Giải-đề 7-trang 2

 

a

(1,5 điểm)

Ta có: $OA=OB=R\Rightarrow \Delta AOB$ cân tại $O$

Xét $(O)$ có $MA,MB$ là hai tiếp tuyến cắt nhau tại $M$

$\Rightarrow OM$ là phân giác của $\widehat{AOB}$ (tính chất hai tiếp cắt nhau)

$\Rightarrow OM$ vừa là phân giác vừa là đường cao của $\Delta AOB$

$\Rightarrow OM$ vuông góc với $AB$.

Ta có: $MA\bot OA$ tại $A$ ($MA$ là tiếp tuyến của $(O)$ tại $A$) $\Rightarrow \widehat{MAO}={{90}^{0}}$

Xét $\Delta MAO$ có $\widehat{MAO}={{90}^{0}},AH\bot OM$ tại $H$, ta có:

$OH.OM=O{{A}^{2}}$ (hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông)

Mà $OA=R=OH.OM={{R}^{2}}$.

b

(1,0 điểm)

Ta có: $\widehat{MAO}={{90}^{0}}$

$\Rightarrow \Delta MAO$ vuông tại $A$

$\Rightarrow M,A,O$ thuộc đường tròn đường kính $OM$ (1)

Xét $(O)$ có $I$ là trung điểm của dây $NP$

$\Rightarrow OI\bot NP$ tại $I$ (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây)

Hay $OI\bot MI$ tại $I$

$\Rightarrow \Delta MIO$ vuông tại $I$

$\Rightarrow M,I,O$ thuộc đường tròn đường kính $OM$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $M, A, I, O$ thuộc đường tròn đường kính $OM$ và tâm đường tròn đó là trung điểm của $OM$.

c

(1,0 điểm)

Xét $(O)$ có:

$CA=CN$ (Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau tại $C$)

$DN=DB$ (Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau tại $D$)

$MA=MB$ (Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau tại $M$)

Chu vi tam giác $MCD$ bằng:

$MC+CD+DM=MC+CN+DN+DM$

$=MC+CA+BD+DM$ $(CA=CN,DN=DB)$

$=MA+MB=MA+MA$ $(MA=MB)$

$=2MA=2.5=10(cm)$

d

(0,5 điểm)

${{S}_{MEF}}={{S}_{MEO}}+{{S}_{MFO}}=\dfrac{1}{2}R(ME+MF)$

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si cho các số dương ta có:

$ME=MA+AE\ge 2\sqrt{MA.AE}=2\sqrt{O{{A}^{2}}}=2R$

$MF=MB+BF\ge 2\sqrt{MB.BF}=2\sqrt{O{{B}^{2}}}=2R$

$\Rightarrow {{S}_{MEF}}=\dfrac{1}{2}R(ME+MF)\ge 2{{R}^{2}}$

Dấu $''=''$ xảy ra $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{MA = AE}\\
{MB = BF}
\end{array}} \right. $

$\Leftrightarrow \Delta OEM,\Delta OFM$ vuông cân tại $O$

$\Leftrightarrow \Delta OMB,\Delta OMA$ vuông cân tại $O\Leftrightarrow OM=R\sqrt{2}$

Vậy khi $OM=R\sqrt{2}$ thì diện tích tam giác $MEF$ nhỏ nhất.

Câu 4

 

 

Đặt $AH=x,CG=y$. Ta có:

${{S}_{ABCD}}={{S}_{EFGH}}+({{S}_{AHE}}+{{S}_{BEF}}+{{S}_{FCG}}+{{S}_{HDG}})=36$

$\Leftrightarrow {{S}_{EFGH}}=36-({{S}_{AHE}}+{{S}_{BEF}}+{{S}_{FCG}}+{{S}_{HDG}})=30-({{S}_{AHE}}+{{S}_{FCG}}+{{S}_{HDG}})$

Đặt $S={{S}_{AHE}}+{{S}_{CFG}}+{{S}_{DGH}}$

Tính trực tiếp ta có $S=\dfrac{1}{2}.x.2+\dfrac{1}{2}.y.3+\dfrac{1}{2}.(6-x).(6-y)$

                 $\Leftrightarrow 2S=2x+3y+(6-x)(6-y)\Leftrightarrow 2S=xy-4x-3y+36$ (1)

Ta chứng minh được $\Delta AEH\sim \Delta CGF$ (g-g) $\Rightarrow \dfrac{AE}{CG}=\dfrac{AH}{CF}\Rightarrow \dfrac{2}{y}=\dfrac{x}{3}\Rightarrow xy=6$ (2)

 

Thay (2) vào (1): $2S=42-\left( 4x+\dfrac{18}{x} \right)$

Áp dụng bất đẳng thức Cô si cho các số dương ta có:

$4x+\dfrac{18}{x}\ge 2\sqrt{4x.\dfrac{18}{x}}=12\sqrt{2}$

$\Rightarrow 2S=42-\left( 4x+\dfrac{18}{x} \right)\le 42-12\sqrt{2}$,

$\Leftrightarrow S\le 21-6\sqrt{2}\Leftrightarrow {{S}_{EFGH}}\ge 9+6\sqrt{2}$,

Dấu $''=''$ xảy ra khi $4x=\dfrac{18}{x}\Leftrightarrow {{x}^{2}}=\dfrac{9}{2}\Leftrightarrow x=\dfrac{3\sqrt{2}}{2}$

Vậy $AH=\dfrac{3\sqrt{2}}{2}$ thì hình thang $EFGH$ có diện tích nhỏ nhất.

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản