Giáo án đại số lớp 9 tiết 9: LUYỆN TẬP

Ngày soạn : 6/9/2018

 

 

Ngày dạy : …………...

 

Tiết 9:    LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1. Kiến thức

- Hs phát biểu và vận dụng được các phép biến đổi các biểu thức chứa căn thức bậc hai: Đưa thừa số ra ngoài dấu căn và đưa thừa số vào trong dấu căn

- Vận dụng được các phép biến đổi trên để so sánh hai số và rút gọn biểu thức.

2. Kỹ năng

- Tính được căn bậc hai của một số không âm, tìm số không âm biết căn bậc hai của nó.

- Giải quyết được các bài toán về so sánh căn bậc hai, so sánh 2 số biết căn bậc hai của nó.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, chú ý, cẩn thận trong quá trình trình bày; Yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Giúp học sinh phát huy năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ

II. Chuẩn bị:

- Gv : Phấn mầu, máy tính bỏ túi, bảng phụ, thước thẳng  – SGK - SBT

- Hs: Đồ dùng học tập, học bài và làm bài ở nhà – SGK - SBT

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

A - Hoạt động luyện tập – 35 phút

*Mục tiêu: HS luyện tập về phép biến đổi đưa thừa số vào trong và ra ngoài dấu căn

                    qua các dạng bài tập rút gọn biểu thức, so sánh, dạng tìm x

*Giao nhiệm vụ: làm bài tập 46;45;44(SGK)

*Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân cặp đôi

* Hoạt động 1:

Hoạt động cá nhân:

- Muốn rút gọn biểu thức ta làm thế nào đối với bài 1

- Nhận xét các số dưới dấu căn

 

- Áp dụng kiến thức nào để giải

 

 

 

 

 

* Hoạt động 2: Cho HS làm bài tập 46

Hoạt động cá nhân: Nhận xét gì về biểu thức đã cho

Hoạt động cặp đôi: rút gọn biểu thức

+ Gọi 3 HS lên bảng, ở dưới lớp theo dõi .

 

 

 

 

 

* Hoạt động 3: HS làm bài tập 45

* HĐ cá nhân:

NV1: Để so sánh hai số  bên ta làm thế nào ,

 

 

NV2: bài tập này áp dụng kiến thức nào ,

 

NV3: Ta đưa thừa số nào vào trong dấu căn .

 

 

 

Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi làm câu b

 + HS Làm,GV nhận xét .

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 4:  HS làm bài tập 44 SGK

Hoạt động cá nhân:

NV 1:Nhận xét gì về biểu thức dưới dấu căn 

NV 2: Tìm ĐK

NV 3: Tìm x như thế nào ?

GV : Hệ thống lại các dạng bài tập và cách giải.

Còn thời gian cho HS làm bài 77 SBT.

 

 

+ Áp dụng các phép biến đổi đã học

75 = 25.3; 48 = 16.3;

300 = 100.3

+ Đưa thừa số ra ngoài dấu căn

+Thực hiện phép tính trên căn thức đồng dạng .

 

+ Có 3 căn thức đồng dạng  .

 

 

 

 

+ Cộng trừ các căn thức đồng dạng

Ý b :8 = 2.4;

 18 = 2.9

 

+ Thực hiện theo yêu cầu của GV

 

 

 

 

 

 

 

+ Đưa các biểu thức cần so sánh về các căn thức đồng dạng.

 

+ Áp dụng phép biến đổi đưa thừa số vào trong dấu căn .

a) Ta đưa 3 và 7 vào trong dấu căn .

 

 

b) Ta đưa 1/2 và 6 vào trong dấu căn

 

+ Nâng lũy thừa đó lên bậc hai.

 

 

 

 

 

 

HS làm rồi trình bày lên bảng

 

$\sqrt{x}=a\Leftrightarrow x={{a}^{2}}$

Dạng 1. Rút gọn biểu thức

Bài 1

$\begin{array}{l}
a){\rm{ }}\sqrt {75}  + \sqrt {48}  - \sqrt {300} \\
 = \sqrt {25.3}  + \sqrt {16.3}  - \sqrt {100.3} \\
 = 5\sqrt 3  + 4\sqrt 3  - 10\sqrt 3 \\
 = \sqrt 3 (5 + 4 - 10)\\
 =  - \sqrt 3 
\end{array}$

 

 

 

 

* Bài 46 (SGK)

a) $\text{2}\sqrt{\text{3x}}\text{-4}\sqrt{\text{3x}}\text{+27-3}\sqrt{\text{3x}}$

= $\text{(2-4-3)}\sqrt{\text{3x}}\text{+27}$

= $\text{-5}\sqrt{\text{3x}}\text{+27}$

b) $\text{3}\sqrt{\text{2x}}\text{-5}\sqrt{\text{8x}}\text{+7}\sqrt{\text{18x}}\text{+28}$

= ${3 \sqrt { 2 x } - 5 \sqrt { 4.2 x } + 7 \sqrt { 9.2 x } + 28}$

= $\text{3}\sqrt{\text{2x}}\text{-5}\text{.2}\sqrt{\text{2x}}\text{+7}\text{.3}\sqrt{\text{2x}}\text{+28}$

= $\text{3}\sqrt{\text{2x}}\text{-10}\sqrt{\text{2x}}\text{+21}\sqrt{\text{2x}}\text{+28}$

= $\text{(3-10+21)}\sqrt{\text{x}}\text{+28}$

= $\text{14}\sqrt{\text{2x}}\text{+28}$

Dạng 2. So sánh

Bài 45/27 sgk:

a, $7$ và $3\sqrt{5}$

Ta có: $\text{7 =}\sqrt{\text{49}}$

$\begin{array}{l}
3\sqrt 5  = \sqrt {{3^2}.5}  = \sqrt {45} \\
 \Rightarrow \sqrt {49}  > \sqrt {45} \\
 \Rightarrow 7 > 3\sqrt 5 
\end{array}$

$b)\text{ }\frac{1}{2}\sqrt{6}\text{ }v\text{ }\!\!\mu\!\!\text{  6}\sqrt{\frac{\text{1}}{\text{2}}}$

$\begin{array}{l}
 + )\frac{1}{2}\sqrt 6 {\rm{ = }}\sqrt {{{\left( {\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}} \right)}^2}.6} {\rm{  = }}\sqrt {\frac{{\rm{1}}}{{\rm{4}}}.6}  = \sqrt {\frac{3}{2}} \\
 + ){\rm{6}}\sqrt {\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}}  = \sqrt {{6^2}.\frac{1}{2}}  = \sqrt {\frac{{36}}{2}}  = \sqrt {18} \\
 \Rightarrow \sqrt {18}  > \sqrt {\frac{3}{2}}  \Rightarrow {\rm{6}}\sqrt {\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}}  > \frac{1}{2}\sqrt 6 
\end{array}$

Dạng 3: Tìm x

Bài tập 44(SGK)

$\begin{array}{l}
\sqrt {25.x}  = 35 \Leftrightarrow {\rm{5}}\sqrt {\rm{x}}  = 35\\
 \Leftrightarrow \sqrt x  = 7 \Leftrightarrow x = 49
\end{array}$(tmđk)

Vậy : x = 49

B - Hoạt động vận dụng – 7 phút

         *Mục tiêu: HS biết vận dụng phép đưa thừa số vào trong dấu căn và đưa thừa số ra ngoài

            dấu căn  qua các dạng bài tập rút gọn biểu thức dạng phức tạp hơn

*Giao nhiệm vụ: làm bài tập 75(SBT)

*Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm

+Thực hiện hoạt động: $a)\frac{x\sqrt{x}-y\sqrt{y}}{\sqrt{x}-\sqrt{y}}=\frac{(\sqrt{x}-\sqrt{y})(x+\sqrt{xy}+y)}{\sqrt{x}-\sqrt{y}}=x+\sqrt{xy}+y$

                                        $b)\frac{x-\sqrt{3x}+3}{x\sqrt{x}+3\sqrt{3}}=\frac{x-\sqrt{3x}+3}{(\sqrt{x}+\sqrt{3})(x-\sqrt{3x}+3)}=\frac{1}{\sqrt{x}+\sqrt{3}}$

+ GV yêu cầu các nhóm nhận xét bài lẫn nhau rồi Gv chốt lại vấn đề

 C - Hoạt động hướng dẫn về nhà  - 2 phút

Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

- HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

+ Về nhà đọc lại các bài tập đã chữa

+ Qua bài học các em đã nắm vững đưa thừa số vào trong ,ra ngoài dấu căn

+ Làm các bài tập 58;60;70;69 SBT.

         

 

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản