Giáo án đại số lớp 9 tiết 27: LUYỆN TẬP

Ngày soạn : ……………

 

Ngày dạy : …………….

 

Tiết 27:    LUYỆN TẬP

 

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1.Kiến thức

- Hs nhắc lại được kiến thức về hệ số góc của đường thẳng $y\text{ }=ax+b.$ v

- Vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập: Tính góc tạo bởi đường thẳng y =ax+b và trục Ox khi a >0 bằng công thức a = tanα;

- Tính được chu vi, diện tích trên mặt phẳng tọa độ.

2.Kỹ năng

- Tính được góc tạo bời đường thẳng y = ax+b bằng công thức, bằng máy tính và bảng số.

- Rèn kĩ năng trình bày cẩn thận, rõ ràng, chính xác.

3.Thái độ

- Nghiêm túc và hứng thú học tập

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự lập

II. Chuẩn bị:

- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. Phương tiện và đồ dùng dạy học

  • Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2. Nội dung

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

A – Khởi động -12p

- Kiểm tra bài cũ.

- Mục tiêu: HS trình bày lại được bài 28 đã cho về nhà, kết hợp việc được kiểm tra vở bài tập về nhà của GV.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, kiểm tra, đánh giá.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não.

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề.

Gọi 2HS lên bảng:

+ HS1: Nêu kết luận tổng quát về hệ số góc a và góc $\alpha $  của đường thẳng y = ax + b (a $\ne $0) với trục Ox

 

 

+ HS2:  Chữa bài tập trang 28 a SGK

 

 

 

 

 

Nhận xét cho điểm

 

 

2HS lên bảng trình bày

HS1: Như sgk/57

 

 

 

 

 

 

Cả lớp theo dõi  nêu ý kiên nhận xét bổ sung

Bài tập 28:

 

Giải

a) Cho x=0 thì y=3 ta được điểm A(0;3)

Cho y=0 thì x=$\dfrac{3}{2}$ta được điểm

B($\dfrac{3}{2}$;0) ta có đồ thị hàm số

           

 

B - Hoạt động luyện tập – 31 phút

- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học giải dược 2 dạng bài tập có liên quan: Xác định công thức hàm số, làm được bài tập tổng hợp.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

(Hoạt động cá nhân)

Yêu cầu HS làm bài tập 27 a

 

- NV1: Đồ thị hàm số qua điểm A(2;6) cho ta biết điều gì ?.

 

 

Cho HS làm bài 29 SGK

(Hoạt động cá nhân)

 

- NV1: Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5 khi đó toạ độ của điểm đó là gì?.

 

- NV2: Đồ thị hàm số song song với đường thẳng y=$\sqrt{3}$x và đi qua điểm B(1;$\sqrt{3}$+5) cho ta biết gì?

 

Nêu nhận xét đánh giá và chốt kiến thức cần nắm

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho HS làm bài 30 SGK

Treo bảng phụ ghi nội dung đề bài

(Hoạt động nhóm)

 

Yêu cầu HS lên bảng vẽ đồ thị

 

  NV1?. ? Hãy xác định tọa độ các điểm A; B; C

  ? Tính góc $\hat{A};\hat{B};\hat{C}$ như thế nào?.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 NV2?.  ? Em hãy cho biết cách tính chu vi của DABC ?

  ? Nêu cách tính cạnh của tam giác

 

 

 

 

 

 

  NV3?. ? Nêu cách tính diện tích DABC

Nhận xét yêu cầu HS lên bảng tính.

 

 

HS làm bài tập 27a

 

Trả lời: Cho ta biết x=2 và y= 6

 

HS lên bảng trình bày lời giải

 

 

 

HS khá lên trình bày, HS lớp thường làm theo định hướng của gv

 

 

 

Trả lời: Toạ độ điểm đó là B(1,5; 0)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs lên bảng vẽ đồ thị hàm số

* Hàm số y = -x + 2

x

0

2

y =-x + 2

2

0

=> Đường thẳng đi qua hai điểm có toạ độ (0 ;2) và (2 ;0) là đồ thị hàm số y = -x + 2

 

*Hàm số y = $\dfrac{1}{2}$x + 2

x

0

-4

y =$\dfrac{1}{2}$x + 2

2

0

=> Đường thẳng đi qua hai điểm có toạ độ (0 ;2) và (-4 ;0) là đồ thị hàm số y = $\dfrac{1}{2}$x + 2

 

 

 

Chu vi bằng AB + AC + BC

 

Trả lời: Ta dựa vào việc tính các tỷ số lượng giác

  Hs lên bảng tính

Trả lời

P DABC= AB + AC + BC

 

Trả lời:

S DABC=$\dfrac{1}{2}$AB.OC

HS lên bảng tính.

Bài tập 27a:

Giải

Đồ thị hàm số y=ax+3 đi qua điểm A(2; 6) ta có  x=2 và y= 6

Nên 6 = a.2+3 => a= 1,5

 Vậy hệ số góc a = 1,5

 

 

Bài tập 29:

Giải

Xác định hàm số y=ax+b (1) với

a) a=2; đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5 tức là nó cắt trục hoành tại điểm có tạo độ là B(1,5; 0). Thay a=2; x=1,5; y=0 vào (1) ta có:

0 =2.1,5+b => b= -3

Vậy đồ thị của hàm số là $y=2x-3$

b)  a=3 và đồ thị hàm số đi qua điểm A(2;2) ta có 2=3.2+b=>b=- 4

   Vậy đồ thị của hàm số là y=3x-4

c) Đồ thị hàm số song song với đường thẳng y=$\sqrt{3}$x nên a =$\sqrt{3}$ và đi qua điểm B(1; $\sqrt{3}$+5) nên ta có  $\sqrt{3}$+5 =  $\sqrt{3}$.1 +b => b= 5

Vậy đồ thị của hàm số là y=$\sqrt{3}$x+5

Bài tập 30:

Đồ thị hàm số

b) A(-4; 0); B(2; 0) ; C(0; 2)

 

ta có tanA=$\dfrac{OC}{OA}=\dfrac{2}{4}=0,5$

=> Â=270

         tanB =$\dfrac{OC}{OB}=\dfrac{2}{2}=1$

=> $\hat{B}$=450

=>$\hat{C}$=1800-$\hat{B}$-Â

        = 1800 - 450- 270 = 1080

c) P DABC = AB + AC + BC Trong đó AB = OA + OB

= 2+4=6

AC =$\sqrt{O{{A}^{2}}+O{{C}^{2}}}=2\sqrt{5}$

BC =$\sqrt{O{{B}^{2}}+O{{C}^{2}}}=2\sqrt{2}$

P DABC= 6+$2\sqrt{2}$+ $2\sqrt{5}$(cm)

S DABC=$\dfrac{1}{2}$AB.OC= $\dfrac{1}{2}$.6.2

=6 (cm2)

C- Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1p)

- Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

  - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề.

+ Qua bài học chúng ta đã biết cách tính góc của một đường thẳng tạo với trục Ox

+ Nhớ lại cách tính chu vi,diện tích của một tam giác.

+ Chuẩn bị ôn tập chương

Làm các bài tập 31 SGK, các bài tập SBT.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản