Giáo án đại số lớp 9 tiết 29: KIỂM TRA CHƯƠNG II

 

Ngày soạn:   

Ngày dạy:  ....................................................................

                       

                                                  Tiết 29: KIỂM TRA CHƯƠNG II

Hình thức kiểm tra: 20%TN- 80%TL

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức: Hs nhận biết được hs bậc nhất, biết tìm điều kiện để hs đồng biến, nghịch biến, biết tìm điều kiện để hai đt song song, cắt nhau; biết tính khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng; biết tính góc tạo bởi đường thẳng với gốc tọa độ

2. Kỹ năng:  HS có kĩ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, kỹ năng tính toán

3. Thái độ:    Kiểm tra thái độ nghiêm túc, tính trung thực, tự giác trong làm bài.

4. Năng lực cần hướng tới :

      + Năng lực tính toán và suy luận

      + Năng lực sáng tạo

      + Năng lực quan sát.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trung thực.

II. MA TRẬN

          Cấp độ

 

Chủ đề

Nhận biêt

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ Thấp

Cấp độ Cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Hàm số bậc nhất Định nghĩa – Tính chất.

Đồ thị hàm số

y = ax + b (a$\ne $0)

 

Tìm được điều kiện để hàm số là hàm số bậc nhất; hàm số đồng biến, nghịch biến

Biết vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất

y = ax + b ( a$\ne $0)

 

 

Số câu

Số điểm ; Tỉ lệ %

 

 

2

1,0

 

 

1

2,0

 

 

3

3,0 ; 30 %

Các vấn đề liên quan đến hàm số

y = ax + b .

Nhận biết được tung độ gốc của đường thẳng. Một điểm thuộc, không thuộc đường thẳng

 

Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị. Viết được ph/ trình đường thẳng hoặc xác định được hàm số y = ax + b khi biết hai điều kiện.

Các vấn đề tham số liên quan đến hàm số  y = ax + b ; khoảng cách, chu vi, diện tích, đồng qui, thẳng hàng…

 

Số câu

Số điểm ; Tỉ lệ %

2

1,0

 

 

 

 

2

2,0

 

1

1,0

5

40 ; 40%

Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau

 

Căn cứ vào các hệ số  xác định được vị trí tương đối của hai đường thẳng

 

Tìm được các giá trị tham số để hai đường thắng cắt nhau, song song, trùng nhau…

 

 

Số câu

Số điểm ; Tỉ lệ %

1

0,5

 

 

 

 

2

2,0

 

 

3

2,5 ; 25 %

Hệ số góc của đường thẳng

y = ax + b

 

 

Hiểu hệ số góc của đ/ thẳng

y = ax + b. Tính được góc tạo bởi đường thẳng với trục Ox (a>0)

 

 

 

Số câu

Số điểm  ; Tỉ lệ  %

 

 

1

0,5

 

 

 

 

 

1

0,5 ; 5 %

Tổng số câu

Tổng số điểm ; 

Tỉ lệ  % 

3

1,5

15 %

 

3

1,5

15 %

 

 

5

6,0

60 %

 

1

1,0

10 %

12

     10

100%

 

ĐỀ BÀI

 

I/ TRẮC NGHIỆM: ( 2điểm)     Chọn câu trả lời đúng:

Câu 1. Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất:

A. $\mathrm{y=}{{\mathrm{x}}^{\mathrm{2}}}\mathrm{-3x+2}$ B. $y=-2x+1$           C. $y=1$             D. $y=\sqrt{3x}+1$

Câu 2.  Với giá trị nào của m thì hàm số  $y = \sqrt {3 - m} .x + 5$ đồng biến:

            A. $m \ne 3$                     B.  $m \ge 3$                                C. $m \le 3$                                 D. $m < 3$

Câu 3. Đường thẳng y = x - 2 song song với đường thẳng nào sau đây:

      A. y = x - 2         B. y = x + 2                 C. y = - x                           D. y = - x + 2

Câu 4. Trong các hàm số bậc nhất sau, hàm nào là hàm nghịch biến:

            A. $y=1-3x$             B. $y=5x-1$              C. y = $\left( 2-\sqrt{3} \right)x\,-\,\sqrt{5}$      D. $y=-\sqrt{7}+\sqrt{2}x$

Câu 5.  Nếu điểm B(1 ;-2) thuộc đường thẳng y = x – b thì  b bằng:

            A. -3                           B. -1                                       C. 3                                         D. 1

Câu 6. Hệ số góc của đường thẳng: $y=-4x+9$ là:       A. 4           B. -4x               C. -4              D. 9

Câu 7. Cho hai đường thẳng: (d) : y = 2x + m – 2 và (d’) : y =  kx + 4 – m; (d) và (d’) trùng nhau nếu :

            A. k = 2 và m = 3     B. k = -1  và m = 3               C. k = -2 và m = 3                D. k = 2 và m = -3

 Câu 8. Góc tạo bởi đường thẳng $y=-x+1$ và trục Ox có số đo là:

            A. $^{{}}$450                      B. 300                                     C.  600                                    D. 1350.

II/ TỰ LUẬN: ( 8điểm)

Bài 1:  (3điểm)        Cho hàm số:  y = x + 2 (d)

  1. Vẽ đồ thị của hàm số trên mặt phẳng toạ độ Oxy.
  2. Gọi A; B là giao điểm của đồ thị với hai trục toạ độ. Xác định toạ độ của A; B và tính diện tích của tam giác AOB (đơn vị đo trên các trục toạ độ là xentimet).
  3. Tính góc tạo bởi đường thẳng với trục Ox .

Bài 2:   (4điểm)     Cho hàm số: y = (m+1)x + m -1 .   (d)     (m$\ne $-1; m là tham số).

  1. Xác đinh m để đồ thị hàm số đã cho đi qua điểm (7 ; 2).
  2. Xác định m để đồ thị cắt đường y = 3x – 4 tại điểm có hoành độ bằng 2
  3. Xác định m để đồ thị đồng qui với 2 đường d1 : y = 2x + 1 và  d2 : y = - x - 8

Bài 3:   (1điểm) Tìm m để 3 điểm A( 2; -1) , B(1;1) và C( 3; m+1) thẳng hàng

 

BIỂU ĐIỂM – ĐÁP ÁN

 

TRẮC NGHIỆM : Mỗi lựa chọn đúng  0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

D

B

A

C

C

A

D

TỰ LUẬN

Bài

Đáp án

Điểm

1

  a/ vẽ đồ thị  

 Điểm cắt Oy : A( 0;2) 

Điểm cắt Ox : B(-2;0)  

                                                           

                                                                             

                                                                        

b/ vì tam giác AOB vuông tại O

${{S}_{OAB}}\text{ }=\text{ }\dfrac{OA.OB}{2}\text{ }=\text{ }2$  (cm2)

c/ góc tạo bởi đường thẳng với Ox là góc ABO

  tanABO = $\dfrac{OA}{OB}=1$= tạn450

    góc ABO = 450

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0.5

0.5

 

0.5

 

0.5

2

a/ thay (7;2) vào công thức hàm số (d); 2 = (m +1)7 +m -1   

    Tìm được  m = $\dfrac{-1}{2}$

b/ Điểm có hoành độ = 2 trên đường y = 3x -4 thì tung độ y = 3.2 – 4 = 2

  d qua diểm (2;2) => 2 = ( m+1)2 + m – 1  => m = $\dfrac{1}{2}$

 

c/  Tìm được tọa độ giao điểm của d1 và d2 là   ( -3; -5)

 

   d đồng quy với d1,d2 => d qua điểm ( -3; -5) :    -5 = (m+1)(-3) + m – 1

 =>  m = $\dfrac{1}{2}$

0.5

0.5

 

0.5

 

0.5

 

1

 

 

1

3

Viết được công thức đường thẳng qua A, B là  y = -2x + 3

A,B,C thẳng hàng khi C thuộc đường thẳng AB ó   m+1 = -2.3 + 3  

=> $m\text{ }=\text{ }-4$

0.5

0.5

 

 

Hết giờ giáo viên thu bài

 

Giao việc về nhà

Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

- HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà.

Bài cũ

  • Xem lại kiến thức chương II

Bài mới

  • Xem trước bài 1 chương III: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
  • Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản