Đáp án - đề 17

 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

Cho đa thức $f(x)={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+(1-m)x+m$.

 

1) Khi $m=2$, hãy phân tích đa thức$f(x)$ thành nhân tử.

 

$f\left( x \right)={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-x+2$

0,25

$f(x)=(x-1)(x+1)(x-2)$.

0,25

2) Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để phương trình $f(x)=0$ có ba nghiệm phân biệt ${{x}_{1}},{{x}_{2}},{{x}_{3}}$ thỏa mãn $x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{3}^{2}<4$.

 

Phân tích phương trình $(x - 1)({x^2} - x - m) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
{x^2} - x - m = 0\quad (*)
\end{array} \right.$

0,25

Phương trình $f(x)=0$ có 3 nghiệm phân biệt

$\Leftrightarrow $ Phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt khác 1.

0,25

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne 0\\
\Delta  = 1 + 4m > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne 0\\
m >  - \frac{1}{4}
\end{array} \right.$

0,25

Lúc đó: ${{x}_{1}}=1,\,\,{{x}_{2}}+{{x}_{3}}=1;\,\,{{x}_{2}}{{x}_{3}}=-m$

0,25

Điều kiện: $x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{3}^{2}<4\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{2}}+{{x}_{3}} \right)}^{2}}-2{{x}_{2}}{{x}_{3}}<3\Leftrightarrow m<1$.

0,25

Vậy $-\dfrac{1}{4}<m<1,m\ne 0$.

0,25

Câu 2

(2,0 điểm)

1) Giải phương trình: $\dfrac{15}{{{x}^{2}}-6x+4}=\dfrac{{{(x-1)}^{2}}+15x+3}{x({{x}^{2}}-2x+4)}$.

 

Điều kiện: $x\ne 0;x\ne 3+\sqrt{5};x\ne 3-\sqrt{5}\,\,\left( * \right)$.

Phương trình biến đổi thành: $\dfrac{1}{{{x}^{2}}-6x+4}-\dfrac{1}{{{x}^{2}}-2x+4}=\dfrac{1}{15x}$

 

0,25

 

$\Leftrightarrow \dfrac{1}{x+\dfrac{4}{x}-6}-\dfrac{1}{x+\dfrac{4}{x}-2}=\dfrac{1}{15}\quad (1)$.

0,25

Đặt $x+\dfrac{4}{x}=t$ $\left( t\ne 2;t\ne 6 \right)$.

PT (1) trở thành: $\frac{1}{{t - 6}} - \frac{1}{{t - 2}} = \frac{1}{{15}} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t =  - 4\\
t = 12
\end{array} \right.$

0,25

Với $t=-4$ ta có $x+\dfrac{4}{x}=-4\Leftrightarrow x=-2$ thỏa mãn (*).

Với $t=12$ ta có $x + \frac{4}{x} = 12 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 6 + 4\sqrt 2 \\
x = 6 - 4\sqrt 2 
\end{array} \right.$
thỏa mãn (*).

0,25

2) Giải hệ phương trình: $\left\{ \begin{array}{l}
(2x - y)({x^2} + {y^2}) + 2{x^2} + 6x = xy + 3y & (1)\\
\sqrt {3({x^2} + y) + 7}  + \sqrt {5{x^2} + 5y + 14}  = 4 - 2x - {x^2} & (2)
\end{array} \right.$

 

Phương trình (1): $(2x-y)({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+x+3)=0$ $\Leftrightarrow 2x=y$.

0,25

Thế vào (2): $\sqrt{3{{x}^{2}}+6x+7}+\sqrt{5{{x}^{2}}+10x+14}=4-2x-{{x}^{2}}\quad \left( * \right)$.

Đánh giá vế trái của (*): $\sqrt{3{{(x+1)}^{2}}+4}+\sqrt{5{{(x+1)}^{2}}+9}\ge 5$.

0,25

Và đánh giá vế phải của (*): $4-2x-{{x}^{2}}=5-{{(x+1)}^{2}}\le 5$.

Dấu bằng xảy ra khi $x=-1$.

0,25

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm $(x;y)=(-1;-2)$.

0,25

Câu 3

(2,0 điểm)

1)

Giả sử con rắn có n cái đầu (n là số nguyên dương).

Nếu dùng thanh kiếm 1 hoặc thanh kiếm 2 thì số đầu rắn sau khi bị chặt là $n-21$ hoặc $n+2009$. Tức là giảm hoặc tăng một đại lượng là bội số của 7.

0,50

Mà 100 chia 7 dư 2 nên hoàng tử không thể cứu công chúa.

0,50

2) Tìm các số nguyên $x,y,z$ thỏa mãn đồng thời:

 ${{x}^{2}}+4{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2xz+4(x+z)=396$ và ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}=3z$.

 

Từ điều kiện ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}=3z$ suy ra ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}$ chia hết cho 3 hay $x,y$ đều chia hết cho 3.

${{x}^{2}}+4{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2xz+4(x+z)=396$$\Leftrightarrow {{(x+z+2)}^{2}}=4(100-{{y}^{2}})$.

0,25

Suy ra: $100-{{y}^{2}}$ là số chính phương và ${{y}^{2}}\le 100$. Mặt khác $y\vdots 3$ nên ${{y}^{2}}\in \left\{ 0;36 \right\}$$\Rightarrow y\in \left\{ 0;6;-6 \right\}$.

0,25

Xét $y=0$: $\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} = 3z\\
{\left( {x + z + 2} \right)^2} = 400
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
z = \frac{{{x^2}}}{3}\\
x + z + 2 = 20
\end{array} \right. \cup \left\{ \begin{array}{l}
z = \frac{{{x^2}}}{3}\\
x + z + 2 =  - 20
\end{array} \right.$

Tìm được $x=6,z=12$ hoặc $x=-9,z=27$.

0,25

Xét $y=6$ hoặc $y=-6$:$\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + 36 = 3z\\
{\left( {x + z + 2} \right)^2} = 256
\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
z = \frac{{{x^2}}}{3} + 12\\
x + z + 2 = 16
\end{array} \right. \vee \left\{ \begin{array}{l}
z = \frac{{{x^2}}}{3} + 12\\
x + z + 2 =  - 16
\end{array} \right.$

Giải ra $x,z\notin \mathbb{Z}$. Vậy $\left( x;y;z \right)$ là $\left( 6;0;12 \right)$ hoặc $\left( -9;0;27 \right)$.

0,25

Câu 4

(1,0 điểm)

1) Cho các số thực $x,y$ không âm, chứng minh rằng ${{x}^{3}}+{{y}^{3}}\ge {{x}^{2}}y+x{{y}^{2}}$.

 

Bất đẳng thức: ${{x}^{3}}+{{y}^{3}}\ge {{x}^{2}}y+x{{y}^{2}}$

$\Leftrightarrow {{x}^{2}}(x-y)-{{y}^{2}}(x-y)\ge 0$

$\Leftrightarrow {{(x-y)}^{2}}(x+y)\ge 0$, đúng $\forall x,y\ge 0$.

0,25

2) Cho các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $abc=1$. Chứng minh rằng:

$\dfrac{ab}{{{a}^{5}}+{{b}^{5}}+ab}+\dfrac{bc}{{{b}^{5}}+{{c}^{5}}+bc}+\dfrac{ca}{{{c}^{5}}+{{a}^{5}}+ca}\le 1$.

 

Chứng minh ${{a}^{5}}+{{b}^{5}}\ge {{a}^{2}}{{b}^{3}}+{{a}^{3}}{{b}^{2}}$ $\Leftrightarrow {{a}^{3}}({{a}^{2}}-{{b}^{2}})-{{b}^{3}}({{a}^{2}}-{{b}^{2}})\ge 0$

$\Leftrightarrow {{(a-b)}^{2}}(a+b)({{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}})\ge 0,\quad \forall a,b>0\quad (*)$

0,25

Áp dụng (*): ${{a}^{5}}+{{b}^{5}}\ge {{a}^{2}}{{b}^{2}}(a+b)\Rightarrow {{a}^{5}}+{{b}^{5}}+ab\ge ab.\dfrac{a+b+c}{c}$

$\Rightarrow \dfrac{ab}{{{a}^{5}}+{{b}^{5}}+ab}\le \dfrac{c}{a+b+c}\quad (1)$

0,25

Tương tự $\dfrac{bc}{{{b}^{5}}+{{c}^{5}}+bc}\le \dfrac{a}{a+b+c}\quad (2)$ ; $\dfrac{ca}{{{c}^{5}}+{{a}^{5}}+ca}\le \dfrac{b}{a+b+c}\quad (3)$

Cộng (1), (2), (3) ta được bất đẳng thức cần chứng minh.

Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c$.

0,25

Câu 5

(3,0 điểm)

1)

a) Góc $\angle HDC=\angle AEB={{90}^{0}}$ nên tứ giác DHEC nội tiếp đường tròn đường kính HC.

0,25

Tâm O là trung điểm của HC.

0,25

b) Xét $\vartriangle NIC$ và $\vartriangle NED$ ta có:

$\angle END=\angle INC$(đối đỉnh); $\angle DEN=\angle CIN$ (cùng chắn cung $\overset\frown{CD}$)

Suy ra: $\vartriangle NIC$$\backsim $$\vartriangle NED$.

0,25

$\Rightarrow \dfrac{NI}{NC}=\dfrac{NE}{ND}\Rightarrow NI.ND=NC.NE$.

0,25

c) $\angle DIC=\angle DHC$ (cùng chắn cung $\overset\frown{CD}$) (1)

$\angle DHC=\angle ABC$ (cùng phụ góc $\angle BCF$) (2)

0,25

Lại có: $\angle BFC=\angle BEC={{90}^{0}}$ nên tứ giác BFEC nội tiếp, suy ra $\angle ABC=\angle AEF$ (3)

0,25

Mà $\angle AEF=\angle MEC$(đối đỉnh), từ đó $\angle MEC=\angle DIC$và được tứ giác MENI nội tiếp, suy ra $\angle EMN=\angle EIN$ (4)

0,25

$\angle ACB=\angle EIN$ (cùng chắn cung $\overset\frown{DE}$) (5).

$\angle ACB=\angle AFE$ (tứ giác BFEC nội tiếp) (6).

Suy ra $\angle AFE=\angle EMN$ $\Rightarrow AB//MN$. Mà $AB\bot CH$ nên $MN\bot CH$.

0,25

2)

Các diện tích ${{S}_{\Delta ABC}}={{S}_{\Delta ABE}}$ nên CE cách đều AB hay AB // CE.

Tương tự các đường chéo còn lại cũng song song với các cạnh tương ứng.

0,25

Gọi P là giao điểm của BDCE và đặt diện tích ${{S}_{\Delta BCP}}=x>0$

Do tứ giác ABPE là hình bình hành nên ${{S}_{\Delta BPE}}={{S}_{\Delta ABE}}=1$.

0,25

Lại có:

$\dfrac{{{S}_{\Delta BCP}}}{{{S}_{\Delta PCD}}}=\dfrac{BP}{PD}=\dfrac{{{S}_{\Delta BEP}}}{{{S}_{\Delta PED}}}$, tức là: $\dfrac{x}{1-x}=\dfrac{1}{x}\Rightarrow x=\dfrac{1}{2}\left( \sqrt{5}-1 \right)$.

0,25

Diện tích ngũ giác: ${{S}_{\Delta ABCDE}}={{S}_{\Delta ABE}}+{{S}_{\Delta BPE}}+{{S}_{\Delta CDE}}+{{S}_{\Delta BCP}}=3+x$.

Vậy: ${{S}_{\Delta ABCDE}}=\dfrac{1}{2}\left( \sqrt{5}+5 \right)$.

0,25.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản