Giáo án đại số lớp 9 tiết 52: LUYỆN TẬP

Tiết 52: LUYỆN TẬP

 

I. Mục tiêu:

Qua bài này HS cần:

1. Kiến thức:

- Vận dụng khái niệm phương trình bậc hai một ẩn, xác định thành thạo các hệ số a, b, c, đặc biệt là a ¹ 0 để làm các bài tập theo yêu cầu

- Giải thạo các phương trình thuộc hai dạng đặc biệt khuyết b: ax2 + c = 0 và khuyết c: $a{{x}^{2}}+\text{ }bx\text{ }=\text{ }0$ .

2. Kĩ năng:

- Biết và hiểu cách biến đổi một số phương trình có dạng tổng quát ax2 + bx + c = 0 (a ¹ 0) để được một phương trình có vế trái là một bình phương, vế phải là hằng số.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc và hứng thú học tập.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

 II. Chuẩn bị:

- Gv : Phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2.Bài mới :

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1:   Khởi động – 8p

1/  Nêu định nghĩa pt bậc hai một ẩn số

  Trong các pt sau, pt nào là pt  bậc 2 một ẩn? Hãy chỉ rõ hệ số a, b, c của mỗi pt ấy

                   $\begin{array}{l}
a)\;{\rm{ }} - \sqrt 3 {x^2} - 5x - \sqrt 3  = 0\\
b)\;{x^2} - \left( {2 - \sqrt 5 } \right)x + 2{\left( {2 - \sqrt 5 } \right)^2} = 0\\
c)\;2{x^2} + 3y + 5 = 0\\
d){\rm{ }}2{x^2} =  - 1,5\\
e)\;1,5x - \sqrt {2,5}  = 0
\end{array}$

2,  Làm bài tập 12 SGK: Giải các phương trình sau

            b. $5{{x}^{2}}\text{ }20\text{ }=\text{ }0$ (${{x}_{1}}$ = 2; ${{x}_{2}}$= - 2 )

           d. 2x2 + $\sqrt{2}$x = 0 (${{x}_{1}}$= 0${{x}_{2}}$= - $\dfrac{\sqrt{2}}{2}$)

Giáo viên nhận xét cho điểm

Hoạt động 2:  Luyện tập – 28p

Mục tiêu: Vận dụng được lí thuyết bài cũ để làm bài tập.

Kĩ thuật sử dụng: Giao nhiệm vụ, động não, hoàn tất một nhiệm vụ, đặt câu hỏim hỏi và trả lời.

Cho học sinh làm bài tập 15 SBT

Giải phương trình

b. - $\sqrt{2}$x2 + 6x = 0

c. $3,4{{x}^{2}}+\text{ }8,2x\text{ }=\text{ }0$

 

 

Giải các phương trình

c. $1,2{{x}^{2}}\text{ }0,192\text{ }=\text{ }0$

d. $1172,5{{x}^{2}}+\text{ }42,18\text{ }=\text{ }0$

Lưu ý học sinh có thể giải cách khác

Chia cả 2 vế cho 1,2 ta có:

x2 - 0,16 = 0

(x – 0,4).(x + 0,4) = 0

$\Rightarrow $${{x}_{1}}$= 0,4;  ${{x}_{2}}$ = - 0,4

 

 

 

Bài 17:

Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm

 

 

 

 

 

 

 

Giải các phương trình sau bằng cách biến đổi chúng thành những phương trình mà vế trái là một bình phương, còn vế trái là một hằng số

a. ${{x}^{2}}\text{ }6x\text{ }+\text{ }5\text{ }=\text{ }0$

 d.$3{{x}^{2}}\text{ }6x\text{ }+\text{ }5\text{ }=\text{ }0$

 

 

 

 

 

Tổng hợp kết quả và cho điểm thi đua các nhóm

 

Học sinh làm bài vào vở hai học sinh lên bảng thực hiên

 

 

 

 

 

Học sinh làm bài vào vở một  học sinh lên bảng thực hiện

   Câu d một HS trả lời miệng cả lớp theo dõi  và ghi bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh hoạt động nhóm

Nửa lớp phía bàn GV làm câu a

 

 

Nửa lớp phía cửa vào làm câu d

 

 

Học sinh treo bài làm lên bảng và nhận xét bài làm của nhau

Dạng 1: Giải phương trình

Bài tập 15 b, c SBT

b. - $\sqrt{2}$x2 + 6x = 0

$\Rightarrow $${{x}_{1}}$= 0; ${{x}_{2}}$= 3$\sqrt{2}$

c. $3,4{{x}^{2}}+\text{ }8,2x\text{ }=\text{ }0$

$\Rightarrow $${{x}_{1}}$= 0; ${{x}_{2}}=-\dfrac{41}{17}$

Dạng 2: Giải phương trình

Bài tập 16 c, d SBT:

   Giải các phương trình

c. $1,2{{x}^{2}}\text{ }0,192\text{ }=\text{ }0$

$\Rightarrow $${{x}_{1}}$= 0,4;  ${{x}_{2}}$ = - 0,4

d. 1172,5x2 + 42,18 = 0

vì 1172,5x2 $\ge $ 0 với mọi x

$\Rightarrow $1,2x2 – 0,192 > 0

$\Rightarrow $vế trái không bằng vế phải với mọi giá trị của x $\Rightarrow $phương trình vô nghiệm

Bài tập 17 a, d SBT:

         Giải các phương trình

a. (2x - $\sqrt{2}$)2 – 8 = 0

$\Rightarrow $${{x}_{1}}$= ; $\frac{{3\sqrt 2 }}{2}$ = - $\frac{{\sqrt 2 }}{2}$

d. (2,1x – 1,2)2 – 0,25 = 0

$ \Rightarrow $ ${x_1}$ = $\frac{{17}}{{21}}$ ; ${x_2}$=$\frac{1}{3}$

Dạng 3: Giải phương trình

Bài tập 18 a,d SBT

  1. x2 – 6x + 5 = 0

$ \Leftrightarrow $  x2 – 6x + 9 – 4  = 0

$ \Leftrightarrow $ (x – 3)2  = 4

$ \Leftrightarrow $ ${x_1}$  = 5; ${x_2}$  = 1

d) 3x2 – 6x + 5 = 0

$ \Leftrightarrow $ x2 – 2x + $\frac{5}{3}$  = 0

$ \Leftrightarrow $ x2–2x=-$\frac{5}{3}$  cộng 2 vế với1

$ \Leftrightarrow $ x2 – 2x + 1 = 1 - $\frac{5}{3}$

$ \Leftrightarrow $ (x–1)2=-$\frac{5}{3}$  vế phải là số âm, vế trái là số không âm nên pt vô nghiệm

Hoạt động 3: Vận dụng -5p

Mục tiêu: Làm được bài toán trắc nghiệm củng cố kiến thức

PP: Vấn đáp, thuyết trình

Bài 1: Kết luận sai là:

D) Phương trình bậc hai một ẩn số

ax2 + bx + c = 0

phải luôn có điều kiện a ¹ 0

B) Phương trình bậc hai một ẩn khuyết c không thể vô  nghiệm.

C) Phương trình bậc hai mọt ẩn khuyết cả b và c luôn có nghiệm.

D) Phương trình bậc hai khuyết b không thể vô nghiệm .

Đáp án : D.

Kết luận này sai vì phương trình bậc hai khuyết b  có thể vô nghiệm.

Ví dụ 2x2 + 1 = 0

Bài 2: Phương trình 5x2 - 20 = 0 có tất cả các nghiệm là:

A. x = 2             B. = -2

C. x = ± 2 ;        D. x = ± 16

Đáp án : C.

 

Hoạt động 4:   Tìm tòi, mở rộng – 2p

Mục tiêu:   -HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

                   - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu kiến thức sẽ học trong buổi sau.

Kĩ thuật sử dụng: Viết tích cực

Giải các pt sau:

$\begin{array}{l}
a){(x + 2)^2} - 4(x + 5) = 0\\
b)(x + 1)(x - 2) + x - 3 = 0\\
c)3(x - 1)(x + 4) + 2x(x - 2) + 12 = 0
\end{array}$

- Làm bài tập 17 (a,b); 18 (b, c) SBT

.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản