Đề 21: Đề thi thử THPTQG môn Toán năm 2018 THPT Phan Đăng Lưu- Thừa Thiên Huế lần 1 , mã đề 132

Câu 1. Cho tứ diện $ABCD$ có tam giác $BCD$ đều cạnh $a$, $AB$ vuông góc với $mp\left( BCD \right)$,$AB=2a$. $M$ là trung điểm đoạn $AD$,gọi $\varphi $ là góc giữa $CM$ với $mp\left( BCD \right)$,khi đó:

A. $\tan \varphi =\frac{\sqrt{3}}{2}$.         B. $\tan \varphi  = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}$ .          C. $\tan \varphi =\frac{3\sqrt{2}}{2}$.         D. $\tan \varphi =\frac{\sqrt{6}}{3}$.

Câu 2. Hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thoi cạnh $a$, góc $BAC=60{}^\circ $,$SA$ vuông góc với $mp\left( ABCD \right)$ góc giữa hai mặt phẳng $\left( SBC \right)$ và $\left( ABCD \right)$ bằng $60{}^\circ $. Khoảng cách từ $A$ đến $mp\left( SBC \right)$ bằng:

A. $\frac{a\sqrt{2}}{3}$.                     B. $2a$.                   C. $\frac{3a}{4}$.                    D. $a$.

Câu 3. Tính gới hạn $L=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{1-x}{\sqrt{2-x}-1}$.

A. $L=-6$.                      B. $L=-4$.                    C. $L=2$.                     D. $L=-2$.

Câu 4. Cho hàm số $y=\ln x$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. Miền giá trị của hàm số là khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$.

B. Đồ thị hàm số không có đường tiệm cận đứng khi $x\to {{0}^{+}}$.

C. Hàm số có tập xác định là $\mathbb{R}$.

D. Hàm số đồng biến trong khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$

Câu 5. Thiết diện qua trục của một hình nón $\left( N \right)$ là một tam giác vuông cân, có cạnh góc vuông bằng $a$, diện tích toàn phần của hình nón $\left( N \right)$ bằng:

A. $\frac{\pi \sqrt{2}{{a}^{2}}}{2}$.        B. $\frac{\pi \left( 1+\sqrt{2} \right){{a}^{2}}}{2}$           C. $\frac{\pi \left( 1+\sqrt{3} \right){{a}^{2}}}{2}$.            D. $\frac{\pi {{a}^{2}}}{2}$.

Câu 6. Xen giữa số $3$ và số $768$ là $7$ số để được một cấp số nhân có ${{u}_{1}}=3$. Khi đó ${{u}_{5}}$ là: 

A. $72$.                          B. $-48$.                       C. $\pm 48$.                 D. $48$.

Câu 7. Số cạnh của hình $12$ mặt đều là:

A. $30$.                          B. $16$.                        C. $12$.                        D. $20$.

Câu 8. Biết rằng hệ số của ${{x}^{4}}$ trong khai triển nhị thức Newton ${{\left( 2-x \right)}^{n}}$, $\left( n\in {{\mathbb{N}}^{*}} \right)$ bằng $280$, tìm $n$ ?

A. $n=8$.                        B. $n=6$.                      C. $n=7$.                      D. $n=5$.

Câu 9. Trong tất cả các hình chóp tứ giác đều nội tiếp hình cầu có bán kính bằng $9$. Tính thể tích $V$của khối chóp có thể tích lớn nhất.

A. $576\sqrt{2}$.                B. $576$.                      C. $144\sqrt{2}$.             D. $144$.

Câu 10. Giải phương trình $3{{\sin }^{2}}x-2\cos x+2=0$.

A. $x=\frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z}$.                           B. $x=k\pi ,k\in \mathbb{Z}$.           

C. $x=k2\pi ,k\in \mathbb{Z}$.                                   D. $x=\frac{\pi }{2}+k2\pi ,k\in \mathbb{Z}$.

Câu 11. Cho hình nón $\left( N \right)$ có đường cao $SO=h$ và bán kính đáy bằng $R$, gọi $M$là điểm trên đoạn $SO$, đặt $OM=x$, $0<x<h$. $\left( C \right)$ là thiết diện của mặt phẳng $\left( P \right)$ vuông góc với trục $SO$ tại $M$, với hình nón $\left( N \right)$. Tìm $x$ để thể tích khối nón đỉnh $O$ đáy là $\left( C \right)$ lớn nhất.

A.$\frac{h}{2}$ .            B. $\frac{h\sqrt{2}}{2}$.                C. $\frac{h\sqrt{3}}{2}$.           D. $\frac{h}{3}$.

Câu 12.  Cho Hình nón $\left( N \right)$ có bán kính đáy bằng $3$ và diện tích xung quanh bằng $15\pi $. Tính thể tích $V$ của khối nón $\left( N \right)$ là:

A. $12\pi $.                     B. $20\pi $.                   C. $36\pi $.                   D. $60\pi $.

Câu 13: Cho bốn hàm số ${{f}_{1}}\left( x \right)=2{{x}^{3}}-3x+1$, ${{f}_{2}}\left( x \right)=\frac{3x+1}{x-2}$, ${{f}_{3}}\left( x \right)=\cos x+3$ và ${{f}_{4}}\left( x \right)={{\log }_{3}}x$. Hỏi có bao nhiêu hàm số liên tục trên tập $\mathbb{R}$?

A. $1$.                              B. $3$.                             C. $4$.                          D. $2$.

Câu 14: Cho hàm số $f\left( x \right)=\ln \left( {{x}^{2}}-5x \right)$. Tìm tập nghiệm $S$ của phương trình ${f}'\left( x \right)=0$.

A. $S=\varnothing $.                                              B. $S=\left\{ \frac{5}{2} \right\}$.

C. $S=\left\{ 0;\,\,5 \right\}$.                                 D. $S=\left( -\infty ;0 \right)\cup \left( 5;+\infty  \right)$.

Câu 15: Số hạng không chứa $x$ trong khai triển ${{\left( x-\frac{2}{{{x}^{2}}} \right)}^{6}}$ là:

A. $110$.                       B. $240$.                       C. $60$.                       D. $420$.

Câu 16: Cho $\left( H \right)$ là khối lăng trụ đứng tam giác đều có tất cả các cạnh đều bằng $a$. Thể tích của $\left( H \right)$ bằng:

A. $\frac{{{a}^{3}}}{2}$.            B. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{2}$.              C. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4}$.             D. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}$.

Câu 17. Từ các chữ số $1$, $2$, $3$, $4$, $5$, $6$ có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ có $6$ chữ số khác nhau và trong mỗi số đó tổng của ba chữ số đầu lớn hơn tổng của ba chữ số cuối một đơn vị

A. $32$.                          B. $72$.                        C. $36$.                        D. $24$.

Câu 18. Cho hàm số $y=f\left( x \right)=\frac{2x-1}{x+1}$. Trong các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?

A. Hàm số đồng biến trên tập xác định của nó.

B. Hàm số nghịch biến trên tập $\mathbb{R}$.

C. Hàm số đồng biến trên $\left( -\infty ;\,-1 \right)$ và $\left( -1;\,+\infty  \right)$.

D. Hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}\backslash \left\{ -1 \right\}$.

Câu 19. Phương trình $2\cos x-\sqrt{2}=0$ có tất cả các nghiệm là

A. $\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi \\
x =  - \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi 
\end{array} \right.,\,k \in Z$
.                                  B. $\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{4} + k2\pi \\
x =  - \frac{\pi }{4} + k2\pi 
\end{array} \right.,\,k \in Z$
.

C. $\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{4} + k2\pi \\
x = \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi 
\end{array} \right.,\,k \in Z$
.                                     D. $\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{{7\pi }}{4} + k2\pi \\
x =  - \frac{{7\pi }}{4} + k2\pi 
\end{array} \right.,\,k \in Z$
.

Câu 20. Khối chóp $O.ABC$ có $OB=OC=a$, $\widehat{AOB}=\widehat{AOC}=45{}^\circ $, $\widehat{BOC}=60{}^\circ $, $OA=a\sqrt{2}$. Khi đó thể tích khối tứ diện $O.ABC$ bằng:

A. $\frac{{{a}^{2}}}{12}$.              B. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{12}$.           C. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{12}$.           D. $\frac{{{a}^{3}}}{6}$.

Câu 21. Hình trụ bán kính đáy $r$. Gọi $O$ và  ${O}'$ là tâm của hai đường tròn đáy với $O{O}'=2r$. Một mặt cầu tiếp xúc với hai đáy của hình trụ tại $O$ và  ${O}'$. Gọi ${{V}_{C}}$ và ${{V}_{T}}$ lần lượt là thể tích của khối cầu và khối trụ. Khi đó $\left( -\pi ;\pi  \right)$ là

A. $\frac{1}{2}$               B. $\frac{3}{4}$.                C. $\frac{2}{3}$.          D. $\frac{3}{5}$.

Câu 22. Hàm số $f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + 1\,\,khi\,\,x \le 1\,\\
x + m\,\,khi\,\,x > 1\,
\end{array} \right.$ liên tục tại điểm ${{x}_{0}}=1$ khi $m$ nhận giá trị

A. $m=-2$.                      B. $m=2$.                     C. $m=-1$.                   D. $m=1$..

Câu 23. Một hộp chứa $20$ viên bi xanh và $15$ viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên $4$bi. Tính xác suất để $4$bi lấy được có đủ  hai màu.

A. $\frac{4610}{5236}$.              B. $\frac{4615}{5236}$.            C. $\frac{4651}{5236}$.          D. $\frac{4615}{5236}$.

Câu 24. Tìm tất cả các nghiệm của phương trình $\tan x+\sqrt{3}\cot x-\sqrt{3}-1=0$ là:

A. $\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\
x = \frac{\pi }{3} + k\pi 
\end{array} \right.,k \in Z$
.                                         B. $\left[ \begin{array}{l}
x =  - \frac{\pi }{4} + k\pi \\
x = \frac{\pi }{6} + k\pi 
\end{array} \right.,k \in Z$
.         

C. $\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{4} + k2\pi \\
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi 
\end{array} \right.,k \in Z$
.                                       D. $\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\
x = \frac{\pi }{6} + k\pi 
\end{array} \right.,k \in Z$
.

Câu 25: Có $14$ người gồm $8$ nam và $6$ nữ. Số cách chọn $6$ người trong đó có đúng $2$ nữ là

A. $1078$.                  B. $1414$.                 C. $1050$.                   D. $1386$.

Câu 26:  Hình trụ có bán kính đáy bằng $a$ và thiết diện qua trục là hình vuông, diện tích xung quanh hình trụ đó bằng

A. $\frac{\pi {{a}^{2}}}{2}$.              B. $\pi {{a}^{2}}$.         C. $3\pi {{a}^{2}}$.            D. $4\pi {{a}^{2}}$.

Câu 27: Cho phương trình $\left( m-1 \right)\log _{\frac{1}{3}}^{2}{{\left( x+1 \right)}^{2}}+4\left( m-5 \right){{\log }_{\frac{1}{3}}}\frac{1}{x+1}+4m-4=0\,\,\,\,\left( 1 \right)$. Hỏi có bao nhiêu giá trị $m$ nguyên âm để phương trình $\left( 1 \right)$ có nghiệm thực trong đoạn $\left[ -\frac{2}{3};\,2 \right]$?

A. $6$.                            B. $5$.                          C. $2$.                          D. $3$.

Câu 28: Cho hai hàm số $y={{e}^{x}}$ và $y=\ln x$. Xét các mệnh đề sau:

$\left( I \right)$. Đồ thị hai hàm số đối xứng qua đường thẳng $y=x$.

$\left( II \right)$. Tập xác định của hai hàm số trên là $\mathbb{R}$.

$\left( III \right)$. Đồ thị hai hàm số cắt nhau tại đúng một điểm.

$\left( IV \right)$. Hai hàm số đều đồng biến trên tập xác định của nó.

Có bao nhiêu mệnh đề sai trong các mệnh đề trên?

A. $2$.                            B. $3$.                          C. $1$.                          D. $4$.

Câu 29: Xét khối tứ diện $ABCD$ có cạnh $AB=x$, các cạnh còn lại đều bằng $2\sqrt{3}$. Tìm $x$ để thể tích khối tứ diện $ABCD$ đạt giá trị lớn nhất.

A. $x=\sqrt{6}$.             B. $x=\sqrt{14}$.         C. $x=3\sqrt{2}$.         D. $x=2\sqrt{3}$.

Câu 30: Cho hàm số $f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

                                                              

A. Hàm số có hai điểm cực trị.                             B. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng $3$.

C. Hàm số có một điểm cực trị.                            D. Hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng $0$.

Câu 31: Hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình vuông cạnh $a$, $SA$ vuông góc với mặt phẳng $\left( ABCD \right)$ và $SA=2a$. Diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABCD$ bằng:

A. $2\pi {{a}^{2}}$.            B. $\pi {{a}^{2}}$.            C. $3\pi {{a}^{2}}$.          D. $6\pi {{a}^{2}}$.

Câu 32: Nghiệm của phương trình: ${{\log }_{2}}\left( 3-2x \right)=3$ là:

A. $x=1$.          B. $x=-2$.               C. $x=-\frac{5}{2}$.              D. $x=-\frac{3}{2}$.

Câu 33: Phương trình $\sin x+\sqrt{3}\cos x=1$ có tập nghiệm là:

A. $\left\{ -\frac{\pi }{6}+k\pi ;-\frac{\pi }{2}+k\pi  \right\}$, với $k\in \mathbb{Z}$.                       B. $\left\{ -\frac{\pi }{6}+k2\pi ;\frac{\pi }{2}+k2\pi  \right\}$, với $k\in \mathbb{Z}$.

C. $\left\{ -\frac{\pi }{6}+k2\pi ;-\frac{\pi }{2}+k2\pi  \right\}$, với $k\in \mathbb{Z}$.                  D. $\left\{ \frac{7\pi }{6}+k2\pi ;\frac{\pi }{2}+k2\pi  \right\}$, với $k\in \mathbb{Z}$.

Câu 34: Cho phương trình ${{25}^{x}}-{{20.5}^{x-1}}+3=0$. Khi đặt $t={{5}^{x}}$, ta được phương trình nào sau đây?

A. ${{t}^{2}}-3=0$.       B. ${{t}^{2}}-4t+3=0$.         C. ${{t}^{2}}-20t+3=0$.      D. $t-20\frac{1}{t}+3=0$.

Câu 35: Số nghiệm của phương trình $\frac{\sin x\sin 2x+2\sin x{{\cos }^{2}}x+\sin x+\cos x}{\sin x+\cos x}=\sqrt{3}\cos 2x$ trong khoảng $\left( -\pi ;\pi  \right)$ là:

A. $2$.               B. $4$.                  C. $3$.            D. $5$.

Câu 36: Rút gọn biểu thức $P={{x}^{\frac{1}{3}}}.\sqrt[4]{x}$, với $x$ là số thực dương.

A. $P={{x}^{\frac{1}{12}}}$.             B. $P={{x}^{\frac{7}{12}}}$.          C. $P={{x}^{\frac{2}{3}}}$.                D. $P={{x}^{\frac{2}{7}}}$.

Câu 37. Cho hàm số $y=\frac{ax-b}{x-1}$ có đồ thị như hình vẽ bên dưới. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $a<0$; $b<0$.           B. $0<b<a$.           C. $b<0<a$.              D. $a<b<0$.

Câu 38. Tìm phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y=\frac{x+2}{x-1}$, biết tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng $y=\frac{1}{3}x-5$ và tiếp điểm có hoành độ dương.

A. $y=-3x+10$.       B. $y=-3x+2$.       C. $y=-3x+6$.        D. $y=-3x-2$.

Câu 39. Cho cấp số cộng $\left( {{u}_{n}} \right)$, biết ${{u}_{1}}=-5$, $d=2$. Số $81$ là số hạng thứ bao nhiêu?

A. $100$.                        B. $50$.                        C. $75$.                        D. $44$.

Câu 40.  Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA\bot \left( ABC \right)$, góc giữa $SB$ và $\left( ABC \right)$  là $60{}^\circ $, $\Delta ABC$ đều cạnh $a$. Thể tích khối chóp bằng

A. $a\sqrt{3}$.                B.  $\frac{{{a}^{3}}}{4}$.             C. $\frac{{{a}^{3}}}{2}$.                    D. ${{a}^{3}}$.

Câu 41: Một người cần đi từ khách sạn $A$ bên bờ biển đến hòn đảo $C$. Biết rằng khoảng cách từ đảo $C$ đến bờ biển là $10\,\text{km}$, khoảng cách từ khách sạn $A$ đến điểm $B$ trên bờ gần đảo $C$ nhất là $40\,\text{km}$. Người đó có thể đi đường thủy hoặc đi đường bộ rồi đi đường thủy (như hình vẽ bên). Biết kinh phí đi đường thủy là $5\,\,\text{USD/km}$, đi đường bộ là $3\,\,\text{USD/km}$. Hỏi người đó phải đi đường bộ một khoảng bao nhiêu để kinh phí nhỏ nhất? ($AB=40\,\text{km}$,$BC=10\,\text{km}$)

A. $10\,\text{km}$.             B. $\frac{65}{2}\,\text{km}$.            C. $40\,\text{km}$.              D. $\frac{15}{2}\,\text{km}$.

Câu 42: Gọi $x$, $y$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện ${{\log }_{9}}x={{\log }_{12}}y={{\log }_{16}}\left( x+y \right)$ và $\frac{x}{y}=\frac{-a+\sqrt{b}}{2}$ , với $a$, $b$ là hai số nguyên dương. Tính $P=a.b$.

A. $P=6$.                   B. $P=5$.                C. $P=8$.                  D. $P=4$.

Câu 43: Lăng trụ $ABC.{A}'{B}'{C}'$ có đáy là tam giác vuông cân tại $A$, $AB=a$, biết thể tích của lăng trụ $ABC.{A}'{B}'{C}'$ là $V=\frac{4{{a}^{3}}}{3}$ .Tính khoảng cách $h$ giữa $AB$ và ${B}'{C}'$.

A. $h=\frac{8a}{3}$.              B. $h=\frac{3a}{8}$.               C. $h=\frac{2a}{3}$.           D. $h=\frac{a}{3}$.

Câu 44: Cho hàm số $y=f\left( x \right)$ có đồ thị như hình vẽ bên. Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số $m$ để phương trình $f\left( x \right)={{\log }_{2}}m$ có đúng ba nghiệm thực phân biệt?

                         

A. $5$.                            B. $8$.                          C. $6$.                          D. $7$.

Câu 45: Gọi ${{x}_{1}}$, ${{x}_{2}}$ là hai nghiệm của phương trình ${{9}^{x+1}}-20.\,{{3}^{x}}+8=0$. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng ?

A. ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}={{\log }_{3}}\frac{8}{9}$.                        B. ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{20}{9}$.           

C. ${{x}_{1}}{{x}_{2}}={{\log }_{3}}\frac{8}{9}$.                             D. ${{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{8}{9}$.

Câu 46: Tính đạo hàm của hàm số $y={{\log }_{2}}\left( {{x}^{2}}+x+1 \right)$.

A. ${y}'=-\frac{2x+1}{\left( {{x}^{2}}+x+1 \right)\ln 2}$.                        B. ${y}'=\frac{2x+1}{\left( {{x}^{2}}+x+1 \right)\ln 2}$.                         

C. ${y}'=\frac{2x+2}{\left( {{x}^{2}}+x+1 \right)\ln 2}$.                          D. ${y}'=\frac{x+1}{\left( {{x}^{2}}+x+1 \right)\ln 2}$.

Câu 47: Gọi $A$, $B$ là hai điểm cực trị của đồ thị hàm số $f\left( x \right)=-{{x}^{3}}+3x-4$ và $M\left( {{x}_{0}}\,;\,0 \right)$ là điểm trên trục hoành sao cho tam giác $MAB$ có chu vi nhỏ nhất, đặt $T=4{{x}_{0}}+2015$. Trong các khẳng định dưới đây, khẳng định nào đúng ?

A. $T=2017$.                 B. $T=2019$.                C. $T=2016$.               D. $T=2018$.

Câu 48. Đồ thị hàm số $y=f\left( x \right)=\frac{3x+2}{-2x+1}$ có bao nhiêu đường tiệm cận ?

A. $1$.                            B. $0$.                          C. $3$.                          D. $2$.

Câu 49. Tìm giá trị lớn nhất $M$ của hàm số $y=f\left( x \right)={{x}^{5}}-5{{x}^{3}}-20x+2$ trên đoạn $\left[ -1;3 \right]$.

A. $M=26$.                    B. $M=46$.                  C. $M=-46$.                 D. $M=50$.

Câu 50. Cho hàm số bậc ba $y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d$ có đồ thị như hình vẽ.

                                                            

Dấu của $a$,$b$,$c$,$d$ là

A. $a<0$,$b<0$,$c<0$,$d<0$.                            B. $a<0$,$b<0$,$c>0$,$d<0$.           

C. $a<0$,$b>0$,$c<0$,$d<0$.                            D. $a>0$,$b>0$,$c>0$,$d<0$.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản