Giáo án đại số lớp 9 tiết 18: NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ

Ngày soạn : ……………

 

Ngày dạy : …………….

Chương II :  HÀM SỐ BẬC NHẤT

Tiết 18:    NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1. Kiến thức

- Phát biểu được các khái niệm liên quan đến hàm số. Cho được ví dụ về hàm số

- Vẽ được đồ thị của hàm số.

- Nhận biết được tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số.

2. Kỹ năng

  • Vẽ được chính xác đồ thị của hàm số.
  • Biết các cách cho một hàm số.
  • Tính được giá trị của hàm số tại điểm bất kì.

 3. Thái độ

- Nghiêm túc và hứng thú học tập.

- Yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự chủ, tự tin

II. Chuẩn bị:

- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. Phương tiện và đồ dùng dạy học

  • Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2. Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong bài).           

3. Bài mới :

A. Hoạt động Khởi động – 1 phút

 

GV : Lớp 7, các em đã biết về khái niệm hàm số, biết biểu diễn một điểm trên mặt phẳng tọa độ, biết vẽ đồ thị của hàm số y = ax. Ở lớp 9, ngoài việc ôn tập lại các kiến thức trên, ta còn bổ sung thêm các khái niệm về hàm số đồng biến, nghịch biến; các khái niệm về đường thẳng song song và xét kĩ về dạng hàm số y = ax + b (a ¹ 0).

 

 

 

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

 

Hoạt động của Gv

Hoạt động của Hs

Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Khái niệm hàm số ( 12 phút)

- Mục tiêu: HS phát biểu được có mấy cách cho một hàm số, lấy được ví dụ về hàm số. Xác định được giá trị của 1 hàm số tại điểm bất kì.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.

? Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi $x$ ?

 

 

 

 

 

 

? Khi đó đại lượng $x$ được gọi là gì ?

? Hàm số có thể được cho ở những dạng nào ? (có thể quan sát VD1 SGK tr42)

Gv giới thiệu ví dụ về hàm số

Gv cho một số bảng và hỏi

? Bảng này có phải là hàm số không? Vì sao?

 

? Hãy cho ví dụ (khác SGK) về hàm số được cho bằng công thức. 

- GV giới thiệu thêm về hàm số cho bằng công thức , hàm hằng.

? Khi viết  f(0) thì điều đó có ý  nghĩa như thế nào ?

? Tương tự f(1), f(2) … có nghĩa là gì ?

 

- Cho HS làm ?1

 

 HS có thể dùng MTBT.

Gv nhận xét

-Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi $x$ sao cho với mỗi giá trị của $x$, luôn xác định được chỉ mỗi một giá trị tương ứng của $y$ thì $y$ được gọi là hàm số của $x$

 

 

- Đại lượng $x$ được gọi là biến số .

- Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc công thức, đồ thị…

 

HS chú ý qua sát

 

Hs trả lời

 

 

 Hs lấy ví dụ

 

 

 

- f(0)  là giá trị của hàm số f tại giá trị $x$= 0.

  f(1)  là giá trị của hàm số f tại giá trị $x$=1.

 

  HS theo nhóm.

 

3 HS lên bảng trình bài.

Hs ghi bài

 

1) Khái niệm hàm số

a) Khái niệm : SGK tr42

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Ví dụ

Hàm số có thể cho bởi bảng

x

1

2

3

5

y

2

2

9

7

 

Hàm số có thể cho bằng công thức

$y=2x$ ;    $y\text{ }=2x+3$ ;    $y=\text{ }{{x}^{2}}+2x+\text{ }5$ ..

*Lưu ý: Nếu hàm số được cho bởi công thức$y\text{ }=\text{ }f(x)$ ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định.

- Khi y là hàm số của x ta có thể viết $y\text{ }=\text{ }f(x)$hoặc $y\text{ }=\text{ }g\left( x \right)$ …

- Khái niệm hàm hằng :   SGK tr43

?1   $y=f\left( x \right)=\text{ }\dfrac{1}{2}x+5$

$f\left( 0 \right)=5$ ;    f(1)=$\dfrac{11}{2}$;  $f\left( 2 \right)=6$ ;

 f(3)=$\dfrac{13}{2}$;$f\left( 2 \right)=4$;  $f\left( 10 \right)=0$

Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số  ( 11 phút)

- Mục tiêu: HS biểu diễn được các điểm trên mặt phẳng tọa độ, lập bảng giá trị và vẽ được đồ thị của hàm số y=2x trên mặt phẳng tọa độ.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, trực quan.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề.

- Cho HS làm ?2

 Treo bảng phụ có sẵn hệ toạ độ Oxy

  Lần lượt gọi HS lên bảng biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ. 

A$\left( \dfrac{1}{3};6 \right)$; B$\left( \dfrac{1}{2};4 \right)$; E$\left( 3;\dfrac{2}{3} \right)$

F$\left( 4;\dfrac{1}{2} \right)$; C(1; 2); D(2;1)

? Vẽ đồ thị của hàm số:

       y = 2x

 

 Tập hợp những điểm của đường thẳng vẽ được  chính là  đồ thị của hàm số

 $y$ = 2$x$.

 

 

 

 

Lần lượt HS lên bảng biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ. 

 

 

 

 

 

Hs cùng vẽ đồ thị hàm số y = 2x

-Với x = 1 ta có y = 2.

=> $M\left( 1;\text{ }2 \right)$

 

Đường thẳng OM chính là đồ thị hàm số $y\text{ }=\text{ }2x$

2) Đồ thị của hàm số 

-Biểu diễn các điểm trên mp tọa độ.

-Vẽ đồ thị HS: y = 2x

 

Hoạt động 3: Hàm số đồng biến, nghịch biến ( 12 phút)

- Mục tiêu: HS định nghĩa được một hàm số là đồng biến, nghịch biến khi nào? Lấy được ví dụ về hàm đồng biến, nghịch biến.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não.

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề.

 

-  Cho HS làm ?3

GV treo bảng phụ 2

?Qua bảng trên khi cho $x$ các giá trị tuỳ ý tăng lên thì các giá trị tương ứng của

$y$= 2$x$+1 như thế nào?

 Gv: Khi đó ta nói hàm số

 y = 2$x$+1 đồng biến trên R.

GV giới thiệu tương tự đối với hàm  số $y$= -2$x$+1 nghịch biến trên R.

GV : Giới thiệu tổng quát.

  Có thể cho HS ghi phần khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến theo cách 2.

 

  - HS làm vào bảng phụ

 

 

 

 - Hàm số y tăng.

 

 

 

 

 

 

 HS đọc tổng quát ở SGK.

3) Hàm số đồng biến, nghịch biến

 

  Với $x$1< $x$2  bất kì thuộc  R.

- Nếu $x$1< $x$2 mà f($x$1) < f($x$2)

Thì hàm số $y$=f($x$) đồng biến trên R.

- Nếu $x$1< $x$2 mà f($x$1) > f($x$2)

Thì hàm số $y$=f($x$) nghịch biến trên R.

C. Hoạt động luyện tập – củng cố - 7 phút

- Mục tiêu: HS tính được giá trị tương ứng của y theo x, biết được hs là đồng biến hay nghịch biến

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề.

 

Cho HS làm bài 2/ SGK/45

 

HS hoạt động nhóm 2 bàn / 1 nhóm.

 

Hàm số trên là hàm số đồng biến hay nghịch biến?

HS làm bài 2/45 vào SGK của mình bằng cách sử dụng bút chì để điền các giá trị tương ứng

Hàm số trên là nghịch biến vì khi x lần lượt nhận các giá trị tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số giảm đi

Bài 2/45

a/ SGK/45

 

 

b/ Khi x lần lượt nhận các giá trị tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số lại giảm đi. Vậy hàm số nghịch biến trên R

Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng 1 phút)

- Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

               - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề.

 

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà.

Học sinh ghi vào vở để thực hiện.

Bài cũ

  • Xem lại bài học, học thuộc khái niệm hàm số, cách cho một hàm số.
  • Làm bài tập 1,3 sgk trang 45, các bài trong SBT

Bài mới

  • Xem trước phần luyện tập.
Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản