Giải đề thi học kì 1 Q. Nam Từ Liêm năm 2018-2019

HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1 (2 điểm)

1. Rút gọn biểu thức

$a)\,\sqrt{12}+3\sqrt{48}-5\sqrt{75}=2\sqrt{3}+12\sqrt{3}-25\sqrt{3}=-11\sqrt{3}$

$\begin{array}{l}
b){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 5\sqrt {\frac{1}{5}}  - \dfrac{8}{{1 + \sqrt 5 }} + \dfrac{{\sqrt {20}  - 5}}{{2 - \sqrt 5 }} = \dfrac{{5\sqrt 5 }}{5} - \dfrac{{8\left( {1 - \sqrt 5 } \right)}}{{\left( {1 - \sqrt 5 } \right)\left( {1 + \sqrt 5 } \right)}} + \dfrac{{2\sqrt 5  - 5}}{{2 - \sqrt 5 }}\\
 = \sqrt 5  - \dfrac{{8\left( {1 - \sqrt 5 } \right)}}{{ - 4}} + \dfrac{{\sqrt 5 \left( {2 - \sqrt 5 } \right)}}{{2 - \sqrt 5 }} = \sqrt 5  + 2\left( {1 - \sqrt 5 } \right) + \sqrt 5 \\
{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu}  = 2\sqrt 5  + 2 - 2\sqrt 5  = 2
\end{array}$

2. Giải phương trình:

$a){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \sqrt {9{x^2}}  = 6 \Leftrightarrow 3\left| x \right| = 6 \Leftrightarrow \left| x \right| = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 2\\
x =  - 2
\end{array} \right.$

Vậy $x\in \left\{ -2;2 \right\}$

$b)\sqrt {4x - 20}  + \sqrt {x - 5}  - \frac{1}{3}\sqrt {9x - 45}  = 4{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} $ ĐK: $x \ge 5$

$\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow 2\sqrt {x - 5}  + \sqrt {x - 5}  - \sqrt {x - 5}  = 4 \Leftrightarrow 2\sqrt {x - 5}  = 4\\
 \Leftrightarrow \sqrt {x - 5}  = 2 \Leftrightarrow x - 5 = 4 \Leftrightarrow x = 9\left( {TM} \right)
\end{array}$

Vậy$x=9$ .

Bài II (2 điểm).

a) Rút gọn: ĐK: $x\ge 0;x\ne 1$

$\begin{array}{l}
B = \dfrac{1}{{\sqrt x  - 1}} + \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} + \dfrac{{2\sqrt x }}{{1 - x}}\\
B = \dfrac{1}{{\sqrt x  - 1}} + \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} - \dfrac{{2\sqrt x }}{{x - 1}}\\
B = \dfrac{1}{{\sqrt x  - 1}} + \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} - \dfrac{{2\sqrt x }}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 1} \right)}}
\end{array}$

$\begin{array}{l}
B = \dfrac{{\sqrt x  + 1 + \sqrt x \left( {\sqrt x  - 1} \right) - 2\sqrt x }}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 1} \right)}}\\
B = \dfrac{{x - 2\sqrt x  + 1}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 1} \right)}}
\end{array}$

$\begin{array}{l}
B = \dfrac{{{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)}^2}}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 1} \right)}}\\
B = \dfrac{{\sqrt x  - 1}}{{\sqrt x  + 1}}
\end{array}$

b) $P=A:B=\dfrac{\sqrt{x}-1}{x+3}$ . ĐK: $x\ge 0;x\ne 1$

$P<0\Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{x}-1}{x+3}<0$

Mà $x+3\ge 3>0$ $\forall x$ tm ĐKXĐ

$\begin{array}{l}
 \Rightarrow \sqrt x  - 1 < 0\\
 \Leftrightarrow \sqrt x  < 1\\
 \Leftrightarrow 0 \le x < 1
\end{array}$

Kết  hợp ĐKXĐ: $x\ge 0;x\ne 1$

$\Rightarrow 0\le x<1$

Vậy $P<0$ khi $0\le x<1$

c) $\dfrac{1}{P}=\dfrac{x+3}{\sqrt{x}-1}=\dfrac{x-1+1+3}{\sqrt{x}-1}=\sqrt{x}+1+\dfrac{4}{\sqrt{x}-1}=\sqrt{x}-1+\dfrac{4}{\sqrt{x}-1}+2$

Có: $x>1\Leftrightarrow \sqrt{x}-1>0\Leftrightarrow \dfrac{4}{\sqrt{x}-1}>0$

Áp dụng bất đẳng thức Cô Si với hai số $\sqrt{x}-1>0{{;}_{{}}}\dfrac{4}{\sqrt{x}-1}>0$ có:

$\begin{array}{l}
\sqrt x  - 1 + \dfrac{4}{{\sqrt x  - 1}} \ge 2.\sqrt {\left( {\sqrt x  - 1} \right).\dfrac{4}{{\sqrt x  - 1}}} \\
 \Leftrightarrow \sqrt x  - 1 + \dfrac{4}{{\sqrt x  - 1}} + 2 \ge 4 + 2\\
 \Leftrightarrow \dfrac{1}{P} \ge 6
\end{array}$

Dấu $''=''$ xảy ra

$\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow \sqrt x  - 1 = \dfrac{4}{{\sqrt x  - 1}} \Rightarrow {\left( {\sqrt x  - 1} \right)^2} = 4\\
 \Leftrightarrow \sqrt x  - 1 = {2_{}}\left( {d{o_{}}\sqrt x  - 1 > 0} \right) \Leftrightarrow \sqrt x  = 3 \Leftrightarrow x = 9\left( {TM} \right)
\end{array}$

Vậy GTNN của $\dfrac{1}{P}$ là $6$ khi $x=9$

Bài III (2 điểm).

1. $\left( {{d}_{1}} \right):y=-2x+3$ cho $x=0$ $y=3$ ⇒ $\left( {{d}_{1}} \right)$ đi qua $\left( 0;3 \right)$

                                    $y=0$⇒ $x=\dfrac{3}{2}$ ⇒ $\left( {{d}_{1}} \right)$ đi qua $\left( \dfrac{3}{2};0 \right)$

$\left( {{d}_{2}} \right):y=\dfrac{1}{2}x-2$  cho $x=0$ ⇒ $y=-2$ ⇒ $\left( {{d}_{2}} \right)$ đi qua $\left( 0;-2 \right)$

                                    $y=0$ ⇒ $x=4$ ⇒ $\left( {{d}_{2}} \right)$ đi qua $\left( 4;0 \right)$

2) Phương trình hoành độ giao điểm của $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$ là:

$-2x+3=0,5x-2$ $x=2$ $y=-1$

Vậy tọa độ điểm $C\left( 2;-1 \right)$

3) Tọa độ điểm $A\left( 0;3 \right)$; $B\left( 0;-2 \right)$

$\Rightarrow OA=3cm;OB=2cm;AB=OA+OB=5cm$

Kẻ $CH\bot AB$. Vì $C(2;-1)\Rightarrow CH=2cm$

${{S}_{ABC}}=\frac{1}{2}AB.CH$

Diện tích tam giác ABC là: $\frac{1}{2}\times 5\times 2=5~\left( c{{m}^{2}} \right)$

Bài IV (3,5 điểm).

a)

Do $\Delta MAB$ nội tiếp đường tròn$(O)$ có cạnh $AB$ là đường kính

$\Rightarrow \Delta MAB$ vuông tại $M$ $\Rightarrow \widehat{AMB}={{90}^{o}}$ hay $\widehat{EMF}={{90}^{o}}$

+) Xét nửa đường tròn $(O)$có: $E$ là trung điểm của $MA$ (gt)

$\Rightarrow OE\bot MA$ ( quan hệ vuông góc đường kính và dây)

$\Rightarrow \widehat{MEO}={{90}^{o}}$

+) Xét nửa đường tròn $(O)$ có: $F$  là trung điểm của $MB$(gt)

$\Rightarrow OF\bot MB$ ( quan hệ vuông góc đường kính và dây)

$\Rightarrow \widehat{MFO}={{90}^{o}}$

+) Xét tứ giác $\text{MEOF}$có: $\widehat{EMF}=\widehat{MEO}=\widehat{MFO}={{90}^{o}}\,\,(cmt)$

à Tứ giác $\text{MEOF}$ là hình chữ nhật (dhnb)

b) Xét  $\Delta ACO:$$OA=OM\Rightarrow \Delta OMA$ là tam giác cân tại  $O$

         $OC$ là đường trung tuyến

  $\Rightarrow $  OC là đường trung trực của MA $\Rightarrow CA=CM$

+) Xét $\Delta ACO\And \Delta MCO:$

$\begin{array}{l}
OM = OA\\
CM = CA.
\end{array}$

$OC:$là cạnh chung

 $\Rightarrow \Delta ACO=\Delta MCO\,(c.c.c)$

Suy ra được $\widehat{CAO}=\widehat{CMO}={{90}^{o}}\Rightarrow CA\bot AB$

Mà A$\in $ nửa (O;R)

Nên CA là tiếp tuyến của nửa (O:R) hay CA tiếp xúc với đường tròn (O;R)

+) Xét $\Delta AEO$ vuông tại E có $\widehat{EAO}={{30}^{o}}\Rightarrow \widehat{EOA}={{60}^{o}}$

+) $tan\widehat{AOC}=\dfrac{CA}{AO}\Rightarrow CA=AO.tan\widehat{AOC}=3\sqrt{3}\,\,(cm)$

+) Vì F là trung điểm của MB (gt), $OF\bot MB$ (cmt)

$\Rightarrow OD$ là đường trung trực của $MB\Rightarrow BD=MD(t/c)$

+) Chứng minh: $\widehat{EOF}={{90}^{o}}$ hay $\widehat{COD}={{90}^{o}}$

+) Xét $\Delta COD$ vuông tại O (cmt), đường cao OM có:

$\Rightarrow O{{M}^{2}}=CM.MD$ ( HTL trong tam giác vuông)

$\Rightarrow CM.MD={{R}^{2}}$,

 

 Mà $CM=CA;MD=BD$ (cmt) nên $CA.BD={{R}^{2}}$

+) Chứng minh: $\Delta BDO=\Delta MDO\,\,(c.c.c)\Rightarrow \widehat{DBO}=\widehat{DMO}$

Mà $\widehat{DMO}={{90}^{o}}\Rightarrow \widehat{DBO}={{90}^{o}}\Rightarrow DB\bot AB$

+) Ta có: $CA\bot AB,\,\,DB\bot AB\,\,(cmt)\,\,\Rightarrow AC//BD$

à Tứ giác $ACDB$ là hình thang $\Rightarrow {{S}_{ACDB}}=\dfrac{1}{2}\left( AC+BD \right).AB$

Áp dụng bđt Cô si, ta được:

$AC+BD\ge 2\sqrt{AC.BD}=2\sqrt{{{R}^{2}}}=2R$

$\Rightarrow {{S}_{ACDB}}=\dfrac{1}{2}\left( AC+BD \right).AB\ge \dfrac{1}{2}.2R.2R=2{{R}^{2}}$

Vậy ${{S}_{ACDB}}\ge 2{{R}^{2}}$

d)

$\Delta CEI$ và $\Delta BFI$ có CE//BF $\Rightarrow \dfrac{CI}{IB}=\dfrac{CE}{BF}$ ( hệ quả ĐL Ta lét) (1)

$\Delta COD$ có ME//OD $\Rightarrow \dfrac{CE}{EO}=\dfrac{CM}{MD}$ ( ĐL Ta lét) (2)

Mà EO = MF = BF $\Rightarrow \dfrac{CE}{BF}=\dfrac{CE}{EO}$ (3)

Từ (1) và (2), (3) $\Rightarrow \dfrac{CI}{IB}=\dfrac{CM}{MD}$

$\Rightarrow MI//BD$ ( ĐL Ta lét đảo) hay  MK // BD

$\Rightarrow MK\bot AB\,\,(do\,BD\bot AB)$

Xét $\Delta MKA$ vuông tại K: có $KE$ là  đường trung tuyến ứng với cạnh huyền $MA$

$\Rightarrow KE=ME=\dfrac{MA}{2}$

Chứng minh tương tự :  $KF=MF$

$\Rightarrow EF$ là đường trung trực của MK.

Bài V (0,5 điểm).

Cách 1:

$\begin{array}{l}
2M = 2\sqrt 3 xy + 2{y^2}\\
2M = {x^2} + 2\sqrt 3 xy + 3{y^2} - {x^2} - {y^2}\\
2M = {\left( {x + \sqrt 3 y} \right)^2} - 1 \ge  - 1\\
M \ge \frac{{ - 1}}{2}
\end{array}$

Vậy GTNN $M =  - \frac{1}{2}$ dấu bằng xẩy ra khi $\left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
x =  - \frac{{\sqrt 3 }}{2}\\
y = \frac{1}{2}
\end{array} \right.\\
\left\{ \begin{array}{l}
x = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\\
y =  - \frac{1}{2}
\end{array} \right.
\end{array} \right.$

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản