Giáo án đại số lớp 9 tiết 50: LUYỆN TẬP

Ngày soạn: …………….                                                                                                                             

Ngày dạy: …………….      

 

Tiết 50: LUYỆN TẬP

 

I. Mục tiêu:

Qua bài này HS cần:

1. Kiến thức:

- Vận dụng kiến thức về đồ thị hàm số y = ax2  vào giải các bài toán tìm điểm thuộc đồ thị hàm số, tìm giao điểm của  đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai...

- Tính thành thạo giá trị của hàm số khi biết giá trị cho trước của biến số và ngược lại.

2. Kĩ năng:

- Nhận thức được toán học bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và nó phục vụ nhiều trên thực tế.

3. Thái độ:

- Chú ý lắng nghe, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

 II. Chuẩn bị:

- Gv : Phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2.Bài mới :

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1:  KHỞI ĐỘNG – 8p                            

Gv yêu cầu HS lên bảng làm bài tập sau:  

    a.Hãy nêu nhận xét đồ thị của hàm số y = ax2 (a ¹ 0).                  

    b.Làm bài tập 6 (a,, tr38, SGK.

                                                                                                                                            

x

-2

-1

0

1

2

y=x2

4

1

0

1

4

 

$f\left( -8 \right)\text{ }=64$                          $f\left( -1,3 \right)\text{ }=1,69$

  $f\left( -0,75 \right)\text{ }=\text{ }0,56205$             $f\left( 1,5 \right)\text{ }=2,25$

Gv nhận xét bài làm của HS và cho điểm.

 

 

 

 

Hoạt động 2,3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - LUYỆN TẬP – 32p

Mục tiêu: Vận dụng được lí thuyết bài cũ để làm các dạng bài tập có liên quan.

GV sử dụng PP dạy luyện tập: thông qua luyện tập để chốt kiến thức trong tâm và pp giải đặc trưng của các dạng bài tập cơ bản trong SGK nêu.

 

GV hướng dẫn HS làm bài 6(c,d).

  - Hãy lên bảng dùng đồ thị để ước lượng giá trị  (0,5)2 ; (–1,5)2 ; (2,5)2.

 

  - Dùng đồ thị để ước lượng các điểm trên trục hoành biểu diễn các số $\sqrt{3}$ ; $\sqrt{7}$

 ? Các số $\sqrt{3}$ ; $\sqrt{7}$ thuộc trục hoành cho ta biết gì ?

 ? Gía trị y tương ứng x = $\sqrt{3}$ là bao nhiêu?

GV yêu cầu HS dùng đồ thị xác định như trên.

  • Bài 7+8/tr 38, SGK.

(Đưa đề bài lên màn chiếu)

 a) Tìm hệ số a.

 b) Điểm A(4,4) có thuộc đồ thị không?

 c) Hãy tìm thêm hai điểm nữa không kể điểm O để vẽ đồ thị.

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài trong khoảng 5 phút và cự đại diện lên bảng trình bày

GV kiểm tra hướng dẫn và yêu cầu HS kiểm tra chéo nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bài Tập

(Đưa đề bài lên bảng phụ)

 Cho hai hàm số y = $\dfrac{1}{2}$x2  và y = –x + 4

 a) Vẽ đồ thị của các hàm số này trên cùng một mặt phẳng toạ độ.

 b) Tìm toạ độ các giao điểm của hai đồ thị đó.


  

? Có thể tìm toạ độ giao điểm của hai đồ thị trên mà không cần dựa trên đồ thị có được không?

HS: Hoành độ giao điểm của (d) và  (P) thỏa mãn PT         $\dfrac{1}{2}{{x}^{2}}=-x+4$

HS giải ra x = -4 và x = 2

 

HS thực hiện

   Kết quả :     (0,5)2 » 0,25

                     (–1,5)2 » 2,25

                        (2,5)2  » 6,25

 

 

HS: Cho ta biết : x = $\sqrt{3}$ ; x = $\sqrt{7}$

 

HS: y = ($\sqrt{3}$)2 = 3.

 

HS thực hiện

Bài 7

a) Vì M Î đồ thị của hàm số y = ax2

Nên ta có: 1 = a.22  Þ a = $\dfrac{1}{4}$

Vậy hàm số có dạng $y=\dfrac{1}{4}{{x}^{2}}$

b)

Thay x= 4 vào hàm số $y=\dfrac{1}{4}{{x}^{2}}$

Ta có $y=\dfrac{1}{4}{{.4}^{2}}=\dfrac{1}{4}.16=4$

Vậy điểm A(4; 4) thuộc đồ thị của hàm số

 

Bài 8: a) Vì đồ thị của hàm số y = axđi qua điểm (-2; 2) nên , ta có:

          a(-2)2 =2  $\Rightarrow $ a =$\dfrac{1}{2}$

Vậy dạng của hàm số y = $\dfrac{1}{2}$x2

b) Khi x = -3, ta có  y = $\dfrac{1}{2}$.(-3)= $\dfrac{9}{2}$

c) Khi y = 8, ta có  $\dfrac{1}{2}$x2 = 8

                            $\Rightarrow $ x = $\pm 4$

Hai điểm cần tìm là : M(4;8) và M'(-4;8)

 

 

 

HS làm bài theo nhóm và cự đại diện lên trình bày

 

 

 

 

HS làm bài

+ Vẽ đồ thị y = $\dfrac{1}{2}$x2 

x

-3

-2

-1

0

1

2

3

y = $\dfrac{1}{2}$x2

 

 

 

 

 

 

 

  Đồ thị của hàm số y = $\dfrac{1}{2}$x2 là một đường cong (P) có đỉnh là gốc toạ độ, nằm phía trên trục hoành ( vì a = $\dfrac{1}{2}$> 0) và nhận trục Oy làm trục đối xứng.

+ Vẽ đồ thị hàm số  y = –x + 4

   Đường thẳng y = –x + 4 đi qua hai điểm (0; 4) và (4; 0).

 

b) Toạ độ giao điểm của hai đồ thị là :

           A(2; 2)  và B (–4; 8)

 

Hoạt động 4,5 : TÌM TÒI MỞ RỘNG. – 4p

Mục tiêu:   - HS phát biểu được kiến thức quan trọng của bài học

                   - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

                   - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu kiến thức sẽ học trong buổi sau.

 

Kĩ thuật sử dụng: Viết tích cực

 

- Làm bài tập 8, 10 tr 38, 39 SGK, bài 9, 10, 11 tr 38 SBT.

- Đọc phần “Có thể em chưa biết” và liên hệ thực tiễn trong kiến trúc vòm và các cổng nhà làm theo kiểu Parabol.

- Xem trước bài 3 và ôn lại phương trình bậc nhất.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản