Giáo án đại số lớp 9 tiết 14: CĂN BẬC BA

Ngày soạn : ……………..

 

Ngày dạy : ……………....

 

Tiết 14:    CĂN BẬC BA

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1. Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa căn bậc ba và kiểm tra được một số có là căn bậc ba của một số khác không.

 - Biết được một số tính chất của căn bậc ba.

- Xác định được căn bậc ba của một số.

2. Kỹ năng

- Tính được căn bậc ba của một số bằng máy tính bỏ túi

- Giải quyết được các bài toán tìm một số biết căn bậc ba và tìm căn bậc ba của 1 số.

3. Thái độ

- Nghiêm túc và hứng thú học tập

- Cẩn thận trong tính toán.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Giúp học sinh phát huy năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự lực

II. Chuẩn bị:

- Gv : Phấn mầu, máy tính bỏ túi, bảng phụ, thước thẳng, PHT

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc bài trước

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định :        (1 phút)                

2. A. Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ (7 phút)- PHT

Câu 1: Điền vào chỗ chấm (....) để đ­ược khẳng định đúng

a) Căn bậc hai của một số a ................. là số x sao cho ........

b) Với số a d­ương có đúng ......căn bậc hai là:……và ……

c) Số....có một căn bậc hai là chính số 0.

     d) Với a và b ³0 ta có $a<b\Leftrightarrow \sqrt{....}<\sqrt{....}$

                                         $\sqrt{a.b}=\sqrt{...}\,.\,\sqrt{...}$

     e)  Với a ³ 0, b > 0  ta có $\sqrt{\frac{a}{b}}=\frac{....}{....}$

Câu 2: Các khẳng định sau  đúng (Đ) hay sai (S), hãy sửa lại.

     a) Căn bậc hai của 121 là 11

     b) Mọi số tự nhiên đều có căn bậc hai.

     c) Căn bậc hai số học của 81 là 9 và -9

Đáp án: a) không âm / ${{x}^{2}}=a$ / b) 2 / $\sqrt{a}$ / $-\sqrt{a}$        c) 0

d) $\sqrt{a}<\sqrt{b}$ ; $\sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}$ ; e) $\sqrt{\frac{a}{b}}=\frac{\sqrt{a}}{\sqrt{b}}$

a: Sai  (11 và -11)    b) Đúng          c) Sai (9)

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

B - Hoạt động hình thành kiến thức – 28 phút

* Mục tiêu: - Nắm được định nghĩa căn bậc ba và một số tính chất.

- Hs nêu được các tính chất của căn bậc ba, bước đầu vận dụng kiến thức làm các ví dụ minh họa.

Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, trực quan.

* Giao nhiệm vụ:

+ HĐ cá nhân:

NV1: Thể tích của hình lập phương cạnh a được tính như thế nào?

NV2: Gọi a là độ dài cạnh của thùng cần tính thì ta có điều gì?

NV3: Số nào mà lập phương lên bằng 64?

NV4:Vậy cần phải chọn cạnh của thùng là bao nhiêu dm?

      Qua bài toán trên GV giới thiệu định nghĩa của căn bậc ba sau đó cho HS nhắc lại định nghĩa căn bậc ba

 

 

+ HĐ cặp đôi: Cho học sinh tìm căn bậc ba của 8;

của –125

 

 

+ GV:   Giới thiệu tính chất, kí hiệu, của căn bậc ba và chú ý về căn bậc ba

+ HĐ cá nhân: Cho HS làm bài ?1. GV giải mẫu một câu sau đó yêu cầu HS làm tương tự.

   GV nhận xét và sửa sai.

GV: Quan sát ?1 em có nhận xét gì về căn bậc ba của số dương, căn bậc ba của số âm, căn bậc ba của số 0?

 

 

HS đứng tại chỗ đọc yêu cầu của bài toán

Thể tích của hình lập phương cạnh a bằng a3

 

Ta có a3 = 64

 

 

Số 4

 

Chọn cạnh của thùng là 4dm

 

 

 

HS nhắc lại định nghĩa của căn bậc ba.

 

Căn bậc ba của 8 là 2, của

–125 là –5

HS nghe GV giới thiệu

 

 

 

HS làm bài ?1 vào vở theo yêu cầu của GV và trả lời miệng kết quả.

 

HS nhận xét bài làm của bạn

 

HS nêu nhận xét của mình khi quan sát ?1.

1. Khái niệm căn bậc ba

Bài toán:  SGK/34

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Định nghĩa:  SGK/34

 

Ví dụ 1: Xem SGK/35

 

Chú ý: ${{\left( \sqrt[3]{a} \right)}^{3}}=\sqrt[3]{{{a}^{3}}}=a$

 

 

 

 

?1/35

a/ $\sqrt[3]{27}=\sqrt[3]{{{3}^{3}}}=3$

b/ $\sqrt[3]{-64}=\sqrt[3]{{{(-4)}^{3}}}=-4$

c/ $\sqrt[3]{0}=\sqrt[3]{{{0}^{3}}}=0$

d/ $\sqrt[3]{\dfrac{1}{125}}=\sqrt[3]{{{\left( \dfrac{1}{5} \right)}^{3}}}=\dfrac{1}{5}$

Nhận xét: Xem SGK/35

 * HĐ cá nhân:   GV giới thiệu lại bài tập đã chữa ở KT bài cũ

Với $a,b\ge 0$

$\begin{array}{l}
a < b \Leftrightarrow \sqrt {...}  < \sqrt {...} \\
{\rm{   }}\sqrt {a.b}  = \sqrt {...} {\rm{ }}{\rm{.}}\sqrt {...} 
\end{array}$

Với $a\ge 0;b\ge 0$ $\sqrt{\dfrac{a}{b}}=\dfrac{...}{...}$

Giới thiệu các tính chất của căn bậc ba ( bảng phụ )

    Cho HS lấy ví dụ minh họa cho các tính chất trên.

    Dựa vào các tính chất trên ta có thể so sánh, biến đổi, tính toán các biểu thức chứa căn bậc ba.

Gới thiệu ví dụ 2 và 3

+ HĐ cặp đôi: HS làm ?2 theo hai cách

 

Gọi hai HS lên bảng làm bài

Gọi HS nhận xét bài làm

Nhận xét và hướng dẫn cáhc trình bày bài làm.

 

 

Cả lớp theo dõi

 

 

 

 

 

 HS nghe GV giới thiệu.và ghi nhớ tính chất:

    HS lấy ví dụ minh họa cho tính chất.

 

 

 

 

HS nghe GV giới thiệu

 

 

HS làm bài vào vở theo hai cách

Hai HS lên bảng làm bài

HS nhận xét bài làm của bạn

2. Tính chất

 

 

 

 

 

 

$\begin{array}{l}
a/{\rm{ a  b}} \Leftrightarrow \sqrt[{\rm{3}}]{a} < \sqrt[{\rm{3}}]{b}\\
b/{\rm{ }}\sqrt[{\rm{3}}]{{ab}} = \sqrt[{\rm{3}}]{a}.\sqrt[{\rm{3}}]{b}
\end{array}$

c/ Với $b\ne 0$ ta có: $\sqrt[3]{\dfrac{a}{b}}=\dfrac{\sqrt[3]{a}}{\sqrt[3]{b}}$

 

 

Ví dụ 2:  SGK/35

Ví dụ 3:  SGK/36

?2/36

Cách 1: $\sqrt[3]{1728}:\sqrt[3]{64}$

$=\sqrt[3]{{{12}^{\text{3}}}}:\sqrt[3]{{{4}^{3}}}$=12:4=3

Cách 2: $\sqrt[3]{1728}:\sqrt[3]{64}$

$=\sqrt[3]{1728\text{:64}}=\sqrt[3]{27}=\sqrt[3]{{{3}^{3}}}=3$

C - Hoạt động luyện tập – Vận dụng – 7 phút

*Mục tiêu: HS biết tìm căn bậc 3 của một số và biết áp dụng tính chất căn bậc ba vào một số bài toán đơn giản

*Nhiệm vụ:  Làm BT 67, 69a

Bài 68: a) 8/  -9/ 0,4 / -0,6 / -0,2

Bài 69: a) Ta có  5= $\sqrt[3]{125}>\sqrt[3]{123}$

$\Rightarrow 5>\sqrt[3]{125}$

D- Hoạt động hướng dẫn về nhà – Tìm tòi, mở rộng – 2 phút

Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

- HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

    + Qua bài học chúng ta đã biết tính căn bậc ba của một số.

    + Các tính chất của căn bậc ba ,biết cách so sánh các căn bậc ba

    + Hoàn thành các BT SGK; 88,89,90,92/SBT

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản