 4. HS cả lớp lắng nghe.

 

HS làm tiến hành thảo luận nhóm

Đại diện nhóm lên trình bày

HS nhận xét bài làm của bạn

 

 

HS trả lời và nghe gv hướng dẫn cách tính các cạnh và các góc còn lại của tam giác LNM

 

 

 

 

 

 

HS đọc nhận xét  trong SGK.

2. Áp dụng giải tam giác vuông

 

Ví dụ 3: Xem SGK/87

 

 

 

 

?2

 

     

Ta có:

 tanB=$\frac{8}{5}=1,6$ $\Rightarrow $\[\widehat{B}\]≈580

  BC$=\frac{AC}{\sin B}=\frac{8}{\sin {{58}^{0}}}\approx 9,433$

Ví dụ 4: Xem SGK/87

   

?3

    OP = PQ.cosP

          = 7.cos360$\approx $5,663

  

    OQ = PQ.cosQ

          = 7.cos540$\approx $4,114

 

Ví dụ 5: Xem SGK/87

 

-Nhận xét: Xem SGK/88

C - Hoạt động luyện tập – 8 phút

* Mục tiêu:  HS vận dụng được các hệ thức giữa cạnh và góc của một tam giác vuông trong việc giải tam giác vuông

* Vấn đáp:

 

  ? Nêu cách tìm góc nhon; cạnh góc vuông; cạnh huyền qua việc giải các tam giác vuông.

+ Gv treo bảng phụ ghi kiến thức để hs ghi nhớ

  

 

 

Nếu còn thời gian cho hs hoạt động nhóm làm bài  27/88, mỗi nhóm một câu sau đó gv thu về nhà chấm

   GV chữa nhanh bài tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS trả lời miệng

HS làm theo yêu cầu của gv

 

 

 

 

 

 

KQ:a/ $\widehat{B}={{90}^{0}}-\widehat{C}={{60}^{0}}$;

         AB$\approx $5,774(cm)

         BC$\approx 11,547(cm)$

 b/ $\widehat{B}={{90}^{0}}-\widehat{C}={{45}^{0}}$;

          AC=AB=10(cm)

          BC$\approx $14,142(cm)

c/ $\widehat{C}={{90}^{0}}-\widehat{B}={{55}^{0}}$;

         AC$\approx $11,472(cm)

         AB$\approx $16,383(cm)

   d/ tanB$=\frac{b}{c}=\frac{6}{7}$ $\Rightarrow $$\widehat{B}$$\approx $410

         $\widehat{C}={{90}^{0}}-\widehat{B}={{49}^{0}}$

a$\approx 27,437(cm)$

 

 

 

 

 

 

Bảng phụ :

- Để tìm góc nhọn trong tam giác vuông:

+, Nếu biết 1 góc nhọn $\alpha $ thì góc còn lại = 900 - $\alpha $

+, Nếu biết hai cạnh thì tìm 1 tỉ số lượng giác của góc từ đó tìm góc.

- Để tìm cạnh góc vuông ta dùng hệ thức giữa cạnh và góc

- Để tìm cạnh huyền ta suy ra từ hệ thức:

         \[b=asinB=acosC\]

hoặc sử dụng định lý Pitago

D - Hoạt động vận dụng – 5 phút

*Mục tiêu: Hs biết vận dụng các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông vào tính các yếu tố cạnh và góc của tam giác thường

*Giao nhiệm vụ: Làm bài tập số 57(SBT)

*Cách thức tổ chức hoạt động:

+Giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm

+Thực hiện hoạt động:

  \[AC=\frac{AN}{\sin C}=\frac{6,77}{\sin {{30}^{0}}}=13,54(cm)\]

 \[AN=AB.\sin B=11.\sin {{38}^{0}}\approx 6,77(cm)\]

 

+Gv yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau rồi gv nhận xét , chốt vấn đề

E - Hoạt động tìm tòi mở rộng – 2 phút

      + Học lại lý thuyết, đọc lại các ví dụ trong bài.

      + làm các bài tập trong SGK, làm thêm các bài tập trong SBT : 56,57,58,59 trang 97,98..

 

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản