Đề 23: Đề thi thử THPTQG môn Toán năm 2018 Trường PT Năng Khiếu cơ sở 2, trường ĐH quốc gia TP.HCM, mã đề 291

Câu 1:  Cho $f\left( x \right)={{5}^{x}}$ thì $f\left( x+2 \right)-f\left( x \right)$ bằng.

A. $25$.                          B. $24$.                        C. $25f\left( x \right)$.            D. $24f\left( x \right)$.

Câu 2: Biết $F\left( x \right)$ là một nguyên hàm của $f\left( x \right)=\frac{1}{x+1}$ và $F\left( 0 \right)=2$ thì $F\left( 1 \right)$ bằng.

A. $\ln 2$.                    B. $2+\ln 2$.                C. $3$.                D. $4$.

Câu 3: Đồ thị hàm số $y=\frac{x-2}{{{x}^{2}}-4}$ có bao nhiêu tiệm cận.

A. $0$.                      B. $1$.                 C. $2$.                        D. $3$.

Câu 4: Tất cả các giá trị của tham số $m$ để hàm số $y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}+m$ cắt trục hoành tại $4$ điểm là

A. $-1\le m<0$.               B. $0\le m<1$.              C. $-1<m<0$.               D. $0<m<1$.

Câu 5: Cho số phức $z=1-2i$ thì số phức liên hợp $\overline{z}$ có

A. phần thực bằng $1$ và phần ảo bằng $-2$.                 B. phần thực bằng $-2$ và phần ảo bằng $1$.

C. phần thực bằng $1$ và phần ảo bằng $2$.                  D. phần thực bằng $2$ và phần ảo bằng $1$.

Câu 6: Cho ${{\log }_{5}}2=a$, ${{\log }_{5}}3=b$. Khi đó giá trị của ${{\log }_{5}}\frac{4\sqrt{2}}{\sqrt{15}}$ là

A. $\frac{5a-b-1}{2}$.          B. $\frac{5a-b+1}{2}$.              C. $\frac{5a+b-1}{2}$.             D. $\frac{5a+b+1}{2}$.

Câu 7: Giá trị của tham số thực $m$ để hàm số $y=m{{x}^{3}}-\left( {{m}^{2}}+1 \right){{x}^{2}}+2x-3$ đạt cực tiểu tại $x=1$ là

A. $m=0$.                B. $m=-1$.           C. $m=2$.               D. $m=\frac{3}{2}$.

Câu 8: Bảng biến thiên được cho dưới đây là của hàm số nào?

                                                          

A. $y={{x}^{4}}+{{x}^{2}}+1$.                           B. $y={{x}^{4}}-{{x}^{2}}+1$.          

C. $y=1-4{{x}^{2}}$.                               D. $y={{x}^{2}}-1$.

Câu 9: Cho hai hàm số liên tục $f$ và $g$ có nguyên hàm lần lượt là $F$ và $G$ trên đoạn $\left[ 1;2 \right]$. Biết rằng $F\left( 1 \right)=1$, $F\left( 2 \right)=4$, $G\left( 1 \right)=\frac{3}{2}$, $G\left( 2 \right)=2$ và $\int\limits_{1}^{2}{f\left( x \right)G\left( x \right)\text{d}x}=\frac{67}{12}$. Tính $\int\limits_{1}^{2}{F\left( x \right)g\left( x \right)\text{d}x}$

A. $\frac{11}{12}$.           B. $-\frac{145}{12}$.        C. $-\frac{11}{12}$.         D. $\frac{145}{12}$.

Câu 10: Cho đa thức $P\left( x \right)={{\left( x-2 \right)}^{2017}}+{{\left( 3-2x \right)}^{2018}}$$={{a}_{2018}}{{x}^{2018}}+{{a}_{2017}}{{x}^{2017}}+...+{{a}_{1}}x+{{a}_{0}}$. Khi đó $S={{a}_{2018}}+{{a}_{2017}}+...+{{a}_{1}}+{{a}_{0}}$ bằng

A. $0$.                            B. $1$.                          C. $2018$.                    D. $2017$.

Câu 11: Hệ số của ${{x}^{3}}$ trong khai triển ${{\left( x-\frac{2}{{{x}^{2}}} \right)}^{9}}$ là

A. $1$.                            B. $-18$.                       C. $144$.                      D. $-672$.

Câu 12: Viết thêm bốn số vào giữa hai số $160$ và $5$ để được một cấp số nhân. Tổng các số hạng của cấp số nhân đó là

A. $215$.                        B. $315$.                      C. $415$.                      D. $515$.

Câu 13: Hàm số $y=f\left( x \right)=\frac{-2}{-x+1}$ có tính chất

A. Đồng biến trên $\mathbb{R}$.                                       B. Nghịch biến trên $\mathbb{R}$.

C. Nghịch biến trên từng khoảng xác định.              D. Đồng biến trên từng khoảng xác định.

Câu 14: Người ta trồng $465$ cây trong một khu vườn hình tam giác như sau: Hàng thứ nhất có $1$ cây, hàng thứ hai có $2$ cây, hàng thứ ba có $3$ cây….Số hàng cây trong khu vườn là

A. $31$.                          B. $30$.                        C. $29$.                        D. $28$.

Câu 15: Tập nghiệm của bất phương trình ${{\left( \frac{1}{1+{{a}^{2}}} \right)}^{2x+1}}>1$ (với $a$ là tham số) là

A. $\left( -\infty ;\,0 \right)$.          B. $\left( -\infty ;\,-\frac{1}{2} \right)$.         C. $\left( 0;\,+\infty  \right)$.         D. $\left( -\frac{1}{2};\,+\infty  \right)$.

Câu 16: Nếu hàm số  liên tục trên $\mathbb{R}$ thì a+b bằng

A. $-1$.                           B. $0$.                          C. $1$.                          D. $2$.

Câu 17: Gọi $S$ là tập hợp các số tự nhiên có $6$ chữ số. Chọn ngẫu nhiên một số từ $S$, tính xác suất để các chữ số của số đó đôi một khác nhau và phải có mặt chữ số $0$ và $1$.

A. $\frac{7}{125}$.        B. $\frac{7}{150}$.        C. $\frac{189}{1250}$.            D. $\frac{7}{375}$.

Câu 18: Một sợi dây kim loại dài $60\text{cm}$ được cắt thành hai đoạn. Đoạn dây thứ nhất uốn thành hình vuông cạnh $a$, đoạn dây thứ hai uốn thành đường tròn đường kính $r$. Để tổng diện tích của hình vuông và hình tròn là nhỏ nhất thì tỉ số $\frac{a}{r}$ nào sau đây đúng?

A. $1$.                            B. $2$.                          C. $3$.                          D. $4$.

Câu 19: Cho khối nón đỉnh $S$ só độ dài đường sinh là $a$, góc giữa đường sinh và mặt đáy là $60{}^\circ $. Thể tích khối nón là

A. $V=\frac{3\pi {{a}^{3}}}{8}$.       B. $V=\frac{\pi {{a}^{3}}\sqrt{3}}{8}$.      C. $V=\frac{\pi {{a}^{3}}}{8}$.      D. $V=\frac{\pi {{a}^{3}}\sqrt{3}}{24}$.

Câu 20: Giả sử $M$ là giá trị lớn nhất và $m$ là giá trị nhỏ nhất của hàm số $y=\left( 2+\sqrt{3} \right)\sin x-\cos x$. Khi đó $M+m$ bằng

A. $3+\sqrt{3}$.             B. $0$.                 C. $1+\sqrt{3}$.           D. $1$.

Câu 21: Trong không gian cho hình chữ nhật $ABCD$ có $AB=a$ và $AD=2a$. Gọi $H$, $K$ lần lượt là trung điểm của $AD$ và $BC$. Quay hình chữ nhật đó quanh trục $HK$, ta được một hình trụ. Diện tích toàn phần của hình trụ là:

A. ${{S}_{tp}}=8\pi $.             B. ${{S}_{tp}}=8{{a}^{2}}\pi $.           C. ${{S}_{tp}}=4{{a}^{2}}\pi $.             D. ${{S}_{tp}}=4\pi $.

Câu 22: Số nghiệm nguyên của bất phương trình ${{\log }_{2}}\frac{5-12x}{12x-8}+{{\log }_{\frac{1}{2}}}x\le 0$ là:

A. $3$.                            B. $2$.                          C. $1$.                          D. $0$.

Câu 23: Kí hiệu ${{z}_{0}}$ là nghiệm phức của phương trình $4{{z}^{2}}-4z+3=0$ sao cho ${{z}_{0}}$ có phần ảo là số thực âm. Điểm $M$ biểu diễn số phức $w=-2{{z}_{0}}$ thuộc góc phần tư nào trên mặt phẳng phức?

A. Góc phần tư $\left( \text{I} \right)$.               B. Góc phần tư $\left( \text{II} \right)$.

C. Góc phần tư $\left( \text{III} \right)$.            D. Góc phần tư $\left( \text{IV} \right)$.

Câu 24: Cho hình chóp $S.ABCD$ có $ABCD$ là hình vuông cạnh $a$, $SA\bot \left( ABCD \right)$ và $SA=a\sqrt{2}$. Thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp là:

A. $\frac{\pi {{a}^{3}}}{6}$.            B. $\frac{\pi {{a}^{3}}}{3}$.        C. $4\pi {{a}^{3}}$.            D. $\frac{4\pi {{a}^{3}}}{3}$.

Câu 25: Cho lăng trụ đứng tam giác $ABC.{A}'{B}'{C}'$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông cân tại $B$ với $BA=BC=a$, biết ${A}'B$ hợp với mặt phẳng $\left( ABC \right)$ một góc $60{}^\circ $. Thể tích lăng trụ là:

A. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{2}$.         B. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4}$.          C. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{6}$.            D. ${{a}^{3}}\sqrt{3}$.

Câu 26: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt phẳng $\left( P \right):3x+4y+5z-8=0$ và đường thẳng $d:\left\{ \begin{array}{l}
x = 2 - 3t\\
y =  - 1 - 4t\\
z = 5 - 5t
\end{array} \right.$ . Góc giữa đường thẳng $d$ và mặt phẳng $\left( P \right)$ là

A. $30{}^\circ $.            B. $45{}^\circ $.          C. $60{}^\circ $.          D. $90{}^\circ $.

Câu 27: Tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để phương trình ${{4}^{x}}+\left( 4m-1 \right){{.2}^{x}}+3{{m}^{2}}-1=0$ có hai nghiệm thực ${{x}_{1}}$, ${{x}_{2}}$ thỏa mãn ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=3$ là

A. $m=\sqrt{3}$.          B. $m=-\sqrt{3}$.           C. $m=\pm \sqrt{3}$.        D. $m<-\frac{1}{\sqrt{3}}$.

Câu 28: Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$, biết $\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{f\left( \tan x \right)\text{d}x}=4$ và $\int\limits_{0}^{1}{\frac{{{x}^{2}}.f\left( x \right)}{{{x}^{2}}+1}\text{d}x}=2$. Tính $I=\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}$.

A. $0$.                            B. $1$.                          C. $2$.                          D. $6$.

Câu 29: Cho hình chóp tứ giác $S.ABCD$, đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a$, cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt đáy, góc giữa $SC$ và $\left( ABCD \right)$ bằng $45{}^\circ $. Thể tích khối chóp $S.ABCD$ là

A. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{6}$.          B. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{4}$.          C. ${{a}^{3}}\sqrt{2}$.          D. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}$.

Câu 30: Tập xác định của hàm số $y=\frac{1}{1-\ln x}$ là

A. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \text{e} \right\}$.      B. $D=\left( 0;\text{e} \right)$.           C. $D=\left( 0;+\infty  \right)$.           D. $D=\left( 0;+\infty  \right)\backslash \left\{ \text{e} \right\}$.

Câu 31: Cho hình chóp đều $S.ABC$ có thể tích bằng $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{24}$, mặt bên tạo với đáy một góc $60{}^\circ $.

Khi đó khoảng cách từ $A$ đến mặt phẳng$\left( SBC \right)$ bằng

A. $\frac{a\sqrt{3}}{2}$.             B. $\frac{a\sqrt{2}}{2}$.         C. $a\sqrt{3}$.                D. $\frac{3a}{4}$.

Câu 32: Cho hình thoi $ABCD$ tâm $O$ cạnh $a$ và $AC=a$. Từ trung điểm $H$ của $AB$, dựng $SH\bot \left( ABCD \right)$ với $SH=a$. Khoảng cách từ $A$ đến mặt phẳng $\left( SBC \right)$ bằng

A. $\frac{8a\sqrt{3}}{15}$.            B. $\frac{2a\sqrt{57}}{19}$.          C. $\frac{2a\sqrt{66}}{23}$.             D. $\frac{10a\sqrt{5}}{27}$.

Câu 33: Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường $y={{x}^{3}}$ và $y={{x}^{5}}$bằng

A. $0$.                   B. $4$.                 C. $\frac{1}{6}$.             D. $2$.

Câu 34: Tọa độ điểm $M$ thuộc đồ thị hàm số $y=\frac{3x+1}{x-1}$ cách đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số một khoảng bằng $1$ là

A. $\left( 0;-1 \right);\,\,\left( -2;7 \right)$.       B. $\left( -1;0 \right);\,\,\left( 2;7 \right)$.     C. $\left( 0;1 \right);\,\,\left( 2;-7 \right)$.       D. $\left( 0;-1 \right);\,\,\left( 2;7 \right)$.

Câu 35: Tìm giá trị thực của tham số $m$ để đường thẳng $y=\left( 2m-1 \right)x+m+3$ song song với đường thẳng đi qua các điểm cực trị của đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+1$

A. $m=-\frac{1}{2}$.         B. $m=\frac{1}{2}$.         C. $m=-\frac{3}{4}$.       D. $m=\frac{3}{4}$.

Câu 36: Cho đồ thị $\left( C \right):y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-9x+10$ và điểm $A\left( m;\,-10 \right)$. Gọi $S$ là tập tất cả các giá trị thực của $m$ để có đúng $2$ tiếp tuyến của $\left( C \right)$ qua $A$. Tổng giá trị tất cả các phần tử của $S$ bằng

A. $3$.                      B. $5$.                 C. $\frac{19}{4}$.            D. $\frac{5}{2}$.

Câu 37: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt cầu $\left( S \right)$ có tâm $I\left( 1;\,1;\,0 \right)$ và mặt phẳng $\left( P \right):x+y+z+1=0$. Biết $\left( P \right)$ cắt mặt cầu $\left( S \right)$ theo giao tuyến là một đường tròn có bán kính bằng $1$. Viết phương trình mặt cầu $\left( S \right)$.

A. ${{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=2$.              B. ${{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=4$.

C. ${{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=1$.              D. ${{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=3$.

Câu 38: Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ thỏa $\int\limits_{0}^{1}{f\left( 2x \right)\text{d}x}=2$ và $\int\limits_{0}^{2}{f\left( 6x \right)\text{d}x}=14$. Tính $\int\limits_{-2}^{2}{f\left( 5\left| x \right|+2 \right)\text{d}x}$.

A. $30$.                          B. $32$.                        C. $34$.                        D. $36$.

Câu 39: Trong 3 đường thẳng $\left( {{d}_{1}} \right):y=7x-9$, $\left( {{d}_{2}} \right):y=5x+29$, $\left( {{d}_{3}} \right):y=-5x-5$ có bao nhiêu đường thẳng là tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2x-4$.

A. 0                            B. 1                             C. 2                            D. 3

Câu 40: Cho $f\left( x \right)={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-6x+1$. Phương trình $\sqrt{f\left( f\left( x \right)+1 \right)+1}=f\left( x \right)+2$ có số nghiệm thực là

A. $4$.                B. $6$.                C. $7$.                    D. $9$.

Câu 41: Nếu $z$ là số phức thỏa $\left| \overline{z} \right|=\left| z+2i \right|$ thì giá trị nhỏ nhất của $\left| z-i \right|+\left| z-4 \right|$ là

A. $2$.              B. $\sqrt{3}$.               C. $4$.                          D. $5$.

Câu 42: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt phẳng $\left( P \right):2x+3y+z+1=0$ và điểm $A\left( 1;\,2;\,0 \right)$. Khoảng cách từ $A$ tới mặt phẳng $\left( P \right)$ bằng

A. $\frac{9}{14}$.           B. $\frac{3}{\sqrt{14}}$.          C. $\frac{9}{\sqrt{14}}$.                D. $\frac{3}{14}$.

Câu 43: Trong không gian $Oxyz$, cho đường thẳng $d:\frac{x+1}{2}=\frac{y-1}{1}=\frac{z-2}{3}$ và mặt phẳng $\left( P \right):x-y-z-1=0$. Phương trình đường thẳng $\Delta $ đi qua $A\left( 1;\,1;\,-2 \right)$, song song với mặt phẳng $\left( P \right)$ và vuông góc với đường thẳng $d$ là

A. $\Delta :\frac{x+1}{2}=\frac{y+1}{5}=\frac{z-2}{-3}$.                   B. $\Delta :\frac{x-1}{2}=\frac{y-1}{5}=\frac{z+2}{-3}$.

C. $\Delta :\frac{x+1}{-2}=\frac{y+1}{-5}=\frac{z-2}{3}$.                  D. $\Delta :\frac{x-1}{-2}=\frac{y-1}{-5}=\frac{z+2}{3}$.

Câu 44: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho đường thẳng  $\Delta :\left\{ \begin{array}{l}
x = 1 + 2t\\
y = 2 - t\\
z =  - 3
\end{array} \right.$ 
và đường thẳng  $\Delta ':\left\{ \begin{array}{l}
x = 3 + 2t'\\
y = 1 - t'\\
z =  - 3
\end{array} \right.$. 
Vị trí tương đối của $\Delta $ và ${\Delta }'$ là

A. $\Delta \ \text{//}\ {\Delta }'$.              B. $\Delta \ \equiv \ {\Delta }'$.            C. $\Delta $ cắt ${\Delta }'$.              D. $\Delta $ và ${\Delta }'$ chéo nhau.

Câu 45: Cho hàm số $f\left( x \right)$ có đạo hàm ${f}'\left( x \right)$ liên tục trên đoạn $\left[ 0;\,1 \right]$ thỏa $f\left( 1 \right)=0$, $\int\limits_{0}^{1}{{{\left( {f}'\left( x \right) \right)}^{2}}\text{dx}}=\frac{{{\pi }^{2}}}{8}$ và $\int\limits_{0}^{1}{\text{cos}\left( \frac{\pi }{2}x \right)f\left( x \right)\text{d}x}=\frac{1}{2}$. Tính $\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}$.

A. $\frac{\pi }{2}$.            B. $\pi $.            C. $\frac{1}{\pi }$.         D. $\frac{2}{\pi }$.

Câu 46: Trong hệ trục tọa độ $Oxyz$, điều kiện của $m$ để hai mặt phẳng $\left( P \right):2x+2y-z=0$ và $\left( Q \right):x+y+mz+1=0$ cắt nhau là

A. $m\ne -\frac{1}{2}$.        B. $m\ne \frac{1}{2}$.          C. $m\ne -1$.               D. $m=-\frac{1}{2}$.

Câu 47: Cho hàm số $y=f\left( x \right)$ có đạo hàm ${f}'\left( x \right)$ liên tục trên đoạn $\left[ 0;5 \right]$ và đồ thị hàm số $y={f}'\left( x \right)$ trên đoạn $\left[ 0;5 \right]$ được cho như hình bên.

Tìm mệnh đề đúng

A. $f\left( 0 \right)=f\left( 5 \right)<f\left( 3 \right)$.                    B. $f\left( 3 \right)<f\left( 0 \right)=f\left( 5 \right)$.

C. $f\left( 3 \right)<f\left( 0 \right)<f\left( 5 \right)$.                    D. $f\left( 3 \right)<f\left( 5 \right)<f\left( 0 \right)$.

Câu 48:Trong không gian với hệ tọa độ Oxy, cho hai điểm $A\left( 1;1;1 \right)$, $B\left( -1;-1;3 \right)$ và mặt phẳng $\left( P \right):x+2y+z-2=0$. Tọa độ điểm $M$ thuộc mặt phẳng $\left( P \right)$ sao cho $MA+MB$ nhỏ nhất là:

A. $M\left( 1;0;1 \right)$.            B. $M\left( 0;0;2 \right)$.          C. $M\left( 1;2;-3 \right)$.            D. $M\left( -1;2;-1 \right)$.

Câu 49: Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ thỏa điều kiện $f\left( x \right)+f\left( -x \right)=2\sin x$. Tính $\int\limits_{-\frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( x \right)\text{d}x}$

A. $-1$.                      B. $0$.                      C. $1$.                  D. $2$.

Câu 50: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho đường thẳng $\Delta :\frac{x-1}{1}=\frac{y-2}{-1}=\frac{z-1}{2}$ và mặt phẳng $\left( P \right):x+2y+z-5=0$. Tọa độ giao điểm $A$ của đường thẳng $\Delta $ và mặt phẳng $\left( P \right)$ là:

A. $\left( 3;0;-1 \right)$.            B. $\left( 0;3;1 \right)$.           C. $\left( 0;3;-1 \right)$.           D. $\left( -1;0;3 \right)$Do đó $A\left( 0;3;-1 \right)$.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản