Giáo án đại số lớp 9 tiết 64: ÔN TẬP CHƯƠNG IV

 

Ngày soạn: ……………                                                                                                                            

Ngày dạy: …………….      

 

Tiết 64: ÔN TẬP CHƯƠNG IV

I. Mục tiêu:

Qua bài này HS cần:

1. Kiến thức:

- Có kĩ năng lập được bảng phân tích, biểu diễn các đại lượng trong bài toán theo ẩn số đã cho và các đại lượng đã biết

- Áp dụng đủ các bước giải để giải hoàn thiện bài toán bằng cách lập phương trình

 - Vận dụng giải một số dạng toán cơ bản, không quá phức tạp .

2. Kĩ năng:

- Làm được bài toán thực tế để thấy rõ toán học bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và lại quay trở lại phục vụ thực tế.

3. Thái độ:

- Chú ý lắng nghe, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

 II. Chuẩn bị:

- Gv : Phấn mầu, bài giảng điện tử, thước thẳng

- Hs: Đồ dùng học tập, ôn bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2.Bài mới :

Hoạt động 1:  Khởi động:   Trong chương IV, ta đã được học về hàm số bậc hai, phương trình bậc hai, định lý Vi et và giải bài toán bằng cách lập pt bậc hai. Trong tiết học này chúng ta sẽ ôn tập lại kiến thức về đồ thị hs bậc hai , pt bậc hai và định lý Vi et

Hoạt động 2:  Ôn tập

  1. Lý thuyết

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

Giáo viên đưa đồ thị của hàm số y=2x2 và y=-2x2 vẽ sẵn trên bảng phụ yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi

a) Nếu a>0 thì hàm số $y=a{{x}^{2}}$ đồng biến khi nào? nghịch biến khi nào?

- Với giá trị nào của x thì hàm số đạt giá trị nhỏ nhất? có giá trị nào của x để hàm số đạt giá trị lớn nhất không? 

- Hỏi tương tự với a < 0

b) Đồ thị của hàm số y=ax2 có những đặc điểm gì? (trường hợp a>0, trường hợp a<0)

 

sau khi học sinh phát biểu xong câu trả lời giáo viên đưa tóm tắt lên bảng để học sinh ghi nhớ.

 

 

   Yêu cầu hai học sinh bảng viết công thức nghiệm tổng quát và công thức nghiệm thu gọn.

 

   Khi nào dùng công thức nghiệm tổng quát? khi nào dùng công thức nghiệm thu gọn?

 

 

 

Dùng bảng phụ cho học sinh ôn lại định lý vi – ét

 

 

Hãy điền vào chỗ trống  để được các khẳng định đúng

    - Nếu x1; x2 là 2 nghiệm của p.trình ax2+bx+c=0 (a¹0) thì x1+x2=……;

x1. x2 =.... 

Muốn tìm hai số u và v biết u+v=S và u.v=P ta giải phương trình ……….

điều kiện để có u và v là …..

Nếu a+b+c=o thì pt có hai nghiệm là ……

Nếu a–b+c=0 thì pt có hai nghiệm là ……

   

 

 

 

 

học sinh quan sát đồ thị hàm số $y=2{{x}^{2}}$ và

$y=-2{{x}^{2}}$ và trả lời các câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hai học sinh lên bảng viết.

hs1 viết công thức nghiệm tổng quát

hs2 viết công thức

 nghiệm thu gọn

với mọi pt bậc hai đều có thể dùng  công thức nghiệm tổng  quát.

nếu b=2b’ thì có thể dùng công thức nghiệm thu gn

 

 

 

 

 

 

học sinh làm bài tập trắc nghiệm vào vở

 

 

một em lên bảng điền vào chỗ trống.

 

 

 

 

 

 

         

 

đths y=2x2                   đths y=-2x2

    (a = 2 > 0)                (a = -2 < 0)

1) Hàm số y = ax2(a$\ne $0) 

* Nếu a>0, hàm số đồng  biến  khi x>0, nghịch biến khi x<0.

   

 

b) Đồ thị hàm số là một parabol đỉnh O, trục đối xứng Oy, nằm phía trên trục Ox khi a>0 và nằm phía dưới trục Ox khi a<0.

 

2) pt bậc hai:  ax2 + bx + c = 0 (a$\ne$0)                          

*D <0:pt vn                *D < 0:pt vn

*D > 0: pt có 2             *D > 0: pt có 2

ngh. phân biệt              ngh. phân biệt

${{\text{x}}_{1}}=\dfrac{\text{-b + }\sqrt{\Delta }}{\text{2a}}$,          ${{\text{x}}_{1}}=\dfrac{\text{-}{{\text{b}}^{\text{,}}}\text{ + }\sqrt{{{\Delta }^{,}}}}{\text{a}}$,

${{\text{x}}_{\text{2}}}\text{ =}\dfrac{\text{-b - }\sqrt{\Delta }}{\text{2a}}$           ${{\text{x}}_{\text{2}}}\text{ =}\dfrac{\text{-}{{\text{b}}^{\text{,}}}\text{ - }\sqrt{{{\Delta }^{,}}}}{\text{a}}$

*D=0:                        *D=0:

pt có nghiệm kép     pt có nghiệm kép

${{\text{x}}_{\text{1}}}\text{ = }{{\text{x}}_{\text{2}}}\text{ = }\dfrac{\text{-b}}{\text{2a}}$               ${{\text{x}}_{\text{1}}}\text{ = }{{\text{x}}_{\text{2}}}\text{ = }\dfrac{\text{-}{{\text{b}}^{\text{,}}}}{\text{a}}$                         

+ Khi a và c trái dấu thì pt có 2 nghiệm phân biệt 

vì khi đó ac < 0 $\Rightarrow $ b2 – 4ac > 0

                          $\Rightarrow $ D > 0.

3) Hệ thức vi-ét và ứng dụng :

* Nếu x1 và x2 là hai nghiệm của pt 

ax2 + bx + c = 0 (a$\ne $0) thì: 

       $\left\{ \begin{array}{l}
{{\rm{x}}_{\rm{1}}}{\rm{  +  }}{{\rm{x}}_{\rm{2}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{ - b}}}}{{\rm{a}}}\\
{{\rm{x}}_{{\rm{1 }}}}{\rm{. }}{{\rm{x}}_{\rm{2}}}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{c}}}{{\rm{a}}}
\end{array} \right.$

- Muốn tìm hai số u và v biết u+v=S và u.v=P ta giải phương trình x2-Sx+P = 0

- Điều kiện để có u và v là S2 – 4P >0

- Nếu a+b+c=o thì pt có hai nghiệm là x1=1: x2=$\dfrac{c}{a}$

- Nếu a–b+c=0 thì pt có hai nghiệm là x1=-1: x2=-$\dfrac{c}{a}$

 

2. Bài tập

Giáo viên đưa bảng phụ có vẽ đồ thị của hàm số $y=\dfrac{1}{4}{{x}^{2}}$ và $y=-\dfrac{1}{4}{{x}^{2}}$  trên cùng một hệ trục toạ độ

a. Tìm hoành độ của điểm M và M’

 

 

b. Xác định toạ độ điẻm N và N’. Ước lượng tung độ của điểm N và N’

Nêu cách tính công thức?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 55/ SGK

 

 

 

 

 

 

 

Cho pt

x2 – x – 2 = 0

a) Giải phương trình

b) giáo viên đưa đồ thị lên bảng phụ cho học sinh quan sát.

c) Chứng tỏ hai nghiệm tìm được trong câu a là hoành độ giao điểm của hai đồ thị.

 

Lần lượt hai học sinh lên bảng thực hiện mỗi học sinh làm một câu

 

 

 

 

 

Học sinh dưới lớp làm vào vở.

 

 

 

Học sinh đứng tại chỗ nhận xét bài làm của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một học sinh lên giải phương trình ở câu a

Có a – b + c = 0

Þ x1 = - 1 ;

x2 = - c/a = 2

 

Học sinh quan sát đồ thị. Và trả lời câu c.

Bài tập 54

a) Đồ thị của hàm số $y=\dfrac{1}{4}{{x}^{2}}$và

 $y=-\dfrac{1}{4}{{x}^{2}}$

Hoành độ của  M là - 4 của M’ là 4 vì khi thay y = 4 vào pt hàm số ta có

${\dfrac { 1 } { 4 }}$x2 = 4 Û  x1,2 = ±4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tính tung độ của N và N’

y = - $\dfrac{1}{4}$( - 4)2 = - 4

Vì N và N’ có tung độ bằng – 4 nên NN’//Ox

Bài 55-sgk

 

 

 

 

 

Với x = - 1 ta có y = (- 1)2 = - 1 + 2

Với x = 22 = 2 = 2

Suy ra x = - 1 và x = 2 thoả mãn pt của cả hai hàm số nên x1 = 1 và x2 = 2 là hai nghiệm của phương trình.

Hoạt động 3:  Tìm tòi, mở rộng

 

Mục tiêu:   - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

                   - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu kiến thức sẽ học trong buổi sau.

Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật  trình bày một phút, viết tích cực

Ôn lại cách giải các bài toán bằng cách lập phương trình.

-Giải phương trình đưa về phương trình bậc hai.

- Ôn tập lại hệ thống kiến thức chương 4 SGK tr61 + 62

- Xem  lại các bài tập đã chữa

- Làm hoàn thiện bài 56, 57, 61, 64, 65 SGK

Bài mới

- Ôn tập kiến thức chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập học kì 2.

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản