Ngày soạn: …………….
Ngày dạy: …………….
Tiết 59: KIỂM TRA CHƯƠNG IV
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đánh giá khả năng nhận thức các kiến thức của chương IV của Hs về: đồ thị hàm số y=ax2, phương trình bậc hai, định lí Viét.
- Đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức về: vẽ đồ thị hàm số y=ax2, giải phương trình bậc hai, vận dụng định lí Viét vào giải bài tập.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thành thạo, linh hoạt kiến thức đã học để làm bài tập.
3. Thái độ:
- HS tự giác, độc lập, nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập
II. Chuẩn bị :
- GV: Đề kiểm tra (Phô tô)
- HS: Ôn bài.
III. Tiến trình dạy học :
Ma trận kiểm tra
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng điểm |
|||
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
||
Đồ thị hs y=ax2 |
1 0,5 |
|
|
1 1,5 |
|
1 0,5 |
3 2,5 |
Giải pt bậc hai |
2 1 |
2 2 |
|
2 2 |
|
2 1,5 |
8 6,5 |
Định lí Viét |
1 0,5 |
|
|
|
|
1 0,5 |
2 1 |
Tổng điểm
|
4 2 |
2 2 |
|
3 3,5 |
|
4 2,5 |
13 10 |
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm khách quan:(2điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước kết quả đúng
Câu1: Hàm số $y=-\dfrac{1}{2}{{x}^{2}}$ là:
A. Luôn nghịch biến C. Giá trị của hàm số bao giờ cũng âm
B. Luôn đồng biến D. Nghịch biến khi x>0 và đồng biến khi x<0
Câu 2: Phương trình x2 - 5x - 6 = 0 có một nghiệm là:
A. x = 1 B. x = 5 C. x = 6 D. x = -6
Câu 3: Biệt thức ${{\Delta }^{'}}$ của phương trình 4x2 - 6x - 1= 0 là:
A. 5 B.13 C. 52 D. 20
Câu 4: Phương trình $\sqrt{5}{{x}^{2}}-5x-2=0$ có tổng hai nghiệm là:
A. $-\sqrt{5}$ B. $-\dfrac{2\sqrt{5}}{5}$ C. $\sqrt{5}$ D. $\dfrac{2}{\sqrt{5}}$
II. Bài tập tự luận:(8 điểm)
Bài 1: Cho hai hàm số y=x2 và y= x+2
a.Vẽ đồ thị các hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ
b.Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị đó
Bài 2 : Giải các phương trình sau :
a. 2x2- 5x +1 =0 b. -3x2+15 = 0 c. 3x2- 4$\sqrt{6}$x-4 =0
Bài 3: Cho phương trình ${{x}^{2}}-2\left( m\text{ }+3 \right)x\text{ }+\text{ }{{m}^{2}}+3\text{ }=0$
a.Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm x=2
b.Với giá trị nào của m thì phương trình có hai nghiệm phân biệt? Hai nghiệm này có thể trái dấu hay không? Vì sao?
c.Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm kép? Tìm nghiệm kép đó?
Phương án chấm
I. Phần trắc nghiệm khách quan:(2điểm)
Bài 1:(2 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
a. D b. C. c. B d. D
II. Bài tập tự luận:(8 điểm)
Bài 1(2đ): Cho hai hàm số y=x2 và y= x+2
a.Vẽ đồ thị các hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ
+Vẽ đồ thị hs y=ax2 được 1 đ
+ Vẽ đồ thị hs y = x+2 được 0,5 đ
b. Tìm y= -1 và y= 2 (0,25đ)
Tìm được x = 1 và x=4 => hai giao điểm có tọa độ là : (1 ;-1) và (4,2)
Bài 2(3đ) Mỗi câu đúng được 1 điểm
a.Phương trình có hai nghiệm: x1=$\dfrac{5+\sqrt{17}}{4}$và x2=$\dfrac{5-\sqrt{17}}{4}$
b.Phương trình có hai nghiệm: x1= $\sqrt{5}$ và x2= -$\sqrt{5}$
c.Phương trình có hai nghiệm: x1=$\dfrac{2\sqrt{6}+6}{3}$và x2=$\dfrac{2\sqrt{6}-6}{3}$
Bài 3: Cho phương trình x2-2(m +3)x + m2+3 =0
a.Thay x =2 vào pt có: m2- 4m -5 =0
Giải pt tìm được m1= -1, m2 = 5 (1đ)
b.Tính ${{\Delta }^{'}}$= 6m+6 (0,5đ)
Pt có hai nghiệm phân biệt khi ${{\Delta }^{'}}$>0 <=> 6m+6 >0 <=> m > -1 (0,5đ)
Vì a=1, c= m2 +3 => a.c = m2+3 >0
=> pt không thể có hai nghiệm trái dấu (0,5đ)
c.Pt có nghiệm kép khi ${{\Delta }^{'}}$= 0 <=> 6m +6 =0 <=> m= -1
Với m =-1thì pt có nghiệm kép x1= x2= m+3= -1+3 = 2 (0,5đ)
Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút)
- Nắm chắc kiến thức và các dạng bài tập của chương IV
- Xem lại các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu đã học ở lớp 8
- Xem trước bài : Phương trình quy về phương trình bậc hai