Đề 3: Đề thi học kì 1 Q. Nam Từ Liêm năm 2018-2019

UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM                       ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                  NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                      Môn thi: Toán 9

                                                                          Ngày thi: 07 tháng 12 năm 2018

                                                                               Thời gian làm bài: 90 phút

Bài I (2 điểm).

            1. Rút gọn biểu thức:

            a) $\sqrt {12}  + 3\sqrt {48}  - 5\sqrt {75} $                       b) $5\sqrt {\dfrac{1}{5}}  - \dfrac{8}{{1 + \sqrt 5 }} + \dfrac{{\sqrt {20}  - 5}}{{2 - \sqrt 5 }}$ 

            2. Giải các phương trình sau:

            a) $\sqrt {9{x^2}}  = 6$                                                      b) $\sqrt {4x - 20}  + \sqrt {x - 5}  - \dfrac{1}{3}\sqrt {9x - 45}  = 4$

 

Bài II (2 điểm).

Cho hai biểu thức: $A = \dfrac{{x + 3}}{{\sqrt x  + 1}}$  và $B = \dfrac{1}{{\sqrt x  - 1}} + \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} + \dfrac{{2\sqrt x }}{{1 - x}}$ với  $x \ge 0;x \ne 1$

1. Rút gọn biểu thức $B$  

2. Cho biểu thức $P = B:A$ . Tìm giá trị của  $x$  để $P<0$ 

3. Tìm giá trị nhỏ nhất của $\dfrac{{\rm{1}}}{{\rm{P}}}$ với $x > 1$

 

Bài III (2 điểm).

Cho hàm số $y =  - 2x + 3$ có đồ thị là đường thẳng $\left( {{d_1}} \right)$ và hàm số $y = 0,5x - 2$  có đồ thị là đường thẳng $\left( {{d_2}} \right)$ .

1. Vẽ đường thẳng $\left( {{d_1}} \right)$ và $\left( {{d_2}} \right)$  trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

2. Tìm tọa độ giao điểm  $C$ của hai đường thẳng $\left( {{d_1}} \right)$ và $\left( {{d_2}} \right)$  bằng phép toán.

3. Gọi $A,B$ theo thứ tự là giao điểm của đường thẳng $\left( {{d_1}} \right)$  và $\left( {{d_2}} \right)$ với trục $\left( {{d_2}} \right)$ . Tính diện tích tam giác ABC (đơn vị đo trên các trục tọa độ là cm ) . 

 

Bài IV (3,5 điểm). Cho điểm $\left( {{d_2}} \right)$  thuộc nửa đường tròn $\left( {O;R} \right)$ , đường kính $AB$ ( $M$ khác $A$ và  $B$). Gọi $E$ và $F$ lần lượt là trung điểm của $MA$ và $MB$ .

1) Chứng minh rằng: tứ giác $MEOF$ là hình chữ nhật.

2) Tiếp tuyến tại $M$ của nửa đường tròn $\left( {O;R} \right)$ cắt các đường thẳng $OE$  và $OF$  lần lượt tại $C$ và $D$ . Chứng minh: $CA$ tiếp xúc với nửa đường tròn $\left( {O;R} \right)$. Tính độ dài đoạn thẳng $CA$ khi $R=3$cm và $\widehat {MAO} = {30^o}$  

3) Chứng minh: $AC.BD = {R^2}$ và ${S_{ACDB}} \ge 2{R^2}$

4) Gọi $I$ là giao điểm của $BC$  và $EF$, $MI$ cắt $AB$ tại $K$. Chứng minh rằng: $EF$ là đường trung trực của $MK$ .

.

Bài V (0,5 điểm). Cho các số thực $x,y$  thỏa mãn ${x^2} + {y^2} = 1$ .

Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức $M = \sqrt 3 xy + {y^2}$. 

…………………..Hết………………..

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản