Đề 18: Đề thi thử THPTQG môn Toán năm 2018 THPT Lương Thế Vinh- Hà Nội lần 1, mã đề 101

Câu 1. Đồ thị hàm số $y=\sqrt{4{{x}^{2}}+4x+3}-\sqrt{4{{x}^{2}}+1}$ có bao nhiêu tiệm cận ngang?

A. $2$.                            B. $0$.                          C. $1$.                          D. $3$.

Câu 2. Cho lăng trụ tam giác $ABC.{A}'{B}'{C}'$ có đáy là tam giác đều cạnh $a$. Độ dài cạnh bên bằng $4a$. Mặt phẳng $\left( BC{C}'{B}' \right)$ vuông góc với đáy và $\widehat{{B}'BC}=30{}^\circ $. Thể tích khối chóp $A.C{C}'{B}'$ là:

A. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{2}$.          B. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{12}$.         C. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{18}$.            D. $\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{6}$.

Câu 3. Trong không gian $Oxyz$, cho mặt cầu $\left( S \right):{{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}+{{\left( z+2 \right)}^{2}}=4$ và mặt phẳng $\left( P \right):4x-3y-m=0$. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để mặt phẳng $\left( P \right)$ và mặt cầu $\left( S \right)$ có đúng $1$ điểm chung.

A. $m=1$.                                                             B. $m=-1$ hoặc $m=-21$.

C. $m=1$ hoặc $m=21$.                                      D. $m=-9$ hoặc $m=31$.

Câu 4. Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?

A. $\int{kf\left( x \right)}\text{d}x=\int{f\left( x \right)}\text{d}x$với $k\in \mathbb{R}$.   

B. $\int{\left[ f\left( x \right)+g\left( x \right) \right]}\text{d}x=\int{f\left( x \right)}\text{d}x+\int{g\left( x \right)}\text{d}x$ với $f\left( x \right)$; $g\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$.

C. $\int{{{x}^{\alpha }}}\text{d}x=\frac{1}{\alpha +1}{{x}^{\alpha +1}}$ với $\alpha \ne -1$.                                                                             

D. ${{\left( \int{f\left( x \right)}\text{d}x \right)}^{\prime }}=f\left( x \right)$.

Câu 5: Cho hình chóp $S.ABCD$có thể tích $V$. Gọi $M$, $N$ lần lượt là trung điểm của $SA$, $MC$. Thể tích của khối chóp $N.ABCD$ là

A. $\frac{V}{6}$.           B. $\frac{V}{4}$.         C. $\frac{V}{2}$.         D. $\frac{V}{3}$.

Câu  6: Tập nghiệm của bất phương trình ${{\log }_{\frac{1}{3}}}\left( x-1 \right)+{{\log }_{3}}\left( 11-2x \right)\ge 0$ là

A. $S=\left( 1;4 \right]$.           B. $S=\left( -\infty ;4 \right]$.            C. $S=\left( 3;\frac{11}{2} \right)$.             D. $S=\left( 1;4 \right)$.

Câu 7: Biết $\int\limits_{0}^{4}{x\ln \left( {{x}^{2}}+9 \right)\text{d}x}=a\ln 5+b\ln 3+c$, trong đó $a$, $b$, $c$ là các số nguyên. Giá trị của biểu thức $T=a+b+c$ là  

A. $T=10$.                     B. $T=9$.                     C. $T=8$.                     D. $T=11$.

Câu 8: Số điểm cực trị của hàm số $y={{\left( x-1 \right)}^{2017}}$ là  

A. $0$.                            B. $2017$.                    C. $1$.                          D. $2016$.

Câu 9. Trong không gian $Oxyz$, cho vectơ $\overrightarrow{a}$ biểu diễn của các vectơ đơn vị là $\overrightarrow{a}=2\overrightarrow{i}+\overrightarrow{k}-3\overrightarrow{j}$. Tọa độ của vectơ $\overrightarrow{a}$ là

A. $\left( 1;\,2;\,-3 \right)$.             B. $\left( 2;\,-3;\,1 \right)$.     C  . $\left( 2;\,1;\,-3 \right)$.              D. $\left( 1;\,-3;\,2 \right)$.

Câu 10. Hàm số nào trong bốn hàm số liệt kê ở dưới nghịch biến trên các khoảng xác định của nó?

A. $y={{\left( \frac{1}{3} \right)}^{-x}}$.                      B. $y={{\left( \frac{\text{e}}{2} \right)}^{-2x+1}}$.                         

C. $y={{\left( \frac{3}{\text{e}} \right)}^{x}}$.                         D. $y={{2017}^{x}}$.

Câu 11. Đường thẳng $y=x+1$ cắt đồ thị hàm số $y=\frac{x+3}{x-1}$ tại hai điểm phân biệt $A$, $B$. Tính độ dài đoạn thẳng $AB$.

A. $AB=\sqrt{34}$.        B. $AB=8$.                  C. $AB=6$.                  D. $AB=\sqrt{17}$.

Câu 12. Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y={{\text{e}}^{{{x}^{2}}+2x}}$.

A. $D=\mathbb{R}$.                B. $D=\left[ 0;2 \right]$.           C. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 0;2 \right\}$.              D. $D=\varnothing $.

Câu 13: Tìm tập nghiệm $S$ của phương trình ${{4}^{x+\frac{1}{2}}}-{{5.2}^{x}}+2=0$.

A. $S=\left\{ -1;\,1 \right\}$.         B. $S=\left\{ -1 \right\}$.          C. $S=\left\{ 1 \right\}$.               D. $S=\left( -1;\,1 \right)$.

Câu 14: Giải phương trình ${{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( x-1 \right)=-2$.

A. $x=2$.         B. $x=\frac{5}{2}$.            C. $x=\frac{3}{2}$.              D. $x=5$.

Câu 15: Trong không gian $Oxyz$, phương trình của mặt phẳng $\left( P \right)$ đi qua điểm $B\left( 2;\,1;\,-3 \right)$, đồng thời vuông góc với hai mặt phẳng $\left( Q \right):x+y+3z=0$, $\left( R \right):2x-y+z=0$ là

A. $4x+5y-3z+22=0$.                                          B. $4x-5y-3z-12=0$.

C. $2x+y-3z-14=0$.                                             D. $4x+5y-3z-22=0$.

Câu 16: Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào trong các hàm số dưới đây?

A. $y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+2$.                              B. $y={{x}^{3}}-3x+2$.       

C. $y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-2$.                                D. $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2$.

Câu 17. Giá trị lớn nhất của hàm số $y={{\left( x-2 \right)}^{2}}{{\text{e}}^{x}}$ trên $\left[ 1;3 \right]$ là

A. $\text{e}$.                    B. $0$.                          C. ${{\text{e}}^{3}}$.              D. ${{\text{e}}^{4}}$.

Câu 18. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $y=\frac{m}{3}{{x}^{3}}-\left( m+1 \right){{x}^{2}}+\left( m-2 \right)x-3m$ nghịch biến trên khoảng $\left( -\infty ;+\infty  \right)$.

A. $\frac{-1}{4}\le m<0$.                B. $m\le -\frac{1}{4}$.             C. $m<0$.                D. $m>0$.

Câu 19. Hình vẽ bên dưới có bao nhiêu mặt

A. $10$.                          B. $7$.                          C. $9$.                          D. $4$.

Câu 20. Tập nghiệm $S$ của bất phương trình ${{5}^{x+2}}<{{\left( \frac{1}{25} \right)}^{-x}}$ là

A. $S=\left( -\infty ;2 \right)$.           B. $S=\left( -\infty ;1 \right)$.        C. $S=\left( 1;+\infty  \right)$.         D. $S=\left( 2;+\infty  \right)$.

Câu 21.    Biết $f\left( x \right)$ là hàm liên tục trên $\mathbb{R}$ và $\int\limits_{0}^{9}{f\left( x \right)\text{d}x}=9$. Khi đó giá trị của $\int\limits_{1}^{4}{f\left( 3x-3 \right)\text{d}x}$ là

A. $27$.                          B. $3$.                          C. $24$.                        D. $0$.

Câu 22.    Cho hàm số $y=\frac{2x+1}{x-2}$ . Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A.Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x=2$.               

B. Hàm số có cực trị.   

C. Đồ thị hàm số đi qua điểm $A\left( 1;3 \right)$.                

D. Hàm số nghịch biến trên $\left( -\infty ;2 \right)\cup \left( 2;+\infty  \right)$.

Câu 23.    Hàm số $y={{x}^{3}}-3x$ nghịch biến trên khoảng nào?

A. $\left( -\infty ;-1 \right)$.            B. $\left( -\infty ;+\infty  \right)$.         C. $\left( -1;1 \right)$.                D. $\left( 0;+\infty  \right)$.

Câu 24.    Hàm số $y={{\log }_{2}}\left( {{x}^{2}}-2x \right)$ đồng biến trên

A. $\left( 1;+\infty  \right)$.         B. $\left( -\ infty ;0 \right)$.        C. $\left( -1;1 \right)$.             D. $\left( 0;+\infty  \right)$.

Câu 25: Cho hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+6x+5$. Tiếp tuyến của đồ thị hàm số có hệ số góc nhỏ nhất có phương trình là

A.$y=3x+9$.                   B.$y=3x+3$.                 C.$y=3x+12$.              D.$y=3x+6$.

Câu 26: Tam giác $ABC$ vuông cân đỉnh $A$ có cạnh huyền là 2. Quay tam giác $ABC$quanh trục $BC$ thì được khối tròn xoay có thể tích là

A.$\frac{2\sqrt{2}}{3}\pi $.            B.$\frac{4}{3}\pi $.               C.$\frac{2}{3}\pi $.                 D.$\frac{1}{3}\pi $.

Câu 27: Có bao nhiêu số thực $b$ thuộc khoảng $\left( \pi ;3\pi  \right)$ sao cho $\int\limits_{\pi }^{b}{4\cos 2xdx=1}$ ?

A.8.                                 B. 2.                              C. 4.                              D. 6.

Câu 28: Cho hình trụ có diện tích toàn phần là $4\pi $ và có thiết diện cắt bởi mặt phẳng qua trục là hình vuông. Tính thể tích khối trụ?

A.$\frac{\pi \sqrt{6}}{9}$.            B.$\frac{4\pi \sqrt{6}}{9}$.        C.$\frac{\pi \sqrt{6}}{12}$.                D.$\frac{4\pi }{9}$.

Câu 29: Tìm giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $y={{\left( {{x}^{2}}+m \right)}^{\sqrt{2}}}$ có tập xác định là $\mathbb{R}$.

A. mọi giá trị $m$.           B. $m\ne 0$.                 C. $m>0$.                    D. $m\ge 0$.

Câu 30: Hàm số nào trong bốn hàm số được liệt kê dưới đây không có cực trị?

A. $y=\frac{2x-1}{x+1}$.             B. $y={{x}^{4}}$.            C. $y=-{{x}^{3}}+x$.                D.$y=\left| x \right|$.

Câu 31: Một ô tô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc $v\left( t \right)=7t$ $\left( \text{m/s} \right)$. Đi được $5$$\left( \text{s} \right)$ người lái xe phát hiện chướng ngại vật và phanh gấp, ô tô tiếp tục chuyển động chậm dần đều với gia tốc $a=-35$ $\left( \text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}} \right)$. Tính quãng đường của ô tô đi được từ lúc bắt đầu chuyển bánh cho đến khi dừng hẳn?

A. $87.5$ mét.                B. $96.5$ mét.              C. $102.5$ mét.            D. $105$ mét.

Câu 32: Cho hàm số $y=f\left( x \right)=2018\ln \left( {{\text{e}}^{\frac{x}{2018}}}+\sqrt{\text{e}} \right)$. Tính giá trị biểu thức

$T={f}'\left( 1 \right)+{f}'\left( 2 \right)+...+{f}'\left( 2017 \right)$.

A. $T=\frac{2019}{2}$.            B. $T=1009$.               C. $T=\frac{2017}{2}$.           D. $T=1008$.                                                               

Câu 33. Hỏi có bao nhiêu cặp số nguyên dương $\left( a;\,b \right)$ để hàm số $y=\frac{2x-a}{4x-b}$ có đồ thị trên $\left( 1;\,+\infty  \right)$ như hình vẽ dưới đây?

 

                                                    

A. $1$.                            B. $4$.                          C. $2$.                          D. $3$.

Câu 34. Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ có cạnh đáy bằng $a$. Tam giác $SAB$ có diện tích bằng $2{{a}^{2}}$. Thể tích của khối nón có đỉnh $S$ và đường tròn đáy nội tiếp tứ giác $ABCD$.

A. $\frac{\pi {{a}^{3}}\sqrt{7}}{8}$.         B. $\frac{\pi {{a}^{3}}\sqrt{7}}{7}$         .  C. $\frac{\pi {{a}^{3}}\sqrt{7}}{4}$.       D. $\frac{\pi {{a}^{3}}\sqrt{15}}{24}$.

Câu 35. Cho $a$, $b$, $c$ $>1$. Biết rằng biểu thức $P=lo{{g}_{a}}\left( bc \right)+lo{{g}_{b}}\left( ac \right)+4lo{{g}_{c}}\left( ab \right)$ đạt giá trị nhất $m$ khi $lo{{g}_{b}}c=n$. Tính giá trị $m+n$.

A. $m+n=12$.                B. $m+n=\frac{25}{2}$.            C. $m+n=14$.            D. $m+n=10$.

Câu 36. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để phương trình ${{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-{{m}^{3}}+3{{m}^{2}}=0$ có ba nghiệm phân biệt.

A. $m=2$.           B. $m\in \left( -1;\,3 \right)$.            C. $m\in \left( -1;\,+\infty  \right)$.           D. $m\in \left( -1;\,3 \right)\backslash \left\{ 0,\,2 \right\}$.

Câu 37. Cho hàm số $y={{x}^{4}}-3{{x}^{2}}-2$. Tìm số thực dương $m$ để đường thẳng $y=m$ cắt đồ thị hàm số tại $2$ điểm phân biệt $A$, $B$ sao cho tam giác $OAB$ vuông tại $O$, trong đó $O$ là gốc tọa độ.

A. $m=2$.              B. $m=\frac{3}{2}$.           C. $m=3$.              D. $m=1$.

Câu 38. Số giá trị nguyên của $m$ để phương trình $\left( m+1 \right){{.16}^{x}}-2\left( 2m-3 \right){{.4}^{x}}+6m+5=0$ có $2$ nghiệm trái dấu là

A. $2$.                            B. $0$.                          C. $1$.                          D. $3$.

Câu 39. Cho hàm số $y=\frac{x-1}{2x-3}$. Gọi $I$ là giao điểm của hai tiệm cận của đồ thị hàm số. Khoảng cách từ $I$ đến tiếp tuyến của đồ thị hàm số đã cho đạt giá trị lớn nhất bằng

A. $d=\frac{1}{\sqrt{2}}$.              B. $d=1$.           C. $d=\sqrt{2}$.           D. $d=\sqrt{5}$.

Câu 40. Cho hình chóp $S.ABCD$ có $SA\bot \left( ABCD \right)$, $ABCD$ là hình chữ nhật. $SA=AD=2a$. Góc giữa $\left( SBC \right)$ và mặt đáy $\left( ABCD \right)$ là $60{}^\circ $. Gọi $G$ là trọng tâm tam giác $SBC$. Tính thể tích khối chóp $S.AGD$ là

A. $\frac{32{{a}^{3}}\sqrt{3}}{27}$.              B. $\frac{8{{a}^{3}}\sqrt{3}}{27}$.        C. $\frac{4{{a}^{3}}\sqrt{3}}{9}$.         D. $\frac{16{{a}^{3}}}{9\sqrt{3}}$.

Câu 41. Biết rằng phương trình $\sqrt{2-x}+\sqrt{2+x}-\sqrt{4-{{x}^{2}}}=m$ có nghiệm khi $m$ thuộc $\left[ a;b \right]$ với $a$, $b$$\in \mathbb{R}$. Khi đó giá trị của $T=\left( a+2 \right)\sqrt{2}+b$ là ?

A. $T=3\sqrt{2}+2$.      B. $T=6$.                     C. $T=8$.                     D. $T=0$.

Câu 42. Trong không gian $Oxyz$, cho ba điểm $A\left( -2;3;1 \right)$, $B\left( 2;1;0 \right)$, $C\left( -3;-1;1 \right)$. Tìm tất cả các điểm $D$ sao cho $ABCD$ là hình thang có đáy $AD$ và ${{S}_{ABCD}}=3{{S}_{ABC}}$.

A. $D\left( 8;7;-1 \right)$.                                         B. $\left[ \begin{array}{l}
D\left( { - 8; - 7;1} \right)\\
D\left( {12;1; - 3} \right)
\end{array} \right.$.            

C. $\left[ \begin{array}{l}
D\left( {8;7; - 1} \right)\\
D\left( { - 12; - 1;3} \right)
\end{array} \right.$                                   D. $D\left( -12;-1;3 \right)$.

Câu 43. Trong không gian $Oxyz$, cho ba điểm $A\left( 0;0;-1 \right)$, $B\left( -1;1;0 \right)$, $C\left( 1;0;1 \right)$. Tìm điểm $M$ sao cho $3M{{A}^{2}}+2M{{B}^{2}}-M{{C}^{2}}$ đạt giá trị nhỏ nhất.

A. $M\left( \frac{3}{4};\frac{1}{2};-1 \right)$.                          B. $M\left( -\frac{3}{4};\frac{1}{2};2 \right)$.          

C. $M\left( -\frac{3}{4};\frac{3}{2};-1 \right)$.                         D. $M\left( -\frac{3}{4};\frac{1}{2};-1 \right)$.

Câu 44. Cho hình trụ có đáy là hai đường tròn tâm $O$ và ${O}'$, bán kính đáy bằng chiều cao và bằng $2a$. Trên đường tròn đáy có tâm $O$ lấy điểm $A$, trên đường tròn tâm ${O}'$ lấy điểm $B$. Đặt $\alpha $ là góc giữa $AB$ và đáy. Biết rằng thể tích khối tứ diện $O{O}'AB$ đạt giá trị lớn nhất. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. $\tan \alpha =\sqrt{2}$.          B. $\tan \alpha =\frac{1}{\sqrt{2}}$              C. $\tan \alpha =\frac{1}{2}$.            D. $\tan \alpha =1$.

Câu 45: Biết rằng phương trình $\sqrt{2-x}+\sqrt{2+x}-\sqrt{4-{{x}^{2}}}=m$ có nghiệm khi $m$ thuộc $\left[ a;b \right]$ với $a$, $b$$\in \mathbb{R}$. Khi đó giá trị của $T=\left( a+2 \right)\sqrt{2}+b$ là ?

A. $T=3\sqrt{2}+2$.               B. $T=6$.             C. $T=8$.            D. $T=0$.

Câu 46: Trong không gian $Oxyz$, cho ba điểm $A\left( -2;3;1 \right)$, $B\left( 2;1;0 \right)$, $C\left( -3;-1;1 \right)$. Tìm tất cả các điểm $D$ sao cho $ABCD$ là hình thang có đáy $AD$ và ${{S}_{ABCD}}=3{{S}_{ABC}}$.

A. $D\left( 8;7;-1 \right)$.                                       B. $\left[ \begin{array}{l}
D\left( { - 8; - 7;1} \right)\\ 
D\left( {12;1; - 3} \right)
\end{array} \right.$            

C. $\left[ \begin{array}{l}
D\left( {8;7; - 1} \right)\\
D\left( { - 12; - 1;3} \right)
\end{array} \right.$                                D. $D\left( -12;-1;3 \right)$.

Câu 47: Trong không gian $Oxyz$, cho ba điểm $A\left( 0;0;-1 \right)$, $B\left( -1;1;0 \right)$, $C\left( 1;0;1 \right)$. Tìm điểm $M$ sao cho $3M{{A}^{2}}+2M{{B}^{2}}-M{{C}^{2}}$ đạt giá trị nhỏ nhất.

A. $M\left( \frac{3}{4};\frac{1}{2};-1 \right)$       B. $M\left( -\frac{3}{4};\frac{1}{2};2 \right)$.          C. $M\left( -\frac{3}{4};\frac{3}{2};-1 \right)$.       D. $M\left( -\frac{3}{4};\frac{1}{2};-1 \right)$.

Câu 48. Cho hàm số $y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}+2$. Diện tích $S$ của tam giác có ba đỉnh là ba điểm cực trị của đồ thị hàm số đã cho có giá trị là

A. $S=3$.              B. $S=\frac{1}{2}$.             C. $S=1$.             D. $S=2$.

Câu 49. Trên đồ thị hàm số $y=\frac{2x-5}{3x-1}$ có bao nhiêu điểm có tọa độ là các số nguyên?

A. $4$.                            B. Vô số.                       C. $2$.                          D. $0$.

Câu 50: Trong không gian $Oxyz$, cho điểm $A\left( 1;-6;1 \right)$ và mặt phẳng $\left( P \right):x+y+7=0$. Điểm $B$ thay đổi thuộc $Oz$; điểm $C$ thay đổi thuộc mặt phẳng $\left( P \right)$. Biết rằng tam giác $ABC$ có chu vi nhỏ nhất. Tọa độ điểm $B$ là.

A. $B\left( 0;\,0;\,1 \right)$.           B. $B\left( 0;\,0;\,-2 \right)$.             C. $B\left( 0;\,0;\,-1 \right)$.           D. $B\left( 0;\,0;\,2 \right)$.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản