giải chi tiết đề 10 trang 2

Câu 33: Đáp án A

Dễ dàng tính được: $AB=AC=a.$ Gọi D là trung điểm của SA

$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
BD = DC = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\\
BD \bot SA;CD \bot SA.
\end{array} \right.$

$ \Rightarrow \left( {(SAB);(SAC)} \right) = \left( {BD;CD} \right) = \widehat {BDC.}$

$\cos \widehat {BDC} = \frac{{B{D^2} + D{C^2} - B{C^2}}}{{2.BD.DC}} = \frac{{{{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} - {{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}}}{{2.\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right).\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}} = \frac{{ - 1}}{3}.$

Câu 34: Đáp án A

Ta có:$P(t)=100.{{\left( 0,5 \right)}^{\dfrac{t}{5750}}}=65\Leftrightarrow {{\left( 0,5 \right)}^{\dfrac{t}{5750}}}=0,65$

$\Leftrightarrow \dfrac{t}{5750}={{\log }_{0,5}}0,65\Leftrightarrow t=5750.{{\log }_{0,5}}0,65\approx 3574$ năm.

Câu 35: Đáp án B

Ta có:

+ Số cách lập một số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5 là:

$5.5.4.3.2.1=5.5!$ (cách).

+ Chọn 2 chữ số 2 và 3 đứng cạnh nhau, có 2 cách thay đổi vị trí 2 chữ số này (23 và 32). Khi đó số cách lập một số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5 mà chữ số 2 và 3 đứng cạnh nhau là:

$2.\left( 4.4.3.2.1 \right)=8.4!$ (cách).

Vậy xác suất là: $\dfrac{8.4!}{5.5!}=\dfrac{8}{25}.$ (cách).

Câu 36: Đáp án A

Ta có: $2{{\log }_{4}}\left( 2{{x}^{2}}-x+2m-4{{m}^{2}} \right)+{{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( {{x}^{2}}+mx-2{{m}^{2}} \right)=0$

ĐKXĐ: $2{{x}^{2}}-x+2m-4{{m}^{2}}>0;{{x}^{2}}+mx-2{{m}^{2}}>0.$

$\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow {\log _2}\left( {2{x^2} - x + 2m - 4{m^2}} \right) = {\log _2}\left( {{x^2} + mx - 2{m^2}} \right)\\
 \Leftrightarrow 2{x^2} - x + 2m - 4{m^2} = {x^2} + mx - 2{m^2}
\end{array}$

$\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow {x^2} - \left( {m + 1} \right)x + 2m - 2{m^2} = 0\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_1} =  - m + 1\\
{x_2} = 2m
\end{array} \right.
\end{array}$

Để phương trình có 2 nghiệm phân biệt thỏa mãn $x_{1}^{2}+x_{2}^{2}>1$ thì:

$\left\{ \begin{array}{l}
 - m + 1 \ne 2m\\
{\left( { - m + 1} \right)^2} + {\left( {2m} \right)^2} > 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne \frac{1}{3}\\
5{m^2} - 2m > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m > \frac{2}{5}\\
m < 0
\end{array} \right.$ $\left( 1 \right)$

Mặt khác, từ điều kiện xác định của phương trình nên ta có:

$\left\{ \begin{array}{l}
x_1^2 + m{x_1} - 2{m^2} > 0\\
x_2^2 + m{x_2} - 2{m^2} > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\left( {1 - m} \right)^2} + m\left( {1 - m} \right) - 2{m^2} > 0\\
{\left( {2m} \right)^2} + m\left( {2m} \right) - 2{m^2} > 0
\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 2{m^2} - m + 1 > 0\\
2{m^2} > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 1 < m < \frac{1}{2}\\
m \ne 0
\end{array} \right.$ $\left( 2 \right)$

Từ $\left( 1 \right)$ và $\left( 2 \right)$ ta có: $\left[ \begin{array}{l}
 - 1 < m < 0\\
\frac{2}{5} < m < \frac{1}{2}
\end{array} \right..$

Câu 37: Đáp án C

Ta có:  $I=\int\limits_{0}^{\dfrac{\pi }{3}}{{{\cos }^{n}}x.\sin xdx=}\int\limits_{0}^{\dfrac{\pi }{3}}{-{{\cos }^{n}}xd(\cos x)=\left. \dfrac{-{{\cos }^{n+1}}x}{n+1} \right|_{0}^{\dfrac{\pi }{3}}=\dfrac{1-\dfrac{1}{{{2}^{n+1}}}}{n+1}.}$  

Mà $I=\dfrac{15}{64}\Leftrightarrow \dfrac{1-\dfrac{1}{{{2}^{n+1}}}}{n+1}=\dfrac{15}{64}\Leftrightarrow 49-{{2}^{5-n}}=15n.$

Thử các giá trị của $n$ từ $0$đến $5$ ta tìm được $n=3.$

Câu 38: Đáp án A

Ta có:$f(x) = {\ln ^2}x \Rightarrow f'(x) = 2\frac{{\ln x}}{x}.$

$ \Rightarrow I = \int\limits_1^e {f''(x)dx = \left. {f'(x)} \right|_1^e = } \left. {2\frac{{\ln x}}{x}} \right|_1^e = \frac{2}{e}.$

Câu 39: Đáp án A

Ta có: $v(t)=\int{a(t)dt=\dfrac{{{t}^{3}}}{3}+\dfrac{3{{t}^{2}}}{2}+C.}$

Tại $t=0\Rightarrow v=10$ nên $C=10.$

Do đó: $s=\int\limits_{0}^{10}{v(t)dt=\int\limits_{0}^{10}{\left( \dfrac{{{t}^{3}}}{3}+\dfrac{3{{t}^{2}}}{2}+10 \right)}}dt=\dfrac{4300}{3}(m).$

Câu 40: Đáp án B

Gọi $H$ là hình chiếu của $S$ trên $(ABC)$ nên:

 $\widehat{SAH}=\widehat{SBH}=\widehat{SCH}={{60}^{0}}\Rightarrow HA=HB=HC\left( =\dfrac{SH}{\tan {{60}^{0}}} \right).$

$\Rightarrow H$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$

$\Rightarrow H$là trung điểm của $BC.$

Ta có:

$AB=AC=a\sqrt{2};HA=\dfrac{BC}{2}=a\Rightarrow SH=HA.\tan {{60}^{0}}=a\sqrt{3}.$

Do đó thể tích hình chóp S.ABC là: $V={{S}_{\Delta ABC}}.\dfrac{SH}{3}=\dfrac{{{\left( a\sqrt{2} \right)}^{2}}}{2}.\dfrac{a\sqrt{3}}{3}=\dfrac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{3}$(đvtt).

Câu 41: Đáp án A

Chuẩn hóa $a=1\Rightarrow AB=\sqrt{3};BC=2.$ Giả sử $AA'=h.$

Gắn hệ trục tọa độ $Axyz$với $A$ là gốc tọa độ; tia $Ax$ trùng với tia $AB$; tia $Ay$ trùng với tia $AC$; tia $Az$ trùng với tia $AA'$. Khi đó:

$(ACC'A')\equiv (Ayz)$ có vectơ pháp tuyến $\overrightarrow{n}\left( 1;0;0 \right);B\left( \sqrt{3};0;0 \right);C'\left( 0;1;h \right)\Rightarrow \overrightarrow{BC'}\left( -\sqrt{3};1;h \right).$

 $\left( BC';(ACC'A') \right)={{30}^{0}}\Leftrightarrow \dfrac{\left| n.BC \right|}{\left| n \right|.\left| BC

\right|}=\sin {{30}^{0}}.$

$\Leftrightarrow \dfrac{\left| -\sqrt{3} \right|}{1.\sqrt{4+{{h}^{2}}}}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow h=2\sqrt{2}.$

Do đó:

 ${{V}_{ABC.A'B'C'}}={{S}_{\Delta ABC}}.AA'=\dfrac{AB.AC.AA'}{2}=\dfrac{\sqrt{3}.1.2\sqrt{2}}{2}=\sqrt{6}.$

 

Câu 42: Đáp án B

Do (P)//(Q) nên (P) có phương trình dạng: $x+2y-2z+c=0$ $\left( c\ne -1 \right)$.

Do $A\left( -1;2;-1 \right)$ cách đều (P) và (Q) nên:

${d_{\left( {A;(P)} \right)}} = {d_{\left( {A;(Q)} \right)}} \Leftrightarrow \frac{{\left| { - 1 + 2.2 - 2\left( { - 1} \right) + c} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} }} = \frac{{\left| { - 1 + 2.2 - 2\left( { - 1} \right) - 1} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} }}$

$ \Leftrightarrow \left| {5 + c} \right| = 4 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
c =  - 1(l)\\
c =  - 9(t/m)
\end{array} \right. \Rightarrow (P):x + 2y - 2z - 9 = 0.$

Câu 43: Đáp án D

${{d}_{1}}$ có vectơ chỉ phương $\overrightarrow{{{u}_{1}}}(2;2;-1);$${{d}_{2}}$ có vectơ chỉ phương $\overrightarrow{{{u}_{2}}}(3;2;-2).$

Giả sử $A\left( 4+2t;4+2t;-3-t \right)\in {{d}_{1}}$ và $B\left( 1+3s;-1+2s;2-2s \right)\in {{d}_{2}}$ với $AB\bot {{d}_{1}};AB\bot {{d}_{2}}.$

$\Rightarrow AB\equiv \Delta .$ Ta có:

$\left\{ \begin{array}{l}
\overrightarrow {AB}  \bot \overrightarrow {{u_1}}  \Leftrightarrow \left( {3s - 2t - 3} \right).2 + \left( {2s - 2t - 5} \right).2 + \left( { - 2s + t + 5} \right)\left( { - 1} \right) = 0\\
\overrightarrow {AB}  \bot \overrightarrow {{u_2}}  \Leftrightarrow \left( {3s - 2t - 3} \right).3 + \left( {2s - 2t - 5} \right).2 + \left( { - 2s + t + 5} \right)\left( { - 2} \right) = 0
\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
s = 1\\
t =  - 1
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
A\left( {2;2; - 2} \right)\\
B\left( {4;1;0} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {AB} \left( {2; - 1;2} \right).$

Vậy phương trình đường thẳng $\left( \Delta  \right)$ là: $\dfrac{x-4}{2}=\dfrac{y-1}{-1}=\dfrac{z}{2}.$

Câu 44: Đáp án C

Thể tích hộp là: ${{x}^{2}}h=500\Leftrightarrow h=\dfrac{500}{{{x}^{2}}}.$

Diện tích bìa để làm hộp là: $S={{x}^{2}}+4xh={{x}^{2}}+4x.\dfrac{500}{{{x}^{2}}}={{x}^{2}}+\dfrac{2000}{x}=f(x).$

$S\min \Rightarrow f'(x)=0\Leftrightarrow 2x-\dfrac{2000}{{{x}^{2}}}=0\Leftrightarrow 2{{x}^{3}}=2000\Leftrightarrow x=10.$

Câu 45: Đáp án B

Vì$x\in \left( -1;1 \right)\Rightarrow {{2}^{x}}\in \left( \dfrac{1}{2};2 \right).$

ĐKXĐ:${2^x} \ne m \Leftrightarrow m \notin \left( {\frac{1}{2};2} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m \le \frac{1}{2}\\
m \ge 2
\end{array} \right.$

Ta có: $y=f(x)=\dfrac{{{2}^{-x}}-2}{{{2}^{-x}}-m}\Rightarrow f'(x)=\dfrac{{{2}^{-x}}\ln 2\left( m-2 \right)}{{{\left( {{2}^{-x}}-m \right)}^{2}}}.$

Để hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng $\left( -1;1 \right)$ thì:

$f'(x)<0,\forall x\in \left( -1;1 \right)\Leftrightarrow m-2<0\Leftrightarrow m<2.$

Kết hợp với ĐKXĐ ta có: $m\le \dfrac{1}{2}.$

Câu 46: Đáp án B

+ $(C)$ đi qua các điểm $\left( 0;2 \right);\left( -2;0 \right);\left( 1;0 \right);\left( -1;4 \right)$ nên:

$\left\{ \begin{array}{l}
d = 2\\
 - 8a + 4b - 2c + d = 0\\
a + b + c + d = 0\\
 - a + b - c + d = 4
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 1\\
b = 0\\
c =  - 3\\
d = 2
\end{array} \right. \Rightarrow (C):y = {x^3} - 3x + 2.$

+ Diện tích hình phẳng giới hạn bởi $(C)$ và $\text{Ox}$ là: $\int\limits_{-2}^{1}{\left( {{x}^{3}}-3x+2 \right)dx}=\dfrac{27}{4}$(đvdt).

Câu 47: Đáp án A

Ta có:

$\begin{array}{l}
z = \frac{{{{\left( {1 + i} \right)}^{2013}} - 1}}{{\left( {1 + i} \right) - 1}} = \frac{{{{\left[ {{{\left( {1 + i} \right)}^2}} \right]}^{1006}}\left( {1 + i} \right) - 1}}{i} =  - \left[ {{{\left( {2i} \right)}^{1006}}\left( {1 + i} \right) - 1} \right]i\\
 \Leftrightarrow z =  - \left[ { - {2^{1006}}\left( {1 + i} \right) - 1} \right] =  - {2^{1006}} + \left( {{2^{1006}} + 1} \right)i.
\end{array}$

Câu 48: Đáp án B

Gọi $O$ là trung điểm của $AB.$

Do $\Delta SAB$ đều và vuông góc với mặt phẳng đáy nên suy ra:

$SO\bot \left( ABCD \right)\Rightarrow {{V}_{S.ABCD}}=\dfrac{SO.{{S}_{ABCD}}}{3}={{a}^{3}}.$

Mà $SO=\dfrac{a\sqrt{3}}{2}\Rightarrow {{S}_{ABCD}}=2{{a}^{2}}\sqrt{3}.$

Gọi $CH\bot AB=\left\{ H \right\}.$ Vì ${{S}_{ABCD}}=2{{a}^{2}}\sqrt{3}\Rightarrow CH=\dfrac{{{S}_{ABCD}}}{AB}=2a\sqrt{3}.$

Mặt khác, vì $CH\bot AB$ và $SO\bot CH$ (do $SO\bot (ABCD)$) nên $CH\bot (SAB).$

Mà $CD//(SAB).$ Do đó: ${{d}_{(SA;CD)}}={{d}_{\left( C;(SAB) \right)}}=CH=2a\sqrt{3}.$

Câu 49: Đáp án A

Gọi $E;F;G;H$ lần lượt là trung điểm của $IA;IB;IC;ID \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
EF = \frac{{AB}}{2} = 4\\
FG = {d_{(I;AB)}} = \frac{{AB}}{2} = 4
\end{array} \right..$

Do đó: $V=2\left( \frac{1}{3}\pi {{4}^{2}}.4-\frac{1}{3}\pi {{2}^{2}}.2 \right)+\pi {{2}^{2}}.4=\frac{160\pi }{3}$(đvtt).

Câu 50: Đáp án A

 Giả sử $\left( I;R \right)$ là đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
I \in \left( {ABC} \right)\\
IA = IB = IC = R.
\end{array} \right.$

Ta có: $\overrightarrow{AB}\left( -2;2;0 \right);\overrightarrow{AC}\left( -2;1;1 \right).$ Do đó:

$(ABC)$ có vectơ pháp tuyến $\left[ \overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC} \right]=\left( 2;-2;2 \right)//\overrightarrow{n}(1;-1;1).$

$\Rightarrow \left( ABC \right):x-y+z+1=0.$

Giả sử $I\left( t;s;s-t-1 \right)\in \left( ABC \right).$ Vì $IA=IB=IC$ nên:

$\left\{ \begin{array}{l}
I{A^2} = I{B^2}\\
I{A^2} = I{C^2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{(t - 1)^2} + {(s + 1)^2} + {(s - t)^2} = {(t + 1)^2} + {(s - 1)^2} + {(s - t)^2}\\
{(t - 1)^2} + {(s + 1)^2} + {(s - t)^2} = {(t + 1)^2} + {s^2} + {(s - t - 1)^2}
\end{array} \right.$

$\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 4t + 4s = 0\\
 - 6t + 4s = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow t = s = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
I\left( {0;0; - 1} \right)\\
R = IA = \sqrt 2 
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow (S):{x^2} + {y^2} + {(z + 1)^2} = 2.
\end{array}$

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản